Nông dân Đồng Tháp lao đao vì giá khoai lang giảm sâu
Thời điểm hiện tại, nông dân trồng khoai lang tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đang lao đao bởi giá khoai giảm sâu.
Nông dân lo lắng vì giá khoai lang liên tục giảm. Ảnh: Mỹ Lý
Hiện toàn huyện Châu Thành có khoảng 1.500ha trồng khoai lang các loại tập trung ở các xã: Phú Long, Tân Phú, Hòa Tân. Vụ hè thu này, nông dân trồng khoai lang trên địa bàn huyện thất thu khá lớn do giá giảm mạnh.
Nhiều nông dân cho hay, khoảng 2 tháng trước, giá khoai lang tím Nhật luôn giữ mức cao, có lúc lên tới 850.000 đồng/tạ; khoai lang sữa, khoai bí đường 200.000 đồng/tạ; khoai trắng 400.000 đồng/tạ. Với mức giá này, nông dân trồng khoai lãi hơn 10 triệu đồng/công, cao hơn so với trồng lúa. Nhưng trong khoảng 1 tháng nay, giá khoai lang tím Nhật chỉ còn 580.000 – 600.000 đồng/tạ; các loại khoai khác có lúc chỉ còn 120.000 – 240.000 đồng/tạ, khiến nông dân có nguy cơ đối diện với cảnh thua lỗ. Riêng khoai lang tím Nhật tuy giá giảm nhưng thương lái vẫn còn thu gom hàng phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Video đang HOT
Anh Trần Quốc Thiện ngụ ấp Tân Hòa, xã Tân Phú cho biết: “Năm ngoái, thấy giá khoai lang tím Nhật giảm sâu, gia đình tôi chuyển qua trồng khoai lang sữa. Tuy nhiên, giá khoai sữa cứ lên xuống “như con nước”. Tôi cứ hy vọng giá xuống thấp thì cũng còn mức 200.000 – 300.000 đồng/tạ (tạ 60kg), nhưng hiện chỉ còn 120.000 đồng/tạ, vụ này tôi lỗ khoảng 7 triệu đồng/công”.
Tương tự, ông Lê Văn Bé ngụ ấp Hòa Trung, xã Hòa Tân cho biết: “Trừ khoai tím Nhật giá bán còn ở mức khá nông dân đỡ lo chứ người trồng các loại khoai khác đang “mệt mỏi” với những ruộng khoai đã thu hoạch nhưng giá giảm mạnh. Hiện tại, một số ruộng khoai đủ ngày tháng thu hoạch được người trồng chọn cách neo lại chờ giá. Cách này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì đang mùa thu hoạch tập trung, càng neo có thể càng lỗ nặng”.
Ngoài giá cả xuống thấp, thời tiết mưa bão thất thường những ngày qua cũng khiến nhiều ruộng khoai bị ảnh hưởng. Ông Đặng Văn Phúc ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Tân cho biết: “Do ảnh hưởng thời tiết bất lợi, nên năng suất vụ khoai này chỉ đạt 20 – 25 tạ/công, giảm 10 – 20% so năm trước”.
Theo Hoài Minh (Báo Đồng Tháp)
Làm gì để Nam Trung Bộ trở thành thủ phủ thịt cừu, đà điểu
Ngành chăn nuôi khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu. Thường xuyên hứng chịu thiên tai, dẫn đến thiếu thức ăn vào mùa khô hạn và mưa lũ kéo dài, vật nuôi bị lũ cuốn trôi,...
Ngày 28.7, tại Phú Yên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khuyến nông@Nông nghiệp "Phát triển chăn nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu". Diễn đàn thu hút trên 500 chuyên gia và nông dân 7 tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.
Diễn đàn Khuyến nông@Nông nghiệp "Phát triển chăn nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu".
Theo Cục Chăn nuôi, khu vực Nam Trung bộ đang phát triển chủng loại vật nuôi khá đa dạng. Với sản lượng thịt bò năm 2016 đạt 81.400 tấn, chiếm 26,4% sản lượng thịt bò cả nước. Sản lượng thịt cừu đạt 1.500 tấn, chiếm 96,1% cả nước. Sản lượng thịt gia cầm đạt 55.100 tấn, chiếm 5,7% cả nước. Riêng thịt đà điểu đạt 1.470 tấn, chiếm 83,3% cả nước...
Hiện tại, mỗi tỉnh đều có các chính sách, chiến lược phát triển chăn nuôi phù hợp địa bàn, với mô hình trang trại ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu. Thường xuyên hứng chịu thiên tai, dẫn đến thiếu thức ăn vào mùa khô hạn và mưa lũ kéo dài, vật nuôi bị lũ cuốn trôi,...
Đàn cừu của trang trại Thành Loan (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận). Ảnh: M.K.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gây nhiều tổn thất trong chăn nuôi. Thị trường đầu ra thiếu ổn định, sản phẩm hộ chăn nuôi làm ra khó tiêu thụ do xuống giá như thịt heo, trứng gia cầm trong đầu năm 2017. Việc đầu tư khoa học, liên kết chuỗi trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và khả năng cạnh tranh còn yếu.
Nông dân và chuyên gia dự diễn đàn thăm Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi từ phế phẩm nông nghiệp tại huyện Sơn Hòa, Phú Yên.
Diễn đàn đã cùng nhau chia sẻ, tìm cách giải quyết nhiều khúc mắc, bất cập cụ thể trong quá trình chăn nuôi. Nông dân đã cùng nhà chức trách bàn việc điều chỉnh liên kết vùng để phát triển chăn nuôi theo từng đối tượng, có lợi thế cạnh tranh. Nhân rộng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Xây dựng môi liên kết giữa nhà nông với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào chăn nuôi và chế biến, tiêu thụ. Bên cạnh đó là các giải pháp về cơ chế chính sách đặc trưng để hỗ trợ chăn chăn nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng Nam Trung bộ.
Theo Danviet
Bộ trưởng, Thống đốc sẽ làm việc về tâm thư của chủ trại lợn 12 tỷ Trước những vướng mắc của nông dân không vay được vốn ngân hàng dẫn tới phải vay tín dụng đen và gửi tâm thư, chuyên gia tài chính ngân hàng Bùi Kiến Thành cho rằng: Nông dân phải tìm cách tiếp cận ngân hàng, nếu khó khăn thì phải hợp nhau lại thành hợp tác xã (HTX) và phải chứng minh hiệu quả...