Nông dân ‘bỏ lúa’ hàng ngàn hecta vì giá phân bón, vật tư quá cao
Ngày 8-7, tại An Giang, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu 2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông, vụ mùa năm 2022 tại Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long”.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn biểu dương tinh thần của các địa phương đã tích cực vận động người dân giảm phân, thuốc trong lúc bão giá – Ảnh: BỬU ĐẤU
Vụ hè thu 2022, tổng diện tích xuống giống toàn vùng Nam Bộ là trên 1,5 triệu hecta, giảm 20.000 ha so với vụ hè thu 2021; năng suất ước đạt 5,7 tấn/ha, tăng 0,06 tấn/ha; sản lượng ước đạt 9 triệu tấn, giảm 13.000 tấn so với vụ hè thu 2021.
Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống trên 1,49 triệu ha, giảm 16.000ha; năng suất ước đạt 5,7 tấn/ha. Còn vùng Đông Nam Bộ xuống giống 82.000ha, giảm 3.600ha; năng suất ước đạt 5,6 tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ha; sản lượng đạt 465.000 tấn.
Vụ thu đông 2022, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 700.000ha, giảm 3.500ha; năng suất 5,7 tấn/ha, tăng 0,05 tấn/ha; sản lượng 4,0 triệu tấn, tăng 17.000 tấn so với thu đông 2021.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đỉnh lũ chính vụ năm 2022 có khả năng xuất hiện vào giữa tháng 10, mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu dao động ở mức 3,5 – 3,7m (xấp xỉ và trên mức báo động 1 từ 0,1 – 0,2m, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm khoảng 0,2 – 0,4m, cao hơn cùng kỳ năm 2021 khoảng 0,7 – 0,9m), mực nước đỉnh lũ tại Châu Đốc dao động ở mức 3 – 3,2m (xấp xỉ và trên mức báo động 1 từ 0,1 – 0,2m, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,3 – 0,5m, cao hơn cùng kỳ năm 2021 khoảng 0,4 – 0,6m). Nhìn chung, đỉnh lũ năm 2022 ở mức xấp xỉ và cao hơn mức báo động 1, thấp hơn trung bình nhiều năm, nhưng cao hơn năm 2021.
Toàn cảnh hội nghị sơ kết lúa hè thu và triển khai kế hoạch thu đông năm 2022 – Ảnh: BỬU ĐẤU
Bà Hồ Thị Ngọc Lan – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An – cho biết đến thời điểm này Long An có hàng ngàn hecta giảm trong vụ hè thu là do người dân bỏ lúa. Vì giá vật tư nông nghiệp tăng cao do ảnh hưởng của “bão giá”, đặc biệt là phân bón vật tư nông nghiệp nên nông dân Long An đã giảm diện tích trồng lúa hơn 4.000ha.
“Mặc dù chúng tôi đạt kế hoạch hè thu 2022 nhưng so với cùng kỳ 2021 thì diện tích lúa tại Long An giảm. Nguyên nhân chính do người dân trồng lúa không có lợi nhuận (nhất là người trồng lúa thuê) đã trả đất cho chủ ruộng. Tôi kiến nghị bộ và các tỉnh thành phải bắt tay xử lý nghiêm tình trạng phân bón giả lộng hành gần đây gây bức xúc dư luận”, bà Lan nói.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định giá phân bón hiện nay rất cao đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bà con nông dân đã giảm được phân bón, thuốc rất nhiều để giảm chi phí sản xuất rất lớn nên ít sâu bệnh, ít phun thuốc hơn.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh phát biểu tại buổi họp – Ảnh: BỬU ĐẤU
“Nhờ giảm chi phí kịp thời mà nông dân trong vụ này chắc chắn có chi phí rất thấp hơn so với các năm trước. Do đó, các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sử dụng phân, thuốc để tiết kiệm sản xuất hiệu quả hơn.
Theo các ngành, năm 2022 nay lũ sẽ không lớn, chỉ cao hơn báo động 1 mà thôi. Tức là dao động chừng 3,7m tại Tân Châu. Tuy nhiên chúng ta không được chủ quan, nhất là các địa phương ven biển: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu…”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhận định.
Miền Trung: Hàng nghìn ha canh tác nông nghiệp có thể thiếu nước do nắng nóng
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu và vụ Mùa 2022 trên cả nước cơ bản đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, khu vực miền Trung vẫn có khả năng xảy ra thiếu nước phải triển khai các giải pháp ứng phó với hạn.
