Nóng: Bộ trưởng Bộ Y tế điều 14 bệnh viện trung ương hỗ trợ TP HCM và 10 tỉnh phía Nam điều trị COVID-19
Chiều ngày 30/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công 14 bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 tại TP HCM và 10 tỉnh phía Nam.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế phân công các bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 tại các tỉnh thành phố gồm:
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Thống Nhất tiếp tục hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các cơ sở y tế của TP HCM.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của Tỉnh Bình Dương.
Các y bác sĩ đang nỗ lực điều trị cho bệnh nhân COVID-19
Bệnh viện Phổi Trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của Tỉnh Đồng Nai.
Video đang HOT
Bệnh viện Lão khoa Trung ương hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Tháp.
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của Tỉnh Long An.
Bệnh viện Hữu Nghị phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Tiền Giang.
Bệnh viện K phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Kiên Giang.
Bệnh viện E phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Sóc Trăng.
Bệnh viện Nhi Trung ương phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Vĩnh Long.
Bệnh viện Bạch Mai phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh An Giang.
Tại quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các Bệnh viện tuyến trên theo phân công chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đánh giá, tổ chức thu dung điều trị, các điều kiện hiện có về giường bệnh, hệ thống oxy, trang thiết bị, thuốc, vật tư, nhân lực của các cơ sở y tế để xác định những khó khăn, bất cập và đề xuất với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh, thành phố để chỉ đạo và hỗ trợ khắc phục.
Thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19; Đồng thời cử cán bộ y tế trực tiếp hướng dẫn chuyên môn tại chỗ, hội chẩn từ xa, tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực và giám sát chất lượng về cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế các tỉnh, thành phố.
Tổ chức giao ban hàng ngày để rút kinh nghiệm điều trị giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến quận/huyện/thành phố được phân công. Phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh, thành phố (nếu có) trong việc điều phối, chuyển tuyến kịp thời và phù hợp người bệnh COVID-19.
Cùng đó hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các tỉnh, thành phố trong thực hiện quản lý, điều trị người nghi mắc và mắc COVID-19.
Trong thời gian gần đây số ca mắc COVID-19 tại TP HCM và một số địa phương phía Nam gia tăng, trong đó rất nhiều F0 trong cộng đồng. Việc gia tăng ca mắc khiến cho không ít tỉnh phải điều chỉnh cấp độ dịch… và phải mở rộng cơ sở điều trị, thu dung. Đồng thời một số địa phương đã triển khai cách ly, điều trị và theo dõi F0 tại nhà.
Trong đợt dịch thứ 4, Bộ Y tế cùng các địa phương cũng đã điều động hơn 25.000 cán bộ y tế trực thuộc Bộ, các bệnh viện tuyến TW, viện nghiên cứu… sinh viên các trường y dược, bệnh viện các tỉnh đến TP HCM và các tỉnh thành phố phía Nam hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Cùng đó Bộ trưởng Bộ Y tế đã điều động và phân công hàng loạt bệnh viện tuyến trung ương thiết lập và phụ trách các trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ…
Đi khám chữa bệnh, mắc COVID tại bệnh viện, ai chi trả?
Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã thống nhất hướng dẫn bổ sung cho các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế về việc xác định chi phí khám, chữa bệnh nội trú liên quan đến điều trị bệnh COVID-19.
Bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) sau khi thành phố nới lỏng giãn cách - Ảnh: XUÂN MAI
Ngày 26-11, Sở Y tế TP.HCM thông báo kết luận cuộc họp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM về việc trao đổi một số khó khăn vướng mắc về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn COVID-19 và trong tình hình mới.
Đối với việc phân định chi phí điều trị bệnh COVID-19 và chi phí điều trị bệnh nền, BHXH TP.HCM đã có văn bản yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thống kê chính xác và đề nghị thanh toán các chi phí điều trị thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT theo đúng hướng dẫn.
BHXH TP.HCM thống nhất hướng dẫn bổ sung cho các cơ sở khám chữa bệnh BHYT về việc xác định chi phí khám, chữa bệnh nội trú liên quan đến điều trị bệnh COVID-19 thuộc phạm vi BHYT thanh toán. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: người bệnh được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc RT-PCR) ngay trong ngày nhập viện và được xác định âm tính thì thanh toán BHYT như các bệnh thông thường.
Trường hợp 2: người bệnh được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc RT-PCR) ngay trong ngày nhập viện và được xác định âm tính nhưng sau đó mắc COVID-19 trong quá trình điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh và được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án thì thanh toán BHYT từ khi nhập viện đến khi xác định mắc COVID-19.
Ông Nguyễn Anh Dũng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đề nghị các bệnh viện khẩn trương rà soát, thống kê chi phí điều trị bệnh COVID-19 do ngân sách nhà nước chi trả và chi phí điều trị bệnh nền do quỹ BHYT chi trả.
Cơ quan chức năng điều tra vụ nhiều người ngộ độc rượu methanol Chỉ trong 10 ngày, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận điều trị 10 ca ngộ độc rượu methanol, còn tại Bệnh viện Thống Nhất cũng tiếp nhận 12 ca. Cơ quan chức năng hiện đang điều tra. Bệnh nhân ngộ độc rượu methanol được điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Ảnh: B.KHANG Tối 11-10, bà Phạm Khánh Phong Lan...