Nóng 24h qua: Cái kết bất ngờ sau phiên tòa xử vụ hoa hậu Phương Nga
TAND TP.HCM đọc quyết định cho bị cáo Phương Nga được tại ngoại và thông tin gần 4 triệu người sẽ được tăng lương cơ sở là những thông tin “ nóng” nhất ngày 29/6.
Sau 5 ngày xét xử kịch tính, Phương Nga được tại ngoại
Trong 4 ngày (từ 22 đến 27/6), TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, ngụ TP Hà Nội) cùng đồng phạm bị truy tố về tội lừa đảo 16,5 tỷ đồng.
Trong ngày thứ 5 phiên sơ thẩm (29/6), trước những câu hỏi của Viện kiểm sát và luật sư của Cao Toàn Mỹ nhưng bị cáo Phương Nga đã có những câu trả lời sắc sảo. Luật sư bào chữa cho bị cáo Phương Nga cũng cho rằng có dấu hiệu oan sai trong vụ việc, kiến nghị tòa cho cô tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú.
Bị cáo Trương Hồ Phương Nga tại phiên tòa
Cuối cùng trong ngày thứ 5 phiên sơ thẩm, Chủ tọa phiên tòa đã đọc quyết định của TAND TP. Hồ Chí Minh, cho bị cáo Phương Nga được tại ngoại, nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Tòa cũng tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với vụ án hoa hậu Phương Nga bị tố lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, theo cáo buộc, bị cáo Nga lừa ông Cao Toàn Mỹ mua bán nhà chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, các bị cáo cho rằng đó là tiền ông Mỹ cho Nga trong thời gian mặn nồng, do sau này xảy ra mâu thuẫn đại gia muốn đòi lại nên dựng lên việc mua bán nhà. Hoa hậu Phương Nga bị bắt vào tháng 3.2015 khi đang lưu trú tại một căn hộ ở quận 2.
Video đang HOT
Lương cơ sở tăng từ ngày 1/7
Nghị định 47 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở năm 2017, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang… sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Cụ thể, mức lương cơ sở sẽ tăng từ mức 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương cơ sở sẽ tăng 90.000 đồng/tháng so với hiện nay.
Mức lương cơ sở tăng từ ngày 1/7
9 nhóm đối tượng được xếp hưởng mức lương, phụ cấp theo Nghị định này bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Tìm thấy dép của bộ đội hy sinh tại Tân Sơn Nhất
Ngày 29/6, một đơn vị thi công công trình đã phát hiện một số dép bộ đội và tư trang cá nhân ở khu vực phía Tây sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Đây là nơi diễn ra các trận đánh ác liệt ngày 30/1/1968 và ngày 1/2/1968. Nguồn tin này cũngnghi ngờ khu vực này có ngôi mộ tập thể.
Vị trí được cho là hố chôn tập thể bộ đội hy sinh
Sau đó đơn vị thi công công trình đã đánh dấu vị trí và báo cáo cơ quan chức năng. Như vậy, đối chiếu với thông tin của cựu binh Mỹ từng có mặt tại Việt Nam cung cấp là có căn cứ. Bộ Tư lệnh TP.HCM cùng các sở, ngành của TP.HCM đang lên phương án để khảo sát vị trí nói trên.
Dự kiến giữa tuần tới Bộ Tư lệnh TP chủ trì sẽ mời người chỉ huy, chiến sĩ tham gia trận đánh này cùng các nhà khoa học, cơ quan chức năng bàn thảo trước khi khảo sát thực địa.
Các GS, BS đầu ngành đề nghị thả bác sĩ Lương
Liên quan tới sự cố chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân tử vong, 10 bệnh nhân khác nhập viện, vừa qua Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương, người phụ trách điều trị hôm xảy ra sự cố 29/5.
GS.TS.Nguyễn Thanh Liêm
Sau sự việc, nhiều giáo sư, bác sĩ đầu ngành đã lên tiếng đề nghị thả bác sĩ Lương. GS.TS.Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, chuyên gia đầu ngành về Nhi khoa tại Việt Nam nói: “Tôi thực sự không có đủ hết thông tin nhưng qua phân tích của các đồng nghiệp chuyên ngành hồi sức cho thấy em Lương không có tội. Em có liên quan nhưng có nhất thiết phải bắt giam vì việc bắt giam em đang gây ra một hiệu ứng hết sức tiêu cực. Rất nhiều cán bộ y tế bị sốc nặng”.
GS.TS Nguyễn Anh Trí – Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương không đồng tình việc bắt tạm giam đối với BS. Hoàng Công Lương.
GS. Trí phân tích:” Việc khởi tố vụ án là cần thiết nhưng trường hợp nào bắt tạm giam thì đáng lẽ cơ quan điều tra cần cân nhắc. Bởi luật quy định chỉ bắt tạm giam với những đối tượng đó gây ra tội phạm nghiêm trọng, hay đối tượng có nguy cơ bỏ trốn, người gây án tiếp tục gây ra những nguy hiểm cho xã hội. Cả ba yếu tố này anh Lương hoàn toàn không có”.
Theo Danviet
Không xử lưu động bị cáo chưa thành niên
TAND huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã quyết định không xử lưu động bị cáo HSN (sinh ngày 10-7-1998, ngụ xã Ea Trol, huyện Sông Hinh) trong vụ án cố ý gây thương tích.
Quyết định này được đưa ra sau khi báo Pháp Luật TP.HCM ngày 6-6 đăng bài "Xử lưu động bị cáo chưa thành niên, vì sao?".
Trước đó, TAND huyện Sông Hinh lên kế hoạch mở phiên tòa lưu động tại Phòng Văn hóa-Thông tin huyện vào ngày 16-6 để xử sơ thẩm vụ án trên. Trong khi đó, vụ án này xảy ra khi bị cáo N. mới 17 tuổi và đến ngày đưa ra xét xử vẫn là người chưa thành niên. Phát hiện sự việc này, báo Pháp Luật TP.HCM có bài phân tích, trong đó các luật sư, thẩm phán và chuyên gia pháp luật đều cho rằng việc xử lưu động đối với bị cáo chưa thành niên là đi ngược lại xu hướng tố tụng tiến bộ, tôn trọng quyền con người mà BLTTHS 2015 và BLHS 2015 quy định.
Sau khi báo đăng, TAND huyện Sông Hinh đã quyết định hoãn phiên tòa lưu động, mở lại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 12-7 tại trụ sở TAND huyện. Ngoài ra, tòa cũng đã khắc phục sai sót khi không đưa mẹ của N. vào tham gia tố tụng với tư cách đại diện hợp pháp của bị cáo.
TẤN LỘC
Theo PLO
Vợ chồng ly hôn, phải trả nhà cho mẹ vợ? Sau khi nghe đương sự lo sợ mình không vô tư, khách quan, thẩm phán thụ lý bèn từ chối giải quyết vụ án, dù trước đó tòa đã bác đơn xin thay đổi chủ tọa. Ngày 21-6, TAND TP Cần Thơ đã tuyên bố hoãn xử phúc thẩm vụ ly hôn giữa ông La Thành Tài và vợ là NTTN vì thẩm...