Nông dân 9X nuôi dê Boer nhốt chuồng nhiều nhất huyện, cả làng ở Thanh Hóa đều tấm tắc khen
Thay vì nuôi dê theo hình thức chăn thả thông thường, anh Đoàn Văn Công (SN 1990, ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã xây dựng thành công mô hình nuôi dê Boer nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thành công không ngờ nhờ nuôi giống dê ngoại
Đưa chúng tôi đi tham quan khu chuồng trại của mình, anh Đoàn Văn Công (SN 1990, ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ, anh bắt đầu nuôi dê từ năm 2019 đến nay và trang trại dê của anh có quy mô lớn nhất ở địa phương. Anh Công luôn duy trì nuôi 500 – 600 con dê thương phẩm, hầu hết là giống dê Boer lai lấy thịt.
Anh Đoàn Văn Công chăm sóc đàn dê của mình. Ảnh: Hoài Thu
Khác hẳn với giống dê cỏ, dê núi được nuôi chủ yếu bằng hình thức bán chăn thả, anh Công nuôi dê nhốt hoàn toàn.
Hệ thống chuồng trại được làm công phu, sạch sẽ, đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè giúp dê phát triển tốt.
Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt về quá trình khởi nghiệp của mình, anh Công cho biết trước đây anh cũng từng làm qua nhiều nghề nhưng thu nhập bấp bênh, không ổn định. Tình cờ, anh biết đến mô hình nuôi dê Boer lai rất được thị trường ưa chuộng, lại dễ chăm sóc, nguồn thức ăn dễ đáp ứng nên anh quyết định nuôi thử.
Năm 2019, anh Công cùng một vài người bạn góp vốn, thuê đất ở xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc để xây dựng chuồng trại và mua dê giống.
Ban đầu, anh đưa về trại hơn 100 con dê Boer, mỗi con nặng khoảng 20kg với giá 3 triệu đồng/con để nuôi cho sinh sản.
“Khi bắt tay vào làm, tôi mới thực sự gặp khó khăn. Thời gian đầu, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc nên đàn dê phát triển chậm, hay bị bệnh, thỉnh thoảng lại có con dê lăn đùng ra chết khiến tôi rất lo lắng, sợ sẽ mất trắng”, anh Công tâm sự.
Trại dê của anh luôn duy trì nuôi 500 – 600 con dê thương phẩm, hầu hết là giống dê Boer lai lấy thịt. Ảnh: Hữu Dụng
Video đang HOT
Không nản chí, anh Công dành thời gian tìm hiểu qua các diễn đàn nuôi dê, rồi trực tiếp đến các cơ sở chăn nuôi lớn để học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi dê, kỹ thuật nuôi dê nên đàn dê của anh ngày càng phát triển tốt, quy mô trang trại được mở rộng.
Mỗi con dê đều được đánh số thẻ đeo tai để tiện cho việc theo dõi, chăm sóc. Ảnh: Hoài Thu
Sau gần 3 năm nuôi dê, từ một người chưa hề biết gì về loại vật nuôi này, đến nay anh Công đã thông thạo, nắm được nhiều bí quyết như một chuyên gia nuôi dê.
Anh Công cho biết, dê vốn là loài ăn tạp lại ít bệnh tật, chỉ cần chuồng trại cao ráo, bảo đảm vệ sinh, chú ý che chắn cho dê vào mùa đông, tiêm định kỳ các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm cho dê.
Cũng theo anh Công, một số bệnh dê dễ mắc là bệnh về đường hô hấp và bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là vào mùa đông, mùa hè – thu có mưa.
Dê không ưa độ ẩm cao hay nhiệt độ thấp, nên chuồng trại luôn phải giữ thông thoáng, sạch sẽ, ổn định về nhiệt độ.
“Tốt nhất là nuôi trên chuồng sàn, bề mặt sàn cách mặt đất khoảng 1 mét để giữ độ thông thoáng, dễ vệ sinh và thu gom phân dê hơn. Máng ăn cũng phải được làm sạch sau khi cho ăn, thường xuyên phun tiêu độc khử trùng.
Ngoài ra, cần chú ý các yếu tố vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh cho dê”, anh Công cho hay.
Theo anh Công, dê là loài ăn tạp và ít bệnh tật nên rất dễ nuôi. Ảnh: Hữu Dụng
Theo kinh nghiệm của anh Công, thức ăn cho Boer lai bao gồm 70% nguồn thức ăn thô xanh (rau, cỏ) và 30% thức ăn tinh (cám, ngô, sắn…). Mỗi ngày cho dê ăn 3 lần, điều quan trọng nhất là thức ăn phải khô và sạch thì dê mới phát triển nhanh và ít bệnh.
Làm chủ quy trình kỹ thuật nuôi dê Boer
Nhằm đảm bảo nguồn thức ăn cho trại dê, anh Công thuê lại đất của người dân trong xã và các vùng lân cận với tổng diện tích hơn 3ha để trồng cỏ voi và cỏ sả. Giống cỏ này có hàm lượng dinh dưỡng cao, hợp khẩu vị với dê, nhất là khi trộn thêm các phụ phẩm như ngô, cám…
Thức ăn của dê chủ yếu là rau, cỏ, phế phẩm nông nghiệp như thân cây ngô… Ảnh: Hoài Thu
“Hàng năm, vào vụ thu hoạch ngô của bà con, tôi tận dụng mua lại thân và lá ngô về băm nhỏ cho dê ăn. Nếu nhiều quá thì ủ men để cho dê ăn dần, ủ như thế có thể bảo quản được 3 – 6 tháng mà không sợ hỏng. Với cách làm này sẽ không lo thiếu thức ăn cho dê vào mùa khô, khi đó cỏ trồng không phát triển được”, anh Công cho biết.
Hệ thống chuồng trại được xây dựng cao ráo, thông thoáng, có sàn cách mặt đất khoảng 1 mét để dễ dàng vệ sinh và thu gom phân dê. Ảnh: Hoài Thu
Cũng theo anh Công, dê con sau 4 – 5 tháng chăm sóc, đạt trọng lượng 1 con dê đạt 40kg sẽ cho xuất chuồng. Mỗi năm, trang trại của anh xuất bán 2 đợt với hàng trăm con dê thịt đến các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hà Nam, Hà Nội…
Tuy nhiên, theo anh Công, khoảng thời gian khi dịch Covid-19 bùng phát nặng nề thì việc nuôi dê cũng gặp những khó khăn nhất định.
“Vì những thời điểm các nhà hàng, quán xá đóng cửa nên tắc đầu ra. Còn nếu cứ như bình thường, đầu ra rộng thì nuôi dê rất mau lãi. Thịt dê thơm ngon, được phục vụ nhiều trong các nhà hàng, nhiều người yêu thích nên giá cao”, anh Công chia sẻ.
Anh Công cho biết, hiện tại thị trường tiêu thụ dê đã ổn định hơn trước, với giá bán trên 120.000 đồng/kg dê thịt, mỗi con dê sau khi trừ chi phí thức ăn và công chăm sóc cho lãi khoảng 1 triệu đồng.
Ngoài ra, mô hình còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương với mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/ tháng.
Dê nuôi khoảng 4 -5 tháng, đạt trọng lượng 40kg là có thể xuất chuồng. Ảnh: Hữu Dụng
“Thời gian tới, nếu có điều kiện tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô quy mô chuồng trại để đáp ứng đủ số lượng dê thương phẩm xuất ra thị trường, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ có nhu cầu”, anh Công chia sẻ về các dự định trong tương lai.
38 của ngon vật lạ xứ Thanh được gắn một loại "sao" đặc biệt, có "sao" này ai cũng tin dùng
Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đợt 1 năm 2022 đã lựa chọn được 38 sản phẩm đủ tiêu chuẩn xếp hạng OCOP; trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm được chấm điểm đạt 3 sao.
Theo đó, đợt 1 năm 2022 có 40 sản phẩm của 19 huyện, thị xã, thành phố tham gia đánh giá, xếp hạng. Trong đó, có 22 sản phẩm hoàn thiện từ đợt 4 năm 2021 và 18 sản phẩm tham gia đánh giá đợt mới.
Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đợt 1 năm 2022.
Các sản phẩm được đề nghị công nhận sản phẩm OCOP lần này được đánh giá quy mô sản xuất của các chủ thể đều đạt từ trung bình trở lên và có xu hướng phát triển tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các sản phẩm đều có chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm đều có phiếu xét nghiệm nguồn nguyên liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra theo các quy định.
Kết quả, có 34 sản phẩm được các thành viên trong Hội đồng thống nhất chấm điểm đạt 3 sao; 4 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao. 2 sản phẩm là thanh long ruột đỏ Xuân Du (Như Thanh) và tinh bột nghệ Hùng Na (Triệu Sơn) do thiếu một số tiêu chí nên Hội đồng đề nghị tiếp tục hoàn thiện, tham gia đánh giá xếp hạng những đợt tiếp theo.
Ông Cao Văn Cường - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có 196 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp tỉnh.
Ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đề nghị các chủ thể có sản phẩm được đánh giá, xếp hạng lần này, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và hồ sơ, thủ tục, trình UBND tỉnh công nhận chất lượng trong thời gian sớm nhất.
Với các huyện có sản phẩm OCOP đầu tiên, như: Quan Sơn, Lang Chánh cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng để khuyến khích các chủ thể phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và lan tỏa tinh thần xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP tại địa phương.
Quằn quại từng cơn đau do bỏng, mẹ không hay biết tất cả con cháu đã mất trong "biển lửa" Hàng ngày chịu từng cơn đau quằn quại do bỏng nặng trong bệnh viện, người mẹ ấy vẫn chưa hay biết có nỗi đau hơn hàng trăm ngàn lần là con cháu bà đã mãi ra đi. Người phụ nữ có hoàn cảnh thương tâm trên là bà Triệu Thị Hạnh (70 tuổi, trú nhà số 2 đường Triệu Quốc Đạt, phường Điện...