Nông dân Bình Định gượng dậy sau sự cố vỡ đê
Ngay sau khi sự cố vỡ đê Gò Ông Ngôn (thôn Hữu Thành, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định) được khắc phục, người nông dân ở xã Phước Hòa đang căng mình ra đồng khắc phục sa bồi, thủy phá để gieo sạ kịp đón Tết.
Chiều 8/1, ghi nhận của PV Dân trí, đoạn đê dài gần 70 mét ở Gò Ông Ngôn đoạn giao giữa hai thôn Bình Lâm và thôn Hữu Thành (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) bị vỡ cách đây gần 1 tháng do đợt lũ hồi cuối năm 2016 đã được khắc phục.
Ngay sau khi nước rút, nông dân tất bật mang cuốc, cùng các phương tiện cơ giới xuống ruộng khắc phục sa bồi, thủy phá chuẩn bị gieo sạ kịp đón Tết. Thế nhưng, điều nông dân lo lắng đoạn đê mới được khắc phục tạm thời nếu gặp mưa lớn có thể tiếp tục vỡ thì toàn bộ diện tích lúa mới gieo sạ sẽ bị ngập nước hư hỏng. Chưa kể đến việc gieo sạ chậm so với thời vụ sẽ khó kiểm soát tình hình sâu bệnh, năng suất có thể ảnh hưởng, dẫn đến chuyện người dân lo thiếu ăn đến giáp hạt đang hiển hiện.
Nước rút, nông dân tỉnh Bình Định hối hả ra đồng khắc phục sa bồi chuẩn bị gieo sạ cho kịp đón Tết
Nước vừa rút, nông dân Sáu Lộc (68 tuổi, thôn Hữu Thành, xã Phước Hòa) vội vác cuốc ra ruộng đắp bờ, thuê máy cày làm đất chuẩn bị gieo sạ sớm ngày nào hay ngày đó.
“Trận lũ kinh hoàng cuối năm 2016, khiến 6 sào ruộng của gia đình tôi bị chìm trong nước lũ hơn 1 tháng nay. Nước rút, tôi lo làm đất để ngày mốt gieo sạ, nhưng còn gần 2 sào bị sa bồi nặng chưa khắc phục kịp nên không dám ngâm giống. Đúng thời vụ, lúa bây giờ đã sạ được hơn 1 tháng thì giờ xanh tốt rồi. Nhưng gặp 5 trận lũ chồng lũ, ruộng đồng chìm trong biển nước không thể gieo sạ. Bây giờ mới gieo sạ thì phải qua tháng 2 âm lịch lúa mới trổ, lúc đó gặp gió nồm lúa dễ bị lép, mất mùa điều dễ xảy ra”- ông Lộc cho biết.
Đang đắp bờ đám ruộng nước còn rút chưa hết, bà Lê Thị Hoa (50 tuổi, trú thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa), thở dài: “Hiện nay, đã quá lịch gieo sạ hơn 1 tháng nhưng nước còn ngập lênh láng làm sao mà sạ. Mới cách đây 3 ngày, đoạn đê Gò Ông Ngôn bị vỡ vừa vá xong lại tiếp tục vỡ, nước ngập trở lại nên tôi chưa dám ngâm giống. May mà bây giờ đê đã vá lại rồi nhưng tôi vẫn lo vì sợ đê vỡ lần nữa, nếu mình gieo sạ xuống thì chỉ có mất trắng. Tình hình này, nguy cơ người dân thiếu lúa ăn đến khi giáp hạt là cái chắc. Tết này cũng chẳng có gì vui mà mong chờ Tết đến”.
Hàng trăm ha đất sản xuất lúa bị sa bồi, thủy phá chưa thể khắc phục, người dân không thể sản xuất có thể thiếu đói
Ông Nguyễn Văn Nhâm, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, cho biết: “Sau 5 trận lũ, gần 70m đê sông Gò Ông Ngôn cao hơn 2m bị cuốn sạch và xới sâu hơn 4m tạo thành một dòng sông nhỏ, khiến cho tiến độ sản xuất vụ lúa Đông Xuân bị chậm trễ. Chưa kể 350 ha lúa vùng ven nhánh sông Nha Phu đã được gieo sạ trước đó cũng bị hỏng do ngập úng, đổ ngã trong bùn đất, nhiều thửa ruộng bị đất cát bồi lấp. Sau khi lũ rút, các lực lượng công an, bộ đội… hỗ trợ hàn khẩu tuyến đê, thu dọn đất, cát bồi lấp dưới ruộng, giúp dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất”.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện co 1.500 ha ruông lua bi sa bôi, thuy pha vi mưa lũ. Hiện nay, cac lưc lương vũ trang Bô Quôc phong, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh Bình Định, cung các lực lượng tại địa phương toa đi khăp nơi giup dân khắc phục sa bôi, thủy phá, hàn khẩu đê, giúp bà con nhân dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.
