Nông dân được trap trao tem truy xuất nguồn gốc nông sản
Góp phần triển khai thanh công Đề án “ Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn” giai đoạn 2016-2020, thơi gian qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh Ninh Bình không nhưng hỗ trơ nông dân về vốn, khoa hoc ky thuât, xây dưng cac mô hình sản xuất an toan… ma con hỗ trơ nông dân xây dưng thương hiêu tâp thể, đăc biêt la xây dưng cac tem truy xuất nguồn gốc cua nông san.
Xây dựng thương hiệu cho nông dân
Năm 2019, Hội ND tỉnh đã phối hợp trung tâm Viễn thông Ninh Bình (VNPT) hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn gia đình ông Tống Viết Vinh, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô đăng ký tem nhãn cung cấp thông tin về sản phẩm, nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm, sau quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, cam kết về tuân thủ quy trình sản xuất theo VietGAP, hộ ông Tống Viết Lư đã được Hội ND tỉnh trao mã tem điện tử truy xuất nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm. Từ khi đăng ký tem nhãn cung cấp thông tin, nguồn gốc về sản phẩm các sản phẩm rau, củ, quả của gia đình ông đã được các cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn toàn tỉnh nhập về bán với số lượng lớn, được người dân tin dùng, lựa chọn, số lượng tiêu thụ ngày càng tăng lên.
Ông Đinh Hồng Thái – Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình (thứ 3 bên trái) trao và hướng dẫn tem truy xuất nguồn gốc nông sản cho HTX xã sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (Yên Khánh). Ảnh: P.V
Hay vừa qua, Hội ND tỉnh Ninh Bình cũng trao hơn 60.000 chiếc tem truy xuất nguồn gốc nông sản cho hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh. Đây là một loại tem điện tử có chứa mã xác thực dưới dạng mã QR code và được doanh nghiệp, người sản xuất dán lên trên những sản phẩm do mình sản xuất và cung cấp. Trên bề mặt tem chứa những thông tin được mã hóa, khi sử dụng phần mềm hoặc ứng dụng quét mã QR, mọi thông tin về sản phẩm như: Nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như lưu ý khi sử dụng sản phẩm hoặc thông tin liên quan đến sản phẩm sẽ hiện ra. Nhờ đó mà người tiêu dùng có thể nắm rõ được những thông tin cần thiết về sản phẩm trước khi chọn mua. Khi sử dụng tem này, bà con nông dân của hợp tác xã có thể bảo vệ và phát triển, nâng cao tính cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm rau quả an toàn của mình; tạo được niềm tin đến khách hàng nhiều hơn; chia sẻ được dữ liệu thời gian cho các đối tác thu mua, giúp họ yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm…
Tăng sức cạnh tranh, uy tín cho nông sản
Video đang HOT
Ngay từ khi có đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn”. Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND 100% các cấp tổ chức sinh hoạt tuyên truyền đã có 123.273 hội viên tham dự và vận động 124.583 hội viên tham gia ký cam kết nói không với thực phẩm bẩn. Bên cạnh đó, tổ chức 48 buổi tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho 4.300 cán bộ, hội viên nông dân.
Hiện nay, toàn tỉnh có hàng chục sản phẩm nông sản tiêu biểu của các gia đình, trang trại, hợp tác xã trong tỉnh được hỗ trợ xây dựng và đã gắn tem. Năm 2019, Hội ND tỉnh đã hỗ trợ trên 130.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các hộ sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các sản phẩm đều có chứng nhận chất lượng đã qua kiểm định. Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh còn tiếp tục phát triển và duy trì 465 mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn. Trong đó, 42 mô hình cấp tỉnh, 67 mô hình cấp thành phố, 397 mô hình cấp cơ sở. Hội còn vận động thành lập 28 hợp tác xã và 110 tổ hợp tác chuyên ngành sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn.
Đồng chí Hoàng Ngọc Chinh – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho biết: “Việc xây dựng tem nhãn mác sẽ góp phần đưa nông sản của nông dân vào các hệ thống cửa hàng sạch, siêu thị. Qua đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh đồng thời là hàng rào bảo vệ uy tín sản phẩm cho hội viên trước nạn hàng giả, hàng nhái. Thời gian tới, Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, hỗ trợ chỉ dẫn địa lý và cấp tem truy xuất nguồn gốc tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của hội viên nông dân. Góp phần thực hiện thành công đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn”.
Theo Danviet
Thả cá ruộng lúa, ít phải chăm cá lại lớn nhanh, ra xem không chán
Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) còn tận dụng diện tích mặt nước để nuôi cá và bờ bao trồng hoa màu.
Mô hình sản xuất kết hợp nuôi cá trong ruộng lúa này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đang được người dân quan tâm nhân rộng.
