Nông dân Bắc Kạn cùng khấm khá nhờ chia sẻ bí quyết nuôi ong luyện ra thứ mật ngon
Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân, nhiều hộ gia đình tại xã Yên Thượng (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã mạnh dạn thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật. Nhờ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong và kỹ thuật nuôi ong, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập ổn định, đời sống khá giả.
Qua sự giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Đồn, chúng tôi tìm đến nhà anh Ma Trung Diện (thôn Bản Liên, xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) để tìm hiểu về mô hình nuôi ong lấy mật mà gia đình anh Diện đang thực hiện.
Chớm đặt chân lên cầu thang ngôi nhà sàn đẹp vào loại nhất nhì Bản Liên, chúng tôi đã nghe vọng từ trên nhà tiếng nói cười rộn ràng. Nhà anh Diện hôm nay có khách, chủ yếu là khách trong thôn.
Người dân trong thôn đến chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm nuôi ong với anh Ma Trung Diện.
Anh Diện bảo, anh em hằng tháng lại tụ họp bàn chuyện làm kinh tế, chủ yếu là trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật do Hội Nông dân huyện triển khai trên địa bàn từ năm 2017. Theo anh Diện, việc nuôi ong tại xã hiện nay được các hộ thực hiện tốt, nhiều hộ đăng ký để được thực hiện mô hình này.
“Gia đình tôi nuôi ong khá sớm, từ hơn chục năm nay rồi, tuy nhiên thực hiện mô hình của Hội Nông dân thì mới. Nhà tôi thời điểm nhiều lên đến cả trăm thùng ong. Vừa rồi tôi mới nhượng lại cho các hộ tham gia mô hình 50 thùng ong để xã tiếp tục triển khai mô hình trên địa bàn nên chỉ còn 30 thùng thôi.
Được cái ở đây xung quanh đều là rừng, bốn mùa đều có hoa nên chất lượng mật khá tốt. Đầu ra cho mật ong hiện nay chủ yếu là tự tìm nhưng bán không khó. Như nhà tôi, trung bình mỗi năm cũng bán được gần 200 lít mật với giá 300.000 đồng/lít”, anh Diện chia sẻ.
Buổi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm của những hội viên Hội Nông dân tại nhà anh Ma Trung Diện.
Tại nhà anh Diện, chúng tôi gặp được trưởng thôn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện huyện Chợ Đồn và Chủ tịch Hội nông dân xã Yên Thượng. Chứng kiến cảnh những người nuôi ong ở Bản Liên sôi nổi trao đổi kinh nghiệm mới thấy được sự quyết tâm và tin tưởng của người dân khi thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật tại đây.
Video đang HOT
Anh Diện cho biết, nuôi ong cần tích lũy kinh nghiệm, phải biết quan sát, lắng nghe và chia sẻ cùng nhau thì mới hiệu quả. Ví dụ, mỗi sáng tôi đều phải quan sát xem ong có ra quân đủ số lượng không, thông thường khoảng 100-200 quân xuất tổ, nếu ít hơn chắc chắn sẽ có vấn đề.
“Nuôi ong nội ít bệnh hơn ong ngoại, tuy nhiên cũng phải theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bệnh. Việc tách đàn cũng phải được thực hiện tốt, nếu không ong sẽ bỏ đi hoặc tự cắn nhau mà chết, tách đàn quan trọng nhất là khâu giới thiệu chúa”, anh Diện nói.
Anh Diện mở thùng ong mới tách đàn của gia đình giới thiệu với Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Thượng, cũng là một người nuôi ong.
Anh Ma Đình Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Thượng cũng đang đặt 25 thùng ong tại nhà. Anh Đức cho biết, anh tự mua ong về nuôi và nhân đàn mới vài năm nay. Cũng phải vừa làm vừa học hỏi nên những buổi trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, anh luôn có mặt, lắng nghe và tích lũy.
“Mô hình nuôi ong lấy mật của Hội Nông dân thực hiện trên địa bàn xã hiện nay đang rất tốt và cho thấy hiệu quả của mô hình này. Hiện nay cũng đang có nhiều hộ đăng kí thực hiện mô hình để được hỗ trợ giống và kỹ thuật”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Thượng cho biết thêm.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thái Thành, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Đồn cho biết, các chương trình hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chợ Đồn, ngoài chương trình nhà nước hỗ trợ còn có kênh Hội Nông dân Trung ương, tỉnh, huyện.
Thêm vào đó là các nguồn vốn Ban Chỉ đạo Đề án 61 (Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương, Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính Phủ)…. trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của hội viên nông dân, chúng tôi đã tiếp cận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân các cấp cùng nguồn ngân sách Hội Làm vườn. Đặc biệt là nguồn vốn Ban Chỉ đạo Đề án 61 để hỗ trợ các xã triển khai các mô hình, trong đó có mô hình nuôi ong ở xã Yên Thượng.
“Mô hình nuôi ong lấy mật là mô hình được các hội viên Hội Nông dân thực hiện hiệu quả. Nhu cầu của bà con thì nhiều, chúng tôi phải lựa chọn đối tượng để thực hiện. Tuy nhiên khi thấy hiệu quả từ mô hình này đem lại, nhiều hộ gia đình đã tự bỏ tiền mua ong về nuôi và được chúng tôi hỗ trợ về kỹ thuật”, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Đồn thông tin thêm.
Trai phố Đà Nẵng thôi chạy Grab về nuôi loài bán sớm thì lời, bán muộn thì lỗ
Từ một chàng trai hằng ngày phải chạy Grap kiếm sống, Nguyễn Ngọc Thạch (SN 1984, trú tổ 52, phường Hòa Qúy, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã quyết tâm "đổi đời" nhờ vào việc nuôi dế.
