Nóng: Bộ Y tế tăng hạn dùng của vaccine phòng COVID-19 Moderna từ 7 lên 9 tháng
Căn cứ vào kết luận của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đồng ý cập nhật hạn dùng của vaccine phòng COVID-19 Moderna từ 7 tháng lên 9 tháng kể từ ngày sản xuất.
Chiều 3/3, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế thông tin, căn cứ vào kết luận của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược đồng ý cập nhật hạn dùng của vaccine phòng COVID-19 Spikevax (tên khác của vaccine phòng COVID-19 Moderna) từ 7 tháng lên 9 tháng (kể từ ngày sản xuất) ở điều kiện bảo quản -25 độ C đến -15 độ C đối với các cơ sở sản xuất vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Bộ Y tế tăng hạn dùng của vaccine phòng COVID-19 Moderna từ 7 lên 9 tháng
Việc cập nhật hạn dùng này được áp dụng đối với các lô vaccine Spikevax được nhập khẩu vào Việt Nam kể từ ngày 2/3/2022.
Trước đó, việc cập nhật hạn dùng vaccine phòng COVID-19 Spikevax cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt vào ngày 09/02/2022, Cơ quan Quản lý Dược của Châu Âu (EMA) phê duyệt ngày 08/12/2021, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA) phê duyệt ngày 31/01/2022 và các cơ quan quản lý dược của Anh, Úc, Canada, Thụy Sỹ…
Vaccine phòng COVID-19 Spikevax do hãng dược Moderna nghiên cứu và sản xuất, được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ngày 28/6/2021.
Bộ Y tế khẳng định việc cập nhật hạn dùng đối với vaccine phòng COVID-19 Spikevax không làm thay đổi chất lượng, an toàn, hiệu quả của vaccine.
Video đang HOT
Vaccine phòng COVID-19 Moderna hay còn có tên khác là Spikevax là vaccine phòng COVID-19 thứ 5 được phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở nước ta. Đến nay đã có hơn 14 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Moderna về đến Việt Nam qua nguồn viện trợ của COVAX và chính phủ các nước.
Trong công văn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại ban hành hồi cuối tháng 1/2022, Bộ Y tế hướng dẫn đối với liều dùng vaccine do Moderna sản xuất, người tiêm liều bổ sung thì sử dụng liều là 0.5ml; Còn với người tiêm liều nhắc lại (người đã tiêm 2 mũi trước đó bằng bất cứ loại vaccine gì), liều dùng là 0,25ml (tức là 1/2 liều cơ bản).
Liên quan đến việc tăng hạn dùng của vaccine phòng COVID-19, trước đó ngày 28/2/2022, Bộ Y tế cho biết, trên cơ sở các nghiên cứu đánh giá độ ổn định liên quan đến hạn dùng của vaccine được bổ sung, các cơ quan chuyên môn đã xem xét thẩm định, Cục Quản lý Dược đã đồng ý tăng hạn dùng của vaccine phòng COVID-19 Abdala từ 6 tháng lên 9 tháng.
Tiêm 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 dịp Tết, Bộ Y tế yêu cầu khẩn đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân
Bộ Y tế cho biết thực hiện chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, cả nước tiêm 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết.
Để hoàn thành mục tiêu bao phủ vaccine, Bộ Y tế yêu cầu khẩn các tỉnh, thành đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân.
Ngày 8/2, Bộ Y tế có văn bản khẩn gửi các tỉnh, thành phố về việc đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân vaccine phòng COVID-19.
Những ngày Tết tiêm được 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân
Bộ Y tế cho biết, số liệu của các địa phương, đơn vị cho thấy, đến hết ngày 6/2 (mùng 6 Tết), cả nước đã tiêm được khoảng 182,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Tỷ lệ tiêm mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt 95,5%, mũi 3 (liều nhắc lại) cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 25%.
Riêng trong chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, cả nước đã thực hiện khoảng 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Quảng Bình trong những ngày Tết nhằm thần tốc thực hiện chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022. Ảnh: Lộc Hà
Để tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân và hoàn thành mục tiêu bao phủ vaccine, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai quyết liệt chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân theo kế hoạch đã được Bộ Y tế ban hành, bảo đảm tất cả những người từ 12 tuổi tiệm đủ liều cơ bản, người từ 18 tuổi được tiêm mũi 3 khi đến lịch.
Đặc biệt, các địa phương rà soát tiêm chủng cho người đến và trước khi đi đến nơi khác, người lao động quay trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán mà chưa được tiêm đủ liều, đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Chỉ đạo các Sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ ngành y tế trong công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu bao phủ vaccine trong Quý 1 năm 2022, góp phần kiểm soát dịch bệnh.
Đảm bảo tiêm chủng hiệu quả và an toàn, tuyệt đối không để lãng phí
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, từ ngày 29/01/2022 đến hết ngày 28/02/2022, sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022 cho toàn bộ trẻ em và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm theo phát động của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022 của Bộ Y tế.
Theo kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân của Bộ Y tế, chiến dịch được triển khai trên quy mô toàn quốc tại tất cả các xã, phường, thị trấn.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tuyệt đối không để lãng phí. Triển khai chiến dịch đảm bảo tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.
Đồng thời chỉ đạo các đơn vị quân đội, công an, y tế, giao thông vận tải... phối hợp trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Bộ Y tế nêu rõ, tổ chức tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các hướng dẫn của Bộ Y tế; Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai tiêm chủng bắt buộc cho cộng đồng.
Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp, trường học, nhà văn hoá,... để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm. Bố trí cơ sở, đội cấp cứu lưu động để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến sau tiêm chủng; Cơ sở tiêm chủng thực hiện tiêm chủng theo quy định...
Mục tiêu tiêm vaccine phòng COVID-19 được Chính phủ xác định:
- Hết tháng 1/2022, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi;
- Trong quý I/2022, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định.
Cùng với đó, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Những phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 hay gặp ở người cao tuổi Người cao tuổi cần có người thân/người chăm sóc bên cạnh để theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên trong vòng 24h và 7 ngày sau tiêm chủng, tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K tại nhà. Theo Bộ Y tế, những dấu hiệu phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm là: sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ,...