Ông Bui Văn Long, ở ấp 4, Thi trân Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) được xem là người tiên phong thực hiện mô hình nuôi cá ruộng lúa.
Ông Long cho biết: "Những năm trước đây tôi chỉ trồng chuyên canh cây lúa nên cuộc sống gia đình thường gặp khó khăn. Sau nhiều năm lao động vất vả kết quả cũng không mấy khả quan nên tôi luôn trăn trở là phải làm thế nào cho có thêm thu nhập ổn định ngoài cây lúa".
Nước rút, cá từ ruộng lúa bơi xuống mương nước sâu rất dễ quan sát. Người dân ấp 4, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đang chăm sóc cá nuôi ruộng lúa.
Ông Long nhận thấy mô hình lúa - cá kết hợp, tức nuôi cá trong ruộng lúa cho hiệu quả kinh tế cao nên bắt tay vào thực hiện. Năm đầu tiên với 1ha đất lúa của gia đình, sau khi đào mương cao ráo, sạ lúa xong ông Long thả 20 kg cá rô phi và 10 kg cá trê giống vơi 5kg ca chep.
Bên cạnh đó, ông Long còn tận dụng cá ròng ròng kéo ở kinh, rạch về thả nuôi thêm. Thật bất ngờ, mô hình cá - lúa kết hợp mang lại cho ông hiệu quả ngay vụ nuôi đầu tiên.
Ông Long phấn khởi cho biết: "Lúc đó là năm 2016, sau khi gặt lúa xong, gia đình tôi tiến hành thu hoạch được hơn 200 kg cá đồng, bán được gần 10 triệu đồng, cộng với hơn 25 triệu đồng tiền lúa nữa nên năm đó coi như trúng mùa. Thấy thả cá nuôi ruộng lúa hiệu quả nên tôi thực hiện liên tục từ năm đó cho đến nay".
Năm nay ngoài trồng lúa, được nha nươc hô trơ ca trê vang giông giup ông Bùi Văn Long giam đươc môt phân kinh phi con giông ca nuôi. Ông Long còn đươc tận dụng đất trống bờ ruộng để trồng hoa màu. Toàn bộ diện tích bờ ruộng của 1ha đất lúa đều được ông Long luân canh trồng các loại hoa màu như: khổ qua, bầu, bí, khom...
Từ mô hình này, mỗi năm mang về cho gia đình ông Long hơn 70 triệu đồng. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình ông ngày càng được cải thiện, đến nay đã dần đi vào ổn định, vươn lên khá giàu.
Thấy mô hình của ông Long cho hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân trong đia ban cũng tham quan làm theo. ến nay, trong ấp 4, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ có hơn 20 hộ thực hiện mô hình nuôi cá trong ruộng lúa.
Người dân thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nhận cá giống ngành chức năng hỗ trợ để mang về thả nuôi trong ruộng lúa.
Một số hộ còn sáng tạo trồng thêm các loại cây trồng khác trên cùng diện tích để tăng thêm thu nhập. Theo những người tham gia thực hiện mô hình nuôi cá ruộng lúa, chi phí đầu tư ban đầu ít, chỉ cần tốn khoảng 3-4 triệu đồng tiền mua giống rau màu và cá giống là có thể thực hiện được.
Khi thực hiện mô hình nuôi cá đồng trong ruộng lúa, không chỉ giúp tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà các đối tượng còn hỗ trợ nhau để tăng năng suất.
Anh Phan Văn Hoc, một nông dân âp 11, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) từng được tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật do Tran Khuyên nông tô chức, phấn khởi chia sẻ: "Mô hình cá-lúa hỗ trợ nhau khá tốt. Cá do sống trong ruộng lúa, ăn sâu bọ trong ruộng lúa nên rất mau lớn. Còn lúa nhờ cá cũng ít sâu bệnh hơn trước rất nhiều....".
Theo anh Học, bên cạnh đó, việc trồng màu trên bờ ruộng đến khi các cây rau màu ra hoa sẽ dụ thiên địch đến tiêu diệt sâu bọ trên ruộng lúa. Nếu ai trồng bông súng thì càng tốt vì cải tạo được nguồn nước và môi trường tự nhiên cho cá phát triển. Nhờ có sự hỗ trợ qua lại này mà các diện tích cây trồng, vật nuôi trên đồng ruộng đều cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo Danviet
Đất Cà Mau cứ nói nhiễm mặn, nhưng trồng dưa lưới trái to thế này Hơn 1.600 gốc dưa lưới vụ đầu tiên trồng tại tỉnh Cà Mau mới vừa thu hoạch của một chủ vườn trên địa bàn phường Tân Thành (TP. Cà Mau) là minh chứng khẳng định thêm đất Cà Mau không phụ lòng người, nếu có quyết tâm và mạnh dạn áp dụng đúng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất....