Nóng cuộc đua siêu thanh
Cho dù Mỹ liên tục thất bại với những cuộc thử nghiệm máy bay bội thanh, siêu thanh mà tốc độ tối đa có thể lên tới cả chục nghìn km/giờ song không phải vì thế mà cuộc chạy đua làm chủ công nghệ này bớt nóng giữa các cường quốc.
Chiếc B-52 chuẩn bị phóng chiếc X-51A WaveRider vào bầu trời
Hãng thông tấn Nga RIA-Novosti ngày 30-8 cho biết, nước này đang triển khai dự án mang tên Hammer nhằm phát triển một thế hệ máy bay vận tải siêu thanh không người lái thế hệ mới. Chiếc máy bay vận tải siêu thanh thuộc dự án Hammer nặng 74 tấn có thể mang theo những vệ tinh nặng tới 800kg vào quỹ đạo Trái đất từ độ cao 200-500km, rồi lại quay trở lại sân bay trên mặt đất. Hammer có thể sử dụng cho cả mục tiêu quân sự lẫn dân sự.
Thông tin về dự án Hammer của Nga được đưa ra khi mà Mỹ gặp thất bại liên tiếp trong việc thử nghiệm máy bay siêu thanh không người lái X-51A WaveRider. Trong đó cuộc thử nghiệm mới nhất diễn ra ngày 14-8 vừa qua tại vùng trời ở độ cao khoảng 15.000m thuộc vùng biển ngoài khơi bang California phía Tây nước Mỹ.
Hôm đó, một chiếc “pháo đài bay” B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Wright-Patterson mang theo chiếc máy bay siêu thanh thử nghiệm X-51A WaveRider. Khi lên đến độ cao 15.000m, tên lửa đẩy được kích hoạt để tăng tốc cho chiếc X-51A WaveRider song chỉ 15 giây sau khi tách khỏi tên lửa đẩy chiếc máy bay đã bị mất kiểm soát và vỡ tung. Chỉ bay được tổng cộng 31 giây là quá ngắn so với mục tiêu 5 phút mà không quân Mỹ đặt ra cho lần thử nghiệm này.
Video đang HOT
Cuộc thử nghiệm X-51A WaveRider trên là thất bại mới nhất trong nhiều cuộc thử nghiệm thất bại trước đó của Mỹ. Trước đó 3 ngày, ngày 11-8, các nhà khoa học quân sự Mỹ cũng đã thất bại khi thử nghiệm loại máy bay siêu thanh không người lái “Falcon Hypersonic Technology Vehicle” (HTV-2) có vận tốc nhanh gấp khoảng 20 lần so với vận tốc âm thanh.
Máy bay siêu thanh thuộc dự án Hammer của Nga
Cho dù mới lên kế hoạch như Nga hay nhiều lần thất bại như Mỹ song phát triển thế hệ máy bay mới có tốc độ cực nhanh đang được các cường quốc quan tâm, thúc đẩy. Chiếc X-51A WaveRider, với tốc độ lên tới 6 lần tốc độ âm thanh (Mach 6), tức khoảng 7.300 km/giờ, có thể bay xuyên nước Mỹ chỉ trong 46 phút, là tiền đề cho sự ra đời của cả các loại máy bay thương mại lẫn những thế hệ tên lửa, tàu vũ trụ và máy bay quân sự mới của Mỹ.
Trong khi đó, chiếc máy bay siêu siêu thanh (bội thanh) thuộc dự án HTV-2 với tốc độ tối đa đến 21.000km/giờ, được kỳ vọng có thể bay từ Mỹ tới bất kể mục tiêu nào trên Trái đất trong vòng chưa đầy 1 giờ. Bởi thế, dự án này là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng của Lầu Năm góc để xây dựng cái gọi là năng lực khống chế đối phương.
Trước tiềm năng to lớn và ứng dụng vô cùng rộng rãi của kỹ thuật, công nghệ siêu thanh và bội thanh, không chỉ Mỹ và Nga mà một số cường quốc khác như Trung Quốc… đều đã có kế hoạch phát triển. Không tuyên bố công khai song giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã lên kế hoạch thử nghiệm các mô hình máy bay siêu thanh có khả năng đạt tốc độ đến Mach 5,6 tại một đường hầm gió mới ở Bắc Kinh và có thể đã xây dựng được một đường hầm gió có khả năng thử nghiệm các thiết bị bay siêu âm ở tốc độ Mach 9.
Theo ANTD
Mỹ phóng vệ tinh bí mật vào vũ trụ
Ngày 29/6, Mỹ đã phóng tên lửa đẩy hạng nặng không người lái Delta 4 từ căn cứ không quân tại Canaveral, bang Florida, để đưa một vệ tinh bí mật lên vũ trụ.
Tên lửa đẩy Delta - 4
Mục đích phóng vệ tinh này không được tiết lộ, song đây là vệ tinh của Cơ quan Do thám quốc gia Mỹ (NRO). Vệ tinh đáng lẽ đã được phóng một ngày trước đó, song bị hoãn lại do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Đây là vụ phóng vệ tinh bí mật thứ hai cho NRO trong vòng 2 tuần qua. Trước đó, ngày 20/6, cũng từ căn cứ không quân Canaveral, quân đội Mỹ đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa Atlas V mang theo vệ tinh NROL-38.
Nhiều nguồn tin cho rằng, đây có thể là một vệ tinh liên lạc thế hệ mới và là vệ tinh quân sự thứ 18 thuộc loại này. Hồi đầu năm, Mỹ cũng đã phóng tên lửa đẩy hạng nặng Delta 4 mang theo một vệ tinh viễn thông băng thông rộng tốc độ cao vào quỹ đạo./.
Theo VOV
Hình ảnh mảnh rơi tháp thoát hiểm tàu Thần Châu 9 của Trung Quốc Tháp thoát hiểm có quan hệ trực tiếp tới an toàn của các phi hành gia cho đến khi tên lửa đẩy và vệ tinh đâm qua bầu khí quyển và được lắp đặt ngay dưới khoang các phi hành gia đang ngồi. Vào lúc 18h 37 phút ngày 16/6, tên lửa đẩy Trường Chinh rời bệ phóng mang theo tàu Thần Châu...