Nông dân Bắc Kạn nuôi thứ vịt gì bơi suối, bán giá cao nhà giàu bắt gặp là “xuống tiền” mua ngay?
Triển khai tháng 8/2021 từ nguồn vốn sự nghiệp tỉnh, mô hình vịt bầu cổ xanh do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn thực hiện tại xã Đồng Thắng (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Theo đó, mô hình hỗ trợ 800 con giống cho 4 hộ thuộc diện khó khăn của xã. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, thức ăn từ 1 đến 3 tuần tuổi, từ tuần tuổi thứ 4 trở đi các hộ tự chủ về nguồn thức ăn…
Vịt bầu cổ xanh ở xã Đồng Thắng, huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) được nuôi theo hình thức bán chăn thả.
Dưới dự hướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt của cán bộ khuyến nông, mô hình vịt bầu cổ xanh phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt từ 90% trở lên.
Vịt bầu cổ xanh là giống vịt ta, chất lượng tốt, do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn sản xuất, phục tráng từ dòng bố mẹ thuần chủng nhằm mục đích giữ gìn nguồn giống bản địa, tiến tới cung cấp con giống và nhân rộng phục vụ nhu cầu chăn nuôi của bà con trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
Thời gian nuôi vịt bầu cổ xanh khoảng 4 tháng trở lên là có thể bán, giá vịt thịt bình quân 80.000 – 100.000 đồng/kg.
Trong năm 2021, mô hình nuôi vịt bầu cổ xanh đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn triển khai tại 4 địa phương, gồm: Xã Đồng Thắng (Chợ Đồn), xã Thanh Mai (Chợ Mới), xã Hiệp Lực (Ngân Sơn) và thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông) với tổng đàn 2.500 con.
"Đánh liều" trồng thứ quýt lạ, trái bé tí mà thơm khắp làng, tết hái bán ông nông dân Bắc Kạn thu hàng trăm triệu
Ông Ngọc Văn Thòn, thôn Pò Cậu, xã Văn Vũ là người tiên phong trồng cây quýt ngọt ở huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn).
Loại quýt ngọt quả vỏ mỏng, vị ngọt thơm, tiêu thụ thuận lợi đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Vượt quãng đường 5km từ trung tâm thôn Pò Cậu vào khu sản xuất của người dân, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng bởi tận sâu trong vùng này lại có những đồi cây ăn quả xanh mướt trải dài thật đẹp mắt.
Vườn quýt ngọt của gia đình ông Ngọc Văn Thòn, xã Văn Vũ, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn).
Đa số vườn cam, quýt ở đây đã thu hoạch xong, chỉ còn duy nhất vườn quýt sai trĩu quả của gia đình ông Ngọc Văn Thòn đang chín rộ, khiến chúng tôi phải tìm hiểu về loại quýt này.
Theo chia sẻ của ông Thòn, ông sang Trung Quốc mua giống quýt này về trồng từ năm 2011, gọi là quýt ngọt. Thời điểm đó, đa số bà con trong huyện đều chọn cây quýt truyền thống để phát triển kinh tế vườn.
Ông nhận thấy trồng ồ ạt một loại cây sẽ dẫn đến số lượng nhiều, giá thấp, khó tiêu thụ, nếu trồng giống quýt khác sẽ tạo thương hiệu riêng, lợi nhuận cao hơn. Do đó, ông đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng quýt ngọt.
Trong khi địa phương chưa có nhà vườn nào trồng loại quýt này. Đến nay, sau 8 năm cho thu hoạch, vườn quýt ngọt đã "trả công" cho ông Thòn một cách xứng đáng.
Ông Thòn cho biết: "Cây quýt ngọt bắt đầu bói quả sau 3 năm trồng, từ năm thứ 4 trở đi cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Loại quýt này có vị ngọt thơm, múi mềm, vỏ mỏng, chín muộn hơn quýt truyền thống, được thị trường ưa chuộng nên tiêu thụ rất thuận lợi.
Thời vụ thu hoạch quả từ giữa tháng 11 Dương lịch đến cuối tháng 2 năm sau, bình quân giá bán 35.000 đồng/kg, nhất là dịp Tết Nguyên đán hoặc ngày rằm giá sẽ tăng gấp rưỡi.
Năm nay sản lượng quýt cao hơn nhiều so với năm trước, nếu giá cả ổn định như hiện nay gia đình tôi sẽ thu về khoảng 150 triệu đồng".
Từ 300 cây quýt ban đầu, hiện nay vườn quýt của gia đình ông Thòn đã phát triển lên hơn 600 cây. Ngoài chăm sóc diện tích đang có, từ năm 2020 ông Thòn còn chiết, ghép cây để sản xuất giống cung cấp cho một số hộ dân tại xã Sơn Thành, Kim Lư.
Theo ông Thòn, quýt ngọt rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu địa phương. Cây không bị vàng lá, hay rụng quả nhiều như quýt bản địa.
Trong quá trình trồng quýt ngọt cần chú ý sâu đục thân, sâu cuốn lá để có biện pháp phòng trừ, theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây để tưới nước, bón phân hợp lý, tốt nhất là sử dụng phân hữu cơ để cây phát triển tốt, chất lượng quả thơm ngon.
Trồng thứ rau rừng tốt um giữa vùng cà phê, ai ngờ một nông dân lại giàu lên Với suy nghĩ, trồng rau sạch không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn cung ứng cho thị trường sản phẩm an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng; anh Nguyễn Huy Minh (thôn Nhân Hòa, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã quyết định thử sức với công việc trồng rau rừng,...