Nông dân huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên tranh thủ lấy nước từ kênh hệ thống thủy nông Đồng Cam làm đất cấy lúa vụ Hè Thu. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Vụ Hè Thu và vụ Mùa 2022, khu vực Bắc Trung Bộ cơ bản các hồ đáp ứng được nhu cầu cấp nước. Tuy nhiên, thời điểm cao điểm mùa khô, nếu nắng nóng kéo dài một số vùng có khả năng xảy ra thiếu nước phải triển khai các giải pháp ứng phó với hạn cho 4.700-9.700 ha canh tác. Trong số đó Thanh Hóa có nguy cơ thiếu nước từ 1.500-3.000 ha, Nghệ An từ 2.000-4.500 ha, Hà Tĩnh 500 ha; Quảng Bình từ 100-600 ha; Quảng Trị từ 500-1.000 ha; Thừa Thiên Huế 100 ha. Các diện tích này cần tăng cường các giải pháp thủy lợi để bảo đảm cấp nước, như: bơm dã chiến, đắp đập tạm, tưới tiết kiệm nước...
Khu vực Nam Trung Bộ có tổng diện tích cây hàng năm dự kiến gieo trồng toàn vùng là khoảng 343.000 ha lúa và cây hàng năm khác. Nhận định chung nguồn nước đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu 2022, tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cần điều chỉnh sản xuất khoảng 1.600 ha tại một số công trình vừa, nhỏ hiện tại dung tích trữ thấp, nhằm ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp.
Ngoài ra, trong vụ Hè Thu dự báo nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước khoảng 400-700 ha tại một số hệ thống đập dâng thuộc tỉnh Phú Yên và hồ chứa nhỏ thuộc tỉnh Bình Thuận.
Vụ Mùa 2022 ở khu vực Tây Nguyên dự kiến gieo trồng toàn vùng là khoảng 384.400 ha lúa và cây hàng năm khác. Nguồn nước dự kiến đảm bảo sản xuất vụ Mùa, trừ một số khu vực vùng ngoài hệ thống công trình thủy lợi vẫn có khả năng thiếu nước và hạn hán cục bộ.
Khu vực Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn mùa mưa, sản xuất vụ Hè Thu và vụ Mùa 2022 trùng với thời gian mùa mưa nên nguồn nước cơ bản sẽ được bảo đảm. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, xây dựng phương án phòng, chống úng, ngập, đề phòng ngập úng cục bộ do mưa, bảo đảm chủ động ứng phó, bảo vệ sản xuất sản xuất nông nghiệp
Tại khu vực miền núi phía Bắc, Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, sản xuất vụ Mùa trong thời gian của mùa mưa nên nguồn nước được bảo đảm cung cấp đủ. Các địa phương cần đề phòng tình trạng ngập lụt, úng khi có mưa lớn xảy ra, đặc biệt ở các lưu vực sông Phan - Cà Lồ (tỉnh Vĩnh Phúc), hệ thống thủy lợi sông Nhuệ ở các vùng thường bị ngập như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Trì (Hà Nội); hệ thống thủy lợi Bắc Đuống (Bắc Ninh, Hà Nội); lưu vực sông Tích - sông Bùi (Hà Nội); lưu vực sông Hồng (Nam Định, Thái Bình), lưu vực Hoàng Long, lưu vực Bạch Đằng - sông Cấm.
Mức độ ảnh hưởng của ngập úng còn tùy thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, nếu vào thời kỳ lúa mới gieo cấy, trỗ đòng hoặc sắp thu hoạch, có thể gây thiệt hại lớn nếu trùng thời kỳ nhạy cảm của cây trồng.
Trong vụ Đông Xuân 2021-2022 vừa qua, các đợt mưa lớn bất thường đã gây ngập lụt, úng tại nhiều địa phương ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Vào đợt mưa cao điểm Thừa Thiên Huế có 22.477 ha bị ngập, úng; Quảng Nam 19.236 ha; Bình Định 17.448 ha; Phú Yên 16.405 ha; Quảng Trị 13.514 ha; Vĩnh Phúc đã có 8.087 ha; Lạng Sơn 6.180ha; Quảng Bình 5.379 ha; Hà Nội 4.050 ha; Phú Thọ 1.515 ha... Các địa phương đã vận hành tối đa các công trình thủy lợi để tiêu thoát nước, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn trong thu hoạch, vận chuyển lúa Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện tình hình thu hoạch lúa Hè Thu và lúa sớm Thu Đông vẫn có tiến triển tốt. Những khó khăn trong thu hoạch, lưu thông, vận chuyển đã và đang được các địa phương tích cực tháo gỡ. Nông dân Đồng Tháp thu...