Nọng cằm – nỗi ám ảnh của sao Việt và những thói quen gây tích mỡ ai cũng mắc
Mỹ nhân có gần 6 triệu người theo dõi cũng có một góc chết khi lên ảnh chỉ vì nọng cằm.
Chị em nếu vẫn tiếp tục những thói quen tưởng chừng như vội hại dưới đây thì có ngày mỡ thi nhau dồn dưới cằm.
Các ngôi sao trên mạng xã hội hay xuất hiện trong sự kiện đều có một diện mạo xinh đẹp xuất chúng. Họ luôn biết cách làm bản thân nổi bật trong từng bộ cánh hàng hiệu. Công chúng thường tò mò rằng, liệu có bao giờ các mỹ nhân bị sa sút nhan sắc với các nhược điểm “chí mạng” như người thường là nọng cằm hay không?
Thực tế, nọng cằm có thể “độ” bất cứ ai, dù cho người đó có sở hữu thân hình mi nhon, chân tay mảnh khảnh. Cứ nhìn loạt mỹ nhân dưới đây là rõ.
Hoa hậu Kỳ Duyên “đu trend TikTok hé lộ “góc khuất” trong nhan sắc của mình làm nhiều người giật mình. Cô nàng đang trong quá trình ép kí độ dáng nhưng vẫn không tránh khỏi việc mỡ rơi xuống cằm.
Lan Ngọc khoảng thời gian miệt mài ghi hình với Running Man, sắc vóc xuống cấp trầm trọng. Cô nàng không chỉ bị mụn ẩn thi đua mọc mà còn bị mỡ cằm “độ”.
“Thánh lầy” Bích Phương sở hữu vóc dáng với đôi chân vạn người mê, dáng người mảnh khảnh vẫn bị nọng cằm chình ình.
Ngọc Trinh từ khi phong độ vòng eo 55cm đã không hề có lợi thế về gương mặt thon gọn. Nếu không có sự hỗ trợ của photoshop, “Nữ hoàng nội y” bị dìm toàn tập.
Nhân vật bị gán ghép cho biệt danh “nọng” nổi tiếng nhất thời gian gần đây phải kể đến Phương Oanh. Cô liên tục bị dân tình gọi Nam “khúc giò”, Nam “nọng”,… Chính chủ dường như cũng biết vấn đề mình gặp phải mà dí dỏm nhận biệt danh này cho mình.
Phương Oanh may mắn sở hữu chiếc cằm nhọn chuẩn V-line vớt vát lại một số cảnh quay cận mặt để rõ mỡ dưới mặt này.
Từ những ví dụ của dàn mỹ nhân Vbiz ở phía trên có thể thấy, cả những người nổi tiếng cũng dễ bị tích mỡ dưới mặt như người thường. Không chỉ tăng cân, béo phì mới bị nọng mà người mình dây cũng có thể bị. Nguyên nhân nằm chính ở những thói quen hằng ngày của phái nữ. Những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lâu dần, dồn lại sẽ làm cho phần mỡ rơi sệ xuống và khiến giao diện nặng nề, kém xinh.
Ăn quá nhiều gia vị như muối, đường trong bữa
Gia vị thêm vào món ăn thoạt nhìn có vẻ ít nhưng chúng cũng có calo (năng lượng). Ăn quá nhiều gia vị làm tăng lượng calo in gây béo phì, đặc biệt ăn quá nhiều muối làm cơ thể tích nước, đặc biệt ở vùng mặt. Các món ăn Việt lại thường sử dụng thêm nước mắm chấm lại càng khiến chị em dễ bị nọng.
Nếu không cần thiết phải dùng nước chấm, hãy bỏ khỏi thực đơn. Tập ăn ít muối hơn cũng là cách nhiều chuyên gia thể hình khuyến khích bạn trong quá trình giảm cân.
Video đang HOT
Ăn quá nhanh
Ăn nhanh không những gây ảnh hưởng tới đường ruột, dạ dày mà còn làm giảm sự hoạt động của cơ hàm. Thêm vào đó, khi nhai nhanh, tần suất cơ hầm vận động cao có thể khiến phần da mỏng manh của cằm bị chảy xệ.
