‘Nóng’ cuộc đua xóa nợ tại VAMC
Từ đầu năm 2020 đến nay, cuộc đua “xóa” nợ tại VAMC đã bắt đầu sôi động khi nhiều ngân hàng liên tục công bố đã sạch nợ tại VAMC.
Eximbank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC trong năm 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngân hàng của NHNN.
Ông Đỗ Giang Nam – Phó Giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), cho biết lũy kế mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đến tháng 8/2020 tại VAMC đạt 329.007 tỷ đồng. Trong đó, mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực đạt 67.612 tỷ đồng, mua nợ theo giá trị thị trường từ 2017 đến 2020 đạt 8.341 tỷ đồng. Kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/8/2020, thu hồi nợ ước đạt 94.370 tỷ đồng, gấp 1,5 lần tổng thu hồi nợ giai đoạn trước đó.
Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 31/8/2020, VAMC đã thực hiện đấu giá thành công nhiều khoản nợ và tài sản đảm bảo với tổng số tiền trúng đấu giá 1.371 tỷ đồng.
Theo lộ trình đến hết năm 2019, các ngân hàng phải tất toán khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều ngân hàng chưa tất toán hết trái phiếu VAMC, nhất là những ngân hàng có khối lượng nợ xấu lớn sau khi thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập.
Trước thực trạng trên, NHNN đã ban hành Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, cho phép các ngân hàng gia hạn thời hạn tất toán trái phiếu đặc biệt của VAMC tối đa lên đến 10 năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Thông tư 08 chỉ áp dụng cho các ngân hàng đang tái cấu trúc theo đề án đã được phê duyệt hoặc gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành có thể dẫn đến lỗ trong năm tài chính. Vì thế, không phải ngân hàng nào muốn gia hạn cũng được.
Đến nay đã có một số ngân hàng sạch nợ xấu tại VAMC, như Agribank, SeaBank, VPBank, Vietcombank, Techcombank, MB, VIB, OCB, Nam A Bank, TPBank… Đặc biệt, Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam ( MSB ) vừa thông báo, tính đến ngày 30/9/2020, Ngân hàng đã tất toán toàn bộ trái phiếu đã phát hành, và trở thành thành viên tiếp theo trong hệ thống các ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC.
Trong kế hoạch kinh doanh 2020, nhiều ngân hàng đề ra mục tiêu phải tất toán hết sạch nợ tại VAMC. Trong đó, Eximbank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC trong năm 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngân hàng của NHNN…
Eximbank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC trong năm 2020.
Để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, NHNN đã chỉ đạo VAMC tiếp tục tăng cường phối hợp với các TCTD rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định các biện pháp xử lý, đồng thời tìm kiếm, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia mua, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Đặc biệt, NHNN chỉ đạo VAMC chủ động, tập trung mua, bán nợ xấu theo giá trị thị trường theo Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 – 2020 và hướng tới năm 2022 đã được NHNN phê duyệt, bảo đảm khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn vốn, tài sản của Nhà nước.
SeABank chốt thời gian phát hành cổ phiếu, tăng vốn lên trên 12.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng phát hành cổ phiếu để chào bán và trả cổ tức năm 2019 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ lần lượt là 15% và 14%, qua đó tăng vốn điều lệ lên trên 12.000 tỷ đồng.
SeABank chuẩn bị tăng vốn lên trên 12.000 tỷ đồng.
Theo đó, SeABank sẽ phát hành hơn 131 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019, đống thời chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu phát hành thêm là 21/9/2020.
Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu là 14%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 14 cổ phiếu mới.
Tỷ lệ chào bán cổ phiếu mới là 15,0212%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách được hưởng 1 quyền mua; cổ đông sở hữu 100 quyền mua được mua thêm 15,0212 cổ phần mới phát hành.
SeaBank cho biết số cổ phiếu lẻ phát sinh trong quá trình phát hành sẽ được giao cho công đoàn hội sở quản lý, làm nguồn cổ phiếu cho các chương trình thưởng cho cán bộ nhân viên của ngân hàng này.
Những cổ phiếu không chào bán hết cho cổ đông hiện hữu sẽ được HĐQT của SeABank chào bán cho cổ đông hiện hữu khác và bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Sau khi chia cổ tức và chào bán cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu, vốn điều lệ của SeABank dự kiến sẽ tăng từ 9.369 tỷ đồng lên 12.088 tỷ đồng.
Được biết, quy mô vốn điều lệ của SeABank trong suốt 3 năm qua đã tăng nhanh từ mức 5.466 tỷ đồng ở năm 2017 lên 7.688 tỷ đồng vào năm 2018 và tăng lên 9.369 vào năm 2019.
Phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn điều lệ đã được ban lãnh đạo SeABank thông qua ở ĐHCĐ tổ chức vào tháng 4/2020. Sau đó vào cuối tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 4348/NHNN-TTGSNH, chấp thuận việc SeABank tăng vốn điều lệ.
Phía SeABank cho biết mục đích cho đợt huy động vốn này là để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh, nâng cao các chỉ số an toàn, nâng cao hạn mức cấp tín dụng đối với khách hàng, nâng cao khả năng thanh khoản, tăng cường dự phòng rủi ro và nâng tỷ trọng đầu tư trung dài hạn.
Về việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, ban lãnh đạo SeABank đã thông qua việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của ngân hàng này trên hệ thống UPCoM trong thời gian chưa niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
SeABank sắp phát hành cổ phiếu tăng vốn lên hơn 12.000 tỷ đồng HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa thông qua thời gian thực hiện phương án tăng vốn điều lệ từ 9,369 tỷ đồng lên 12.088 tỷ đồng. Theo đó, thời điểm chốt danh sách cổ đông hiện hữu hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu phát hành thêm là ngày 21/9, thời gian phát hành...