“Nóng bỏng” bóng chuyền nữ U50
Cứ chiều đến, các làng quê ở Quảng Bình lại sôi nổi với các trận đánh bóng chuyền của chị em phụ nữ. Nhiều “vận động viên” đã ở tuổi trên 50, đã lên chức bà, vẫn say mê cùng trái bóng.
Những trận đấu bóng chuyền đặc biệt ấy diễn ra hàng ngày, vào mỗi buổi chiều ở thị trấn huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh (Quảng Bình). Các đội bóng nữ, có em mới 15-16, nhưng cũng có chị, có bà đã trên 40, ngoài 50 tuổi…
Nhà văn hóa thôn Đặng Lộc 2, xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, mới hơn 4 giờ chiều nhưng trên sân đấu, các chị em đã có mặt đầy đủ. Sau những cái bắt tay trân trọng đối thủ trước trận đấu, chị em tung người đánh bóng ngoạn mục, khán giả vỗ tay rầm rộ, không khí vô cùng sôi động.
Cứ chiều đến, các sân bãi thôn ở Quảng Bình lại sôi nổi lên bởi những trận cầu bóng chuyền “kinh điển” của các chị em phụ nữ nơi đây
Tại xã Hưng Thủy, phong trào tập luyện bóng chuyền chào mừng ngày 20/10 cũng nhộn nhịp chẳng kém. Chị Phan Thị Hương (45 tuổi) cho biết, chúng tôi tập bóng vừa để xây dựng phong trào thể thao truyền thống cho chị em, vừa cải thiện sức khoẻ sau những giờ lao động mệt nhọc.
Còn chị Lê Thị Thanh tâm sự: “Nhiều lúc xem ti vi thấy những cô gái trẻ đánh bóng chuyền rất hay tại sao mình lại không làm được như vậy. Từ suy nghĩ này tôi đã đề cập với nhiều chị em và được sự thống nhất trong Chi hội phụ nữ. Đây là môn thể thao rất hay cần được phổ biến trong toàn chị em để phát triển tốt hơn”.
Dường như niềm đam mê đã ăn sâu vào máu, ai cũng cố gắng thu xếp thời gian để không bỏ lỡ buổi tập luyện nào. Say mê đến độ có chị mới vừa đi làm đồng về, người còn lấm lét bùn đất đã tập trung tại nhà văn hóa để chơi bóng. Chị Nguyễn Thị Huyền, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sen Thuỷ cho biết: “Để phong trào tập luyện của chị em có hiệu quả hơn, Hội Phụ nữ các xã thường xuyên tổ chức giao lưu, thi đấu vào những dịp lễ, tết nhằm khơi dậy truyền thống thể thao trong chị em”.
Video đang HOT
Hết mình với trái bóng
Nữ “vận động viên” từ U20 đến cả U50.
Thấy vợ nhiệt tình với hoạt động thể thao, nhiều anh chồng cũng rất quan tâm chia sẻ, giúp đỡ vợ việc nhà, việc đồng áng để vợ yên tâm tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe. Các ông chồng có thời gian rỗi còn rủ nhau ra cổ vũ vợ chơi bóng. “Cánh đàn ông” nói vui: Bóng chuyền nữ không chỉ sôi động mà còn vô cùng “ nóng bỏng”.
Anh Phạm Văn Quang – chồng chị Lê Thị Hồng – chia sẻ: “Thấy vợ say mê chơi bóng tôi cũng thấy vui và khuyến khích. Đàn ông có rất nhiều dịp để gặp mặt nhau trong khi phụ nữ phải lo cho công việc nội trợ gia đình và nuôi dạy con cái, nên tạo cho họ cảm giác thoải mái”.
Phong trào tập luyện do Hội Phụ nữ phát động đã có sức lan toả rộng lớn. Hầu hết các thôn đều trên địa bàn tỉnh đều có đội bóng chuyền nữ. Ngoài ra những chị chơi bóng ưu tú sẽ được chọn vào đội bóng của xã, huyện. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc giúp chị em say mê tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe và có thêm niềm vui trong cuộc sống.
Dantri
Làng quê ngập rác: Hành động trước khi quá muộn
Trả lời Thanh Niên, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho rằng tình trạng làng quê ngập rác mà Thanh Niên phản ánh đã đến mức báo động, cơ quan hữu trách và các địa phương cần phải hành động ngay trước khi quá muộn.
Ông Tùng cho biết, trung bình mỗi ngày một người dân thải ra khoảng 0,7 kg chất thải, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh khoảng 6,6 triệu tấn rác thải sinh hoạt, nhưng tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt khoảng 40-55%.
Rác thải sinh hoạt nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp nhưng trên toàn quốc hiện chỉ có 12/63 tỉnh, thành có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn, hầu hết các bãi rác thải ở nông thôn là bãi rác hở và để phân hủy tự nhiên. Nhiều xã không có quy hoạch bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy định chỗ tập trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở rác nên các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, khiến rác thải nông thôn trở thành vấn đề nan giải.
Rác ở nông thôn đã trở thành vấn đề khẩn cấp - Ảnh: Q.Duẩn
Ông nghĩ gì trước tình trạng người dân đổ rác khắp nơi, nhiều bãi rác tự phát mọc lên sát các khu dân cư... ở hầu hết các vùng nông thôn?
Đúng là hiện nay, ở nhiều làng xã có tình trạng rất nhiều bãi rác "mọc" lên một cách bừa bãi, không được dọn dẹp thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan nông thôn. Khi đi về các làng quê, chúng ta dễ dàng nhận thấy, có thể đường làng, ngõ xóm thì sạch nhưng các bãi rác chất đống tại đầu làng, đầu xã hoặc tại một khu vực đất trống nào đó lại đang bốc mùi kinh khủng. Điều lo lắng hơn là tình trạng này trong mấy năm gần đây có xu hướng gia tăng trong khi các địa phương lại đang lúng túng, chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả, triệt để.
Có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể tới việc chưa có quy hoạch quản lý chất thải rắn tại nhiều địa phương, mới chỉ loay hoay chọn vị trí bãi chôn lấp/xử lý mà chưa có được quy hoạch tổng thể. Một nguyên nhân mà chúng tôi nghĩ rằng cần phải nhìn nhận để giải quyết một cách thấu đáo, cặn kẽ và cương quyết là sự chồng chéo, không rõ ràng, thiếu thống nhất trong phân công phân nhiệm quản lý chất thải rắn nông thôn giữa các cấp các ngành, giữa các cơ quan ở trung ương, các cơ quan tại địa phương. Điều đó dẫn đến việc phân tán các nguồn lực, không có cơ quan chịu trách nhiệm chính. Ai cũng thấy đó là vấn nạn, ai cũng kêu là phải thế này thế nọ, nhưng chưa thực sự xắn tay áo vào làm, làm một cách nghiêm túc và bài bản.
Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe người dân thưa ông?
Ở nhiều nơi, đến đầu làng đã thấy bãi rác, các bãi rác tạm này (gọi là tạm nhưng thực ra nhiều bãi rác đã tồn tại cả chục năm) rất hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nước mặt (ao, hồ sông suối) và nước ngầm tại chỗ. Nước rỉ rác mang nhiều chất độc hại sẽ lan tỏa, ảnh hưởng đến các nguồn nước mà hằng ngày người dân phải dùng, phải tiếp xúc. Việc đốt rác tự nhiên gây bụi bặm, phát sinh chất độc hại, gây ô nhiễm không khí. Những người dân tại địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên nhất. Người dân sống tại các bãi rác không hợp vệ sinh thường mắc phải các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp...
Tôi được biết, một nghiên cứu được tiến hành tại Lạng Sơn cho thấy, tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn nhiều lần so với khu vực không chịu ảnh hưởng.
Thưa ông, chúng ta cần phải làm những gì để từng bước chấm dứt tình cảnh "làng quê ngập rác"?
Ở nước ta, rõ ràng, rác thải sinh hoạt ở nông thôn đang là vấn nạn, thực sự báo động. Cần phải hành động ngay trước khi quá muộn. Phải xóa các bãi rác tự phát và các bãi rác tạm, không để phát sinh các bãi rác tạm, bãi rác tự phát tại làng quê. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cả việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý, quy hoạch và xây dựng các bãi rác đạt chuẩn, xa khu dân cư, đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Khoa học - Công nghệ đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, quy hoạch và xây dựng các bãi rác đạt tiêu chuẩn, nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện của các địa phương.
Đặc điểm ở các địa phương khác nhau nên các giải pháp cũng sẽ khác nhau về cách thu gom, vận chuyển, quy mô, công nghệ. Việc xây dựng các mô hình để triển khai áp dụng thí điểm tại một số địa phương và sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng áp dụng rộng rãi đang được tiến hành khẩn trương. Tại một số tỉnh thành như Quảng Nam, Bình Định... đã áp dụng thành công mô hình xử lý rác thải với quy mô nhỏ. Tại đó chỉ với 4 - 6 người địa phương cùng một sàn xi măng có mái, diện tích khoảng 1.000 m2 đã giải quyết cơ bản, xử lý rác thải cho 3.000 - 4.000 người dân trong làng. Một số nơi khác có điều kiện hơn, các hợp tác xã đứng ra thu gom rác hằng ngày, vận chuyển đến bãi rác hoặc nơi xử lý rác tập trung.
Tôi cho rằng bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, chúng ta cần công khai các hành vi xả rác vô tội vạ, những bãi rác ô nhiễm nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng... để thúc đẩy người dân và chính quyền địa phương sớm có biện pháp cải thiện tình hình. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, chúng ta phải bố trí đầy đủ thùng đựng rác và tiến hành thu gom thường xuyên, xây dựng những khu đổ rác ở nông thôn hợp chuẩn, hợp quy.
Theo TNO
Giếng làng xưa trong thời hiện đại Những giếng làng được xây bằng gạch hoặc đá ong không chỉ là điểm cấp nước tập thể cho cả làng xã một thời mà còn là nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Nhiều nơi ở Hà Nội, giếng làng vẫn được gìn giữ. Giếng Ngọc trước đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội),...