Giải pháp là bạn nên ăn chậm, nhai kĩ và nhai đều 2 bên hàm để gương mặt được đều, tránh lệch mặt. Nhai kĩ còn giúp bạn cảm nhận được độ ngọt của thực phẩm, hạn chế việc sử dụng nước chấm.
Ngủ không đúng cách
Theo nghiên cứu một người trưởng thành cần ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Ngủ ít khiến bạn phải đối mặt với stress, rối loạn thần kinh – nguyên nhân sản sinh ra hormone cortisol. Loại hormone này là thủ phạm gây béo phì hàng đầu. Khi tăng cân, phần mỡ mặt cũng nhiều hơn và nọng cằm xuất hiện.
Thêm vào đó, tư thế ngủ sai cũng khiến mỡ đổ dồn ở cằm. Bạn nên hạn chế các tư thế ngủ sấp, ngủ nghiêng. Các tư thế này gây áp lực lớn sẽ tác dộng lên cổ, tạo nếp nhăn, da sẽ bị chùng nhão và cuối cùng hình thành nọng cằm.
Bạn nên cố gắng nằm ngửa và hạn chế gây áp lực hay tiếng xúc mặt với gối.
Ngồi sai tư thế
Ngồi gù lưng, đầu cúi thấp để lướt điện thoại hay nhìn màn hình laptop sẽ ảnh hưởng tới cột sống và hình thành mỡ thừa ở nọng. Để tránh thói quen này, bạn nên cải thiện tư thế ngồi càng sớm càng tốt. Luôn cố gắng ngồi thật thẳng lưng, đặt màn hình máy tính cao hơn một chút để không phải cúi đầu quá thấp khi làm việc.
Lỗi sai thường mắc ở nhiều chị em văn phòng.
Ngủ nghiêng, cúi đầu xem điện thoại khiến cằm bị nọng
Những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như chống tay vào má, cúi đầu xem điện thoại, ngủ nghiêng... cũng khiến có bạn dễ bị nọng cằm.
1. Chống tay lên má, cằm: Nhiều người có thói quen chống má hoặc cằm khi trò chuyện, ăn uống, đọc sách hay thậm chí là nằm ngủ. Mặc dù tư thế này rất thoải mái nhưng nếu lâu ngày khuôn mặt nghiêng về một bên, các cơ cục bộ của khuôn mặt sẽ mất tính đàn hồi do bị ép quá mức, sẽ làm tăng nếp nhăn trên mặt, khiến da bị chùng, nhão ở phần má và cuối cùng làm cho khuôn mặt to ra, rất dễ hình thành nọng cằm.
2. Nhai thức ăn quá nhanh, ăn đồ cứng: Mặc dù các bài tập nhai khi ăn có thể làm cho khuôn mặt của bạn mỏng hơn, nhưng việc nhai thức ăn cứng thường xuyên có thể làm tổn thương da mặt. Ngoài ra, ăn và nhai quá nhanh cũng sẽ làm cơ nhai quá sức, khiến cơ hàm phát triển, góc hàm phì đại, đường nét trên khuôn mặt ngày càng dày hơn. Vì thế bạn cần tránh những thức ăn quá cứng như các loại hạt, mía, mực, kẹo cao su... Khi bạn ăn nhai quá nhanh sẽ khiến cơ hàm không được vận động đủ và bắt đầu bị nhão, dễ xảy ra hiện tượng cằm đôi ngấn mỡ.
3. Nằm ngủ nghiêng, nằm sấp: Những cô gái thích ngủ nghiêng hoặc nằm sấp thì nên bỏ ngay thói quen này. Bởi nằm sấp khi ngủ không chỉ tạo thêm áp lực cho tim, khó thở mà còn khiến khuôn mặt bị biến dạng. Khuôn mặt trong tình trạng bị ép lại sẽ khiến khung xương mặt to hơn, thậm chí là biến dạng, cằm nọng cũng dễ xuất hiện. Tư thế ngủ tốt nhất cho khuôn mặt là nằm ngửa, những người thích nằm nghiêng cũng nên thay đổi tư thế ngủ thường xuyên.
4. Gù lưng, cúi đầu xem điện thoại: Thói quen gù lưng và cúi đầu xuống để xem điện thoại sẽ dẫn đến việc hình thành nọng cằm. Vì khi đầu và cổ nghiêng về phía trước sẽ làm cho quá trình trao đổi chất ở hàm của chúng ta kém đi, khi cúi đầu xuống thì cằm sẽ chìa ra.
Cách bài tập đơn giản giúp đánh tan nọng cằm:
Ngửa đầu huýt sáo
Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh của các cơ và giúp cổ thư giãn ngay khi ngồi
- Ngồi thẳng lưng và thả lỏng vai, ngả đầu ra sau, nhìn lên trần nhà và đưa môi vào tư thế huýt sáo.
- Hãy để môi thư giãn nhưng vẫn giữ chặt vừa đủ để cảm thấy sức căng ở cổ.
- Giữ vị trí này trong 10 - 20 giây và lặp lại tư thế khoảng 10 lần.
Động tác bĩu môi
Đây cũng là một cách khá hiệu quả để giảm mỡ ở cằm và cổ.
- Đứng hoặc ngồi và làm động tác bĩu môi đơn giản
- Để giữ nguyên tư thế, bạn phải sử dụng các cơ ở cổ để đẩy cằm về phía ngực và cố không di chuyển phần lưng trên.
- Hãy giữ tư thế này trong 3 giây, thả lỏng và sau đó thực hiện lại.
- Lặp lại tư thế từ 10 - 20 lần đến khi cảm thấy cổ đã mỏi.
Bài tập nâng cằm
Nâng cằm để làm săn chắc các cơ ở hàm, cổ và cổ họng của bạn. Đây là bài tập giảm bớt nọng cằm hiệu quả dễ làm bất cứ lúc nào.
- Đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Sau đó, nghiêng đầu ra sau, nhìn lên trần nhà.
- Mím chặt môi và giữ cho các cơ mặt khác thư giãn. Giữ cho đôi môi của bạn mím lại 5 giây.
- Sau đó, thả lỏng đôi môi của bạn. Lặp lại bài tập này 5-10 lần, mỗi lần 5 giây.
Bài tập xoay cằm
- Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, từ từ xoay đầu để cằm di chuyển thành 1 vòng tròn từ vai này sang vai kia.
- Lặp lại 10 lần, sau đó đổi chiều xoay cằm.
Động tác kéo cổ
- Ngồi trên sàn nhà, đặt tay phải trên sàn nhà, vòng cánh tay trái qua đỉnh đầu chạm vào tai phải.
-Cúi đầu về phía vai, sử dụng bàn tay trái nhẹ nhàng ấn đầu và tai xuống thấp.
- Đưa bàn tay phải đặt lên cánh tay phải, dùng lực nhẹ từ từ ấn vai xuống. Giữ tư thế trong 10 giây. Thả tay, trở về vị trí ban đầu và đổi bên. Lặp lại 3 lần.
Bài tập lè lưỡi
- Đứng hoặc ngồi ở một vị trí thoải mái.
- Mở miệng rộng và đưa lưỡi ra hết sức có thể để cảm thấy cằm và cổ thắt chặt.
- Giữ nguyên tư thế và đếm đến 10. Sau đó thư giãn và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần.
Triệu Vy như diện váy ngủ, lĩnh đòn "chí mạng" từ nhiếp ảnh với góc chụp lộ hết nọng cằm Trông Triệu Vy như vừa ngủ dậy và khoác vội bộ quần áo để đi dự show thời trang. "Én nhỏ" Triệu Vy luôn là khách mời quan trọng trong những show diễn của các nhà mốt đình đám thế giới. Mỗi lần xuất hiện cô lại thể hiện một phong cách khác nhau, và dù cho trước đây có bị chê về...