Nón.g bỏn.g cạnh tranh trí tuệ nhân tạo
Những gì đang diễn ra trong cuộc chạy đua phát triển công nghệ về trí tuệ nhân tạo (AI) giữa Mỹ và Trung Quốc đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn.
Đầu tuần qua, chỉ trong 1 ngày nhưng các công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ đã bị “thổi bay” 1.000 tỉ USD về giá trị trên thị trường chứng khoán. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc DeepSeek – một công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc – công bố mô hình AI tạo sinh với chi phí phát triển được cho là thấp hơn hàng chục lần so với các đối thủ tại Mỹ.
Dấu hỏi về chi phí
Phát biểu sau sự kiện DeepSeek công bố thành công trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng tin tức về mô hình của DeepSeek là “tích cực” do chi phí rẻ, nhưng đồng thời ông cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp Mỹ cần phải tăng cường cạnh tranh. “DeepSeek là hồi chuông cảnh tỉnh cho các ngành doanh nghiệp của chúng ta rằng cần tập trung vào việc cạnh tranh để giành chiến thắng”, ông Trump nhấn mạnh.
DeepSeek được cho là “hồi chuông” cảnh báo các công ty Mỹ như OpenAI. ẢNH: REUTERS
Trong phân tích gửi đến Thanh Niên về cú hích mà DeepSeek tạo ra, Công ty Eurasia Group (Mỹ), đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, đán.h giá: “Trung Quốc đã cố gắng đưa một “tay chơi” lớn trong lĩnh vực AI lên bản đồ mà về lý thuyết thì không có quyền truy cập vào các chip hàng đầu từ các công ty Mỹ như NVIDIA và AMD – ít nhất là những chip được phát hành trong 2 năm qua”.
Trong khi đó, theo một số thông tin chưa thể kiểm chứng độc lập, DeepSeek thực tế có sử dụng một số phần cứng, chip tiên tiến từ NVIDIA, nhưng sự ràng buộc của lệnh cấm vận từ Mỹ khiến DeepSeek không thể thừa nhận. Tuy nhiên, ngay cả khi điều vừa nêu là một thực tế, thì những diễn biến xoay quanh DeepSeek một lần nữa nêu bật câu hỏi về hiệu quả của những khoản tiề.n khổng lồ mà các tập đoàn công nghệ của Mỹ đã đầu tư cho AI.
Từ năm 2024, dưới góc nhìn đầu tư, nhiều chuyên gia tài chính Mỹ đã cảnh báo ngành AI ẩn chứa tình trạng bong bóng, thậm chí đang trở thành “quả bo.m n.ổ chậm”. Tờ The Washington Post dẫn ý kiến một số nhà đầu tư lo ngại số tiề.n khổng lồ được các tập đoàn công nghệ, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và các công ty đầu tư mạo hiểm đổ vào AI có thể dẫn đến bong bóng tài chính.
Liên quan vấn đề này, Goldman Sachs cách đây chưa lâu đã thực hiện một báo cáo tập hợp ý kiến của nhiều chuyên gia liên quan. Trong đó, nhà kinh tế học Daron Acemoglu, tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ, ước tính từ năm 2024 – 2034, chỉ 25% các tác vụ dùng AI giúp tự động hóa để tiết giảm chi phí, tức AI chỉ giúp cải thiện không quá 5% các nhiệm vụ làm việc của nhân loại. Ông dự báo trong 10 năm tới, AI chỉ giúp tăng khoảng 0,5% năng suất cho Mỹ và đóng góp vào 0,9% tăng trưởng GDP của nước này.
Video đang HOT
Thách thức cho nước Mỹ
“Cú sốc” DeepSeek diễn ra chưa đây 1 tuần sau khi Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman, Tổng giám đốc SoftBank Masayoshi Son và Chủ tịch Oracle Larry Ellison cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thành lập Công ty Stargate để phát triển cơ sở hạ tầng cho nước này. Kế hoạch này được ông Trump nhấn mạnh là “dự án cơ sở hạ tầng AI lớn nhất trong lịch sử”.
Stargate được ra đời để xây dựng các hạ tầng, trung tâm dữ liệu nhằm đào tạo và chạy các mô hình AI mạnh mẽ. Theo đó, khoản đầu tư ban đầu là 100 tỉ USD và kế hoạch rót vốn tổng cộng sẽ lên đến 500 tỉ USD nhằm hướng đến việc Mỹ duy trì vị thế số 1 thế giới trong lĩnh vực AI.
Theo báo cáo của Eurasia Group dẫn phân tích từ Tập đoàn tài chính Morgan Stanley, các hệ thống hạ tầng AI của Stargate dự kiến cần lượng điện lên đến 15 GW. Nhưng sự xuất hiện của DeepSeek đặt ra câu hỏi liệu có thực sự cần đến những trung tâm dữ liệu, hạ tầng công nghệ ở quy mô mà Stargate hướng đến để phát triển và triển khai AI? Qua đó, việc chạy đua trước Trung Quốc để giành vị trí dẫn đầu về AI mà Tổng thống Trump đang theo đuổi liệu có hoang phí tiề.n của? Thậm chí, nếu thông tin do DeepSeek công bố về đầu tư cho AI là chính xác thì “có thể ném toàn bộ tiề.n đề của Stargate ra ngoài cánh cửa và thiết lập lại hoàn toàn thị trường AI. Nhu cầu sử dụng các trung tâm dữ liệu để phát triển AI cũng có thể giảm xuống”, theo Eurasia Group.
Trong khi đó, chính tỉ phú Elon Musk, một đồng minh thân cận của Tổng thống Trump, cũng hoài nghi về viễn cảnh của Stargate. Viết trên mạng xã hội X, tỉ phú Musk cho rằng các nhà sáng lập Stargate “không có tiền” để làm theo kế hoạch công bố.
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?
Thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc mạnh sau sự ra mắt của một tiến bộ bất ngờ từ công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc, DeepSeek, đ.e dọ.a đến hào quang bất khả chiến bại bao quanh ngành công nghệ của Mỹ.
Trợ lý AI của DeepSeek gần đây đã đứng đầu danh sách các ứng dụng iPhone miễn phí trên cửa hàng ứng dụng của Apple. Ảnh: investopedia
DeepSeek, công ty khởi nghiệp mới 1 năm tuổ.i của Trung Quốc, đã giới thiệu một mô hình AI đáng kinh ngạc vào tuần trước: Mô hình giống với ChatGPT có tên là R1, có tất cả các khả năng quen thuộc, hoạt động với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với các mô hình AI phổ biến của OpenAI, Google hoặc Meta.
Công ty Trung Quốc cho biết họ chỉ chi 5,6 triệu USD cho sức mạnh tính toán ở mô hình cơ sở của mình, so với hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ USD mà các công ty Mỹ chi cho công nghệ AI của họ. Điều đó đã gây chấn động khắp các thị trường, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, vào ngày đầu tuần, 27/1.
Cổ phiếu Nasdaq thiên về công nghệ đã giảm 3,1% và S&P 500 giảm 1,5%. Tuy nhiên, Chỉ số Dow Jones, được thúc đẩy bởi các công ty chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng bởi AI, đã tăng 289 điểm, hay cao hơn khoảng 0,7%. Thị trường chứng khoán đã giảm mạnh hơn nhiều vào đầu ngày.
Tuần trước, Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram, cho biết họ sẽ chi hơn 65 tỷ USD trong năm nay cho việc phát triển AI. Năm ngoái, Sam Altman, CEO của OpenAI, đưa ra dự báo ngành AI sẽ cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư để hỗ trợ phát triển các chip theo nhu cầu cần thiết để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu ngốn nhiều điện năng, nơi vận hành các mô hình phức tạp của ngành.
Trên mạng X, Marc Andreessen, người ủng hộ Tổng thống Donald Trump và là một trong những nhà đầu tư công nghệ hàng đầu thế giới, đã gọi DeepSeek là "một trong những đột phá đáng kinh ngạc và ấn tượng nhất mà tôi từng thấy".
Thành tựu đáng kinh ngạc từ một công ty khởi nghiệp AI tương đối ít người biết đến càng gâ.y số.c hơn khi biết rằng, Mỹ trong nhiều năm đã nỗ lực hạn chế nguồn cung cấp chip AI công suất cao cho Trung Quốc, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Điều đó có nghĩa là DeepSeek đã có thể đạt được mô hình chi phí thấp của mình trên các chip AI công suất thấp.
Cổ phiếu công nghệ Mỹ lao dốc trước sự trỗi dậy của AI Trung Quốc
Cổ phiếu công nghệ Mỹ đã bị ảnh hưởng nặng nề vào ngày 27/1. Cổ phiếu của Nvidia (NVDA), nhà cung cấp chip AI hàng đầu thế giới, đã giảm gần 17% và mất 588,8 tỷ USD giá trị thị trường cho đến nay là giá trị thị trường lớn nhất mà một cổ phiếu từng mất trong một ngày, cao hơn gấp đôi kỷ lục trước đó là 240 tỷ USD, xảy ra với Meta cách đây gần 3 năm.
Nvidia đã bắt đầu ngày 27/1 với tư cách là cổ phiếu được giao dịch công khai có giá trị nhất trên thị trường hơn 3,4 nghìn tỷ USD sau khi cổ phiếu của công ty tăng gấp đôi trong mỗi 2 năm qua. Tuy nhiên, Nvidia đã kết thúc ngày ở vị trí thứ ba sau Apple và Microsoft.
Cổ phiếu của Meta và Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng giảm mạnh. Các đối thủ cạnh tranh của Nvidia là Marvell, Broadcom, Micron và TSMC cũng chứng khiến cổ phiếu giảm mạnh. Cổ phiếu Oracle, Vertiv, Constellation, NuScale cũng như các công ty năng lượng và trung tâm dữ liệu khác đều lao dốc.
"Cú sốc" đó đã kéo thị trường chứng khoán Mỹ nói chung đi xuống, vì cổ phiếu công nghệ chiếm một phần đáng kể của thị trường công nghệ chiếm khoảng 45% S&P 500 - theo Keith Lerner, nhà phân tích tại Truist.
"Điểm mấu chốt ở chỗ, hiệu suất vượt trội của Mỹ là do công nghệ và sự dẫn đầu của các công ty Mỹ trong lĩnh vực AI", ông Lerner cho biết. "Việc triển khai mô hình DeepSeek đang khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi về sự dẫn đầu của các công ty Mỹ và số tiề.n đang được chi tiêu và liệu khoản chi đó có dẫn đến lợi nhuận (hay là chi tiêu quá mức) hay không".
Tuần này là tuần khởi đầu cho một loạt các công ty công nghệ báo cáo thu nhập, vì vậy phản ứng của họ trước sự kiện DeepSeek có thể dẫn đến những biến động thị trường hỗn loạn trong những ngày và tuần tới. Trong khi đó, các nhà đầu tư đang xem xét kỹ hơn các công ty AI của Trung Quốc.
"Các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả những công ty mới gia nhập như DeepSeek, đang giao dịch ở mức chiết khấu đáng kể do lo ngại về địa chính trị và nhu cầu toàn cầu yếu hơn", Charu Chanana, chiến lược gia đầu tư chính tại Saxo cho biết. Theo ông, "sự trỗi dậy của DeepSeek có thể khơi dậy sự quan tâm mới của nhà đầu tư đối với các công ty AI của Trung Quốc bị định giá thấp, mang đến một câu chuyện tăng trưởng thay thế".
Ngày 22/5/2024, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) do Hàn Quốc và Anh đồng tổ chức đã thông qua Tuyên bố Seoul nhằm tăng cường an toàn, đổi mới và hòa nhập về trí tuệ nhân tạo (AI). Ảnh: Đức Thắng - PV TTXVN tại Hàn Quốc
Thay đổi lớn trong các khoản đầu tư
Thông tin về năng lực AI "siêu việt" của DeepSeek cũng đã gây ra một sự thay đổi lớn trong các khoản đầu tư vào các công ty không phải công nghệ trên Phố Wall. Các công ty năng lượng được giao dịch ở mức cao hơn đáng kể trong những năm gần đây do lượng điện khổng lồ cần thiết để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu AI. Nhưng tất cả đều giảm mạnh vào ngày 27.1. Cổ phiếu của Constellation Energy, công ty đứng sau kế hoạch khôi phục nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island để cung cấp năng lượng cho AI, đã giảm 21%. Các đối thủ cạnh tranh như Vistra đã giảm 28% và GE Vernova giảm 21%.
Giá khí đốt tự nhiên tương lai, được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các máy phát điện, cũng giảm 5,9%. Dầu giảm hơn 2%. Bitcoin và các loại tiề.n điện tử khác cũng lao dốc.
Thành tựu của Trung Quốc liệu có đứng vững
Một thành tựu, mặc dù là một thành tựu gây sửng sốt, có thể không đủ để chống lại nhiều năm tiến bộ trong vị thế dẫn đầu về AI của Mỹ. Và khả năng khách hàng chuyển sang một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc là không cao. Vì vậy, đợt bán tháo trên thị trường có thể là hơi quá đà, hoặc có lẽ các nhà đầu tư đang tìm kiếm một cái cớ để bán.
Michael Block, chiến lược gia thị trường tại Third Seven Capital bình luận: "Thời gian sẽ trả lời liệu mối đ.e dọ.a DeepSeek có thực sự xảy ra hay không cuộc đua về công nghệ nào hiệu quả và các công ty lớn của phương Tây sẽ phản ứng và phát triển như thế nào vẫn đang diễn ra. Thị trường đã trở nên quá tự mãn vào đầu kỷ nguyên Trump 2.0 và có thể đã tìm kiếm một cái cớ để rút lui và họ đã có một cái cớ tuyệt vời ở đây".
Ngành công nghiệp này cũng tin vào báo cáo của DeepSeek về chi phí cực thấp. Với thành tựu tiết kiệm chi phí đáng kể, mô hình R1 trở thành là đối thủ cạnh tranh của ChatGPT - một mô hình ngôn ngữ lớn tập trung vào người tiêu dùng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa chứng minh được rằng nó có thể xử lý một số năng lực AI đầy tham vọng cho các ngành công nghiệp mà hiện tại vẫn cần đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn.
Giuseppe Sette, Chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường AI Reflexivity, cho biết: "Nhờ có nguồn nhân lực dồi dào và nguồn vốn dồi dào, Mỹ vẫn là 'sân nhà' hứa hẹn nhất mà chúng tôi mong đợi sẽ chứng kiến sự xuất hiện của thế hệ AI tự cải thiện (self-improving AI) đầu tiên".
Mỹ đối mặt thách thức mới trong cuộc đua AI Thành công của DeepSeek đang làm lung lay chiến lược kiểm soát công nghệ của Mỹ với Trung Quốc. Với chi phí phát triển thấp nhưng hiệu suất ngang hàng các đối thủ Mỹ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) này buộc Washington phải xem xét lại cách duy trì vị thế dẫn đầu trong cuộc đua. Biểu tượng của Tập đoàn...