Mưa lũ cộng với đê Gò Ông Ngôn ở (xã Phước Hòa) bị vỡ đoạn dài gần 70 mét khiến hàng trăm ha đất sản xuất lúa bị ngập nên chậm lịch gieo sạ cả hơn 1 tháng
Video đang HOT
Đê Gò Ông Ngôn mới được khắc phục, nước rút nên người dân xã Phước Hòa hối hả ra đồng khắc phục sa bồi chuẩn bị gieo sạ cho kịp đón Tết
Những phụ nữ dốc sức kéo đất san cho phẳng mặt ruộn để chuẩn bị sạ lúa giống
Trên khắp các cánh đồng tỉnh Bình Định, bà con nông dân đang tích cực làm đất để gieo sạ theo phương châm càng sớm càng
Bà Hoa lo lắng vì đám ruộng nước chưa rút hết nên bà chưa dám ngâm giống
Những đám ruộng bị lũ cuốn xói sâu, nông dân phải dùng trâu kéo đất từ nơi cao để san phẳng mặt ruộng
Doãn Công
Theo Dantri
Trường học, sách vở ngập bùn sau lũ ở Bình Định
Phòng học, bàn ghế, sách vở... ngập trong nước lẫn bùn đất khiến các thầy cô ở Bình Định phải vất vả thu dọn để sớm đón học sinh trở lại trường,
Ngày 19/12, thầy cô các trường trên địa bàn tỉnh Bình Định tất bật với việc dọn dẹp bùn đất, thu dọn sách vở bị hư hỏng sau đợt lũ vừa qua.
Trường tiểu học số 2 Cát Tài, huyện Phù Cát là một trong những trường thiệt hại nặng nhất. "Đợt lũ vừa qua đã làm hư hại hơn 6.000 cuốn sách cùng máy chiếu, tranh ảnh, tivi, máy vi tính của trường. Thiệt hại ước tính ban đầu hơn 400 triệu đồng", thầy Nguyễn Bá Hậu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Căn phòng của cô Nguyễn Thị Mỹ Thuận, Phó hiệu trưởng trường tiểu học số 2 Cát Tài ngổn ngang giấy tờ, hồ sơ bị nước lũ làm hư hỏng.
Nhiều sách vở lấm lem bùn đất.
Giáo viên phải rửa những cuốn sách bám đầy bùn đất rồi phơi khô.
"Sách khô rồi nếu còn đọc được sẽ tận dụng tiếp, còn không sẽ được thanh lý", cô Nguyễn Thị Kim Cúc, nhân viên thư viện của trường cho biết.
Theo Hiệu trưởng trường tiểu học số 2 Cát Tài, trường hiện có 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên, cùng hơn 450 học sinh nên rất cần các trang thiết bị, sách vở... để sớm ổn định việc dạy học. "Nhà trường rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ về sách giáo khoa, sách tham khảo, phương tiện làm việc cho thầy cô và học sinh trong trường", thầy Hậu nói.
Nước lũ rút chậm, hôm nay, các thầy cô giáo của trường THPT số 2 Tuy Phước, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước vẫn tất bật làm vệ sinh trường lớp.
"Nước lũ đã rút nhưng đường đến trường còn ngập. Học sinh không thể đến trường phụ giúp được nên chúng tôi phải thuê thêm 15 người dọn dẹp cho xong sớm", thầy Lê Xuân Giao, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Theo thầy Giao, đợt lũ vừa qua các lớp học trong trường bị ngập sâu gần một mét khiến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học bị hư hại nặng. "Sau đợt lũ thứ 5 nói riêng và tổng 5 đợt lũ nói chung, nhà trường thiệt hại hơn 100 triệu đồng", thầy Giao nói.
Trong khi đó, phòng học của trường THPT số 3 Tuy Phước vẫn ngập sâu trong nước lũ. Một giáo viên của trường này cho biết, phải đợi nước lũ rút hết, nhà trường mới có thể dọn dẹp các phòng học và sân trường.
Cô Lê Thị Hoa, giáo viên trường tiểu học số 1 phường Bình Định, thị xã An Nhơn dọn dẹp lại đồ dùng dạy học bị ngập sau lũ.
Nước vẫn còn ngập ở sân nhưng trường THCS Phước Lộc, huyện Tuy Phước cho học sinh đi học trở lại. "Sau nhiều ngày mưa lũ, em cảm thấy phấn khích khi trở lại trường, được thấy bạn bè và thầy cô", em Phạm Lợi, học sinh lớp 6 chia sẻ.
Trao đổi với VnExpress, ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định cho biết, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh còn ngập trong lũ nên phải tiếp tục cho học sinh nghỉ học trong 1-2 ngày tới. Cũng theo ông Tuấn, đợt lũ vừa qua có 8 học sinh tử vong, hơn 50.000 em bị mất hết sách vở cùng hàng trăm bộ máy vi tính bị nước lũ làm hư hỏng, tổng thiệt hại ước tính khoảng 31 tỷ đồng. "Chiều 19/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng có mặt tại Bình Định để làm việc với Sở về vấn đề cấp sách giáo khoa cho học sinh trên địa bàn tỉnh", ông Tuấn nói.
Thành Nguyễn
Theo VNE
2 đợt lũ trong 1 tuần: Người Bình Định kiệt sức Hai đợt mưa lũ liên tiếp xuất hiện trong vòng hơn 1 tuần ở Bình Định đã làm 13 người tử vong, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập sâu, nhiều hecta lúa, hoa màu bị cuốn trôi. Mưa lớn từ đêm ngày 7 đến sáng ngày 8.12 khiến hàng nhà dân ở Bình Đình chìm sâu trong nước lũ Sáng 8.12, nhóm...