Nguyễn Ngọc Thạch, từ một chàng trai hằng ngày phải chạy Grap kiếm sống, trong chuyến đi miền Tây về quê vợ, Thạch được tham quan trang trại nuôi dế của một người quen.
Chàng trai Nguyễn Ngọc Thạch quyết tâm "đổi đời" nhờ vào việc nuôi dế.
Qua tìm hiểu, nhận thấy con dế dễ nuôi, Thạch đem về nhà nuôi thử để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Cảm nhận con dế là tương lai của mình, anh đã không ngần ngại bỏ công việc hiện tại, quyết lập nghiệp bằng nghề nuôi dế.
Cuối tháng 11/2019, Thạch đầu tư vào cơ sở nuôi dế tại quê hương với chi phí khoảng 30 triệu đồng. Ban đầu, Thạch đầu tư nuôi thử 2 chuồng, mỗi chuồng có diện tích 1x3m.
"Với 2 bịch trứng dế (giống dế Thái) được mua với giá 500.000 đồng. Mình bắt đầu tiến hành nuôi dế. Thời gian đầu bắt đầu nuôi, dế bỗng chết hàng loạt, mình phải gọi điện thoại nhờ các anh đã có kinh nghiệm chỉ bảo, rồi lên mạng tìm tòi thêm..."
Theo anh Thạch, sau khi nắm được quy trình, kỹ thuật nuôi dế, cũng như những điều cần lưu ý, nhận thấy dế rất dễ nuôi, tăng đàn nhanh, phát triển mạnh. Thế là anh bắt đầu chỉnh trang chuồng trại, mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn.
Ngay sau lứa nuôi thử nghiệm đầu tiên, từ 2 chuồng Thạch đã mạnh dạn nhân rộng lên 10 chuồng, cho đến hiện tại đã là 17 chuồng nuôi dế.
Từ 2 bịch dế giống, Thạch đã phát triển lên 17 chuồng dế.
Theo Thạch, thời gian sinh trưởng của dế rất ngắn. Từ lúc nở con đến lúc trưởng thành chỉ mất 40 - 50 ngày tuổi là có thể xuất chuồng, 60 ngày bắt đầu đẻ. Thịt dế ngon nhất là dế sữa độ 40 - 50 ngày tuổi. Bình quân mỗi chuồng sẽ cho thu hoạch khoảng 15 -20 kg dế thương phẩm.
Theo Thạch, từ lúc nở con đến lúc trưởng thành dế chỉ mất 40 - 50 ngày tuổi là có thể xuất chuồng, 60 ngày bắt đầu đẻ.
"Ngoài công dụng dùng để ăn, loại dế này còn dùng để làm mồi nuôi chim, gà, cá kiểng và làm mồi câu cá. Giá bán hiện tại là 170.000 đồng/kg. Tính ra mỗi chuồng, gia đình mình thu về 3 triệu đồng. 17 chuồng, ước tính thu về khoảng 50 triệu đồng", Thạch nhẩm tính.
"Tuy dế là loài dễ nuôi, ít bệnh nhưng có sức đề kháng kém, rất nhạy cảm với hóa chất, nên mình đặc biệt chú ý tới môi trường sống của dế. Mình đã tự tay tạo ra những chuồng nuôi thoáng mát giúp dế sinh trưởng nhanh, chóng lớn. Ngoài ra, mình cũng tận dụng thức ăn có trong nhà, địa phương như lá sắn, bí đỏ...làm thức ăn cho dế", anh Thạch lưu ý thêm.
Với người dân tại Hòa Qúy, Thạch là một người dễ mến, tốt bụng. Rất nhiều người đến tham quan, học nuôi, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.
Thạch chia sẻ, nuôi dế cũng không tốn nhiều diện tích, và không ô nhiễm môi trường. Người nuôi cần lưu ý là thức ăn cho dế phải sạch, không nên dính nước. Nếu thuận lợi, sinh trưởng tốt thì sau khoảng 45 ngày có thể thu hoạch, vào mùa đông thì thời gian nuôi có thể sẽ kéo dài hơn. Trước khi thu hoạch vài ngày, người nuôi nên dừng cho dế ăn để làm sạch ổ bụng.
Nhờ vào việc nuôi dế, gia đình Thạch đã dần ổn định cuộc sống
Tuy nhiên, theo Thạch, dù việc nuôi dế đã dần ổn định nhưng anh vẫn còn lo lắng khi vấn đề đầu ra còn gặp nhiều khó khăn.
"Hiện tại, khách mua dế chủ yếu là người dân địa phương, mình đã đi chào hàng tại nhiều quán ăn, quán nhậu và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Hi vọng, có đầu ra ổn định, mình sẽ yên tâm mở rộng mô hình hơn", Thạch cho hay.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Huỳnh Ngọc Hoan - Chủ tịch Hội Nông dân quận Ngũ Hành Sơn đánh giá cao mô hình của anh Thạch.
"Đây là mô hình thân thiện với môi trường, tạo nguồn thực phẩm và nguyên liệu sạch. Hội Nông dân quận cũng tích cực tuyên truyền, đơn cử như giới thiệu gian hàng tại phiên chợ. Trong thời gian đến, Hội Nông dân quận sẽ tuyên truyền và đồng hành với anh Thạch để tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm", Chủ tịch Hội Nông dân quận Ngũ Hành Sơn thông tin.
Thành lập Chi hội nông dân nghề nghiệp Tiến Nông Chiều 9 - 9, tại Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ ra mắt Chi hội nông dân nghề nghiệp Tiến Nông. Đây là Chi hội nông dân nghề nghiệp đầu tiên trong tỉnh được thành lập trong doanh nghiệp. Đồng chí Trần Bình Quân - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội...