NÓNG 24h: Người SG xuống đường phản đối TQ; Tạm giam 2 bị can vụ lật cầu treo
Tình hình căng thẳng trên biển Đông tiếp tục là chủ đề quan tâm hàng đầu của bạn đọc trong suốt 24h qua.
Người dân xuống đường phản đối việc nước này đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam.
Người TP HCM xuống đường phản đối Trung Quốc
Gần 9h ngày 10/5, đoàn người bắt đầu tập trung trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3) với những lá cờ tổ quốc đỏ thắm. Các biểu ngữ: “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam”… bằng tiếng Việt Nam, Trung Quốc và tiếng Anh cũng được giương cao.
Tại giao lộ các con đường xung Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, khu vực trung tâm của TP HCM, lực lượng cảnh sát giao thông, các đơn vị chức năng nhiều hơn ngày thường nhưng không có sự ngăn cản mà chủ yếu là đảm bảo trật tự giao thông.
Hơn 100 người có mặt đã đồng thanh hát những bài hát truyền thống như Quốc ca, Việt Nam – Hồ Chí Minh, Nối vòng tay lớn… và hô vang: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”.
Đoàn người sau đó đi dọc theo tuyến đường Hai Bà Trưng, trong cái nắng gay gắt của Sài Gòn. Đến 9h40, cuộc diễu hành kết thúc sau khi mọi người nắm tay nhau hô vang: “Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền”.
Tình hình Biển Đông: Việt Nam đưa vụ giàn khoan ra ASEAN
Ngày 9/5, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dân đâu đoàn Viêt Nam tham dự hôi nghị Quan chức cao câp ASEAN (SOM) tại Naypyidaw, Myanmar.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã câp nhât vê các diên biên phức tạp hiên nay ở Biên Đông, trong đó nhân mạnh viêc Trung Quôc hạ đặt giàn khoan HD-981 và đưa nhiêu tàu hô tông, trong đó có cả tàu quân sự vào sâu trong khu vực thêm lục địa và vùng đặc quyên kinh tê của Viêt Nam hơn 80 hải lý.
Hành động này vi phạm nghiêm trọng chủ quyên, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm luât pháp quôc tê và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC). Các tàu của Trung Quốc còn chủ đông đâm và dùng vòi rông phun nước làm hư hỏng nhiều tàu thuyền, gây thương tích cho thủy thủ trên tàu của Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, tình hình vi phạm nêu trên là rât nghiêm trọng, phương hại đên hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực cũng như các nô lực củng cố lòng tin trong khu vực. Việt Nam cho rằng ASEAN cân phải có tiêng nói chung trước tình hình nghiêm trọng trên, nhân mạnh yêu câu phải nghiêm túc tuân thủ luât pháp quôc tê và Công ước Luât biên 1982, trong đó có các quy định của Công ước vê tôn trọng vùng thêm lục địa và vùng đặc quyên kinh tê của các quôc gia ven biên.
Vụ lật cầu treo Chu Va 6: Bắt tạm giam 2 bị can
Ngày 9/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với Nguyễn Văn Ký và Bùi Hải Sơn.
Nguyễn Văn Ký (sinh năm 1979, hộ khẩu thường trú tại bản Đông Phong, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, Lai Châu) và Bùi Hải Sơn (sinh năm 1981, hộ khẩu thường trú tại tổ 5, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, Lai Châu) đều bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lai Châu) ra quyết định khởi tố bị can về tội Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự liên quan đến vụ sập cầu treo Chu va 6 (xã vùng cao Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu).
Nguyễn Văn Ký là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa, đã cử người không đủ năng lực, điều kiện để giám sát thi công công trình cầu treo Chu va 6. Trong quá trình xây dựng không theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, đưa vật liệu xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn vào công trình.
Bùi Hải Sơn, cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án huyện Tam Đường, đã không làm hết trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ giám sát kỹ thuật xây dựng cầu treo Chu va 6, từ khâu kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, thiết bị. Sơn đã không phát hiện được nhà thầu lắp đặt thiết bị tăngđơ không đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Mỹ và EU chỉ trích chuyến đi Crimea của Tổng thống Putin
Theo Reuters, Mỹ đã chỉ trích chuyến đi đến Crimea ngày 9/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, coi đó là hành động khiêu khích.
Phát biểu tại cuộc họp báo hàng ngày, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: “Chuyến đi này là hành động khiêu khích và không cần thiết. Crimea thuộc về Ukraine và tất nhiên chúng tôi không công nhận các bước đi bất hợp pháp và không chính đáng của Nga trong vấn đề này.”
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) cùng ngày cũng lên tiếng chỉ trích Tổng thống Putin tham dự cuộc diễu binh ở Crimea, cho rằng ông không nên tranh thủ dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 để thể hiện việc Nga thâu tóm khu vực này.
Nữ phát ngôn viên Maja Kocijancic của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Catherine Ashton nói: “EU lấy làm tiếc trước việc Tổng thống Vladimir Putin có mặt tại cuộc diễn binh ở Sevastopol, Crimea. Một ngày quan trọng trong lịch sử chung của chúng ta, nhằm vinh danh những hy sinh to lớn và tưởng nhớ hàng triệu người đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ 2, không nên dùng nó làm phương tiện để phô bày sự sáp nhập trái phép Crimea”.
Theo Xahoi
Giàn khoan Trung Quốc phủ bóng hội nghị cấp cao ASEAN
Ít ngày trước khi Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng khi TQ hạ giàn khoan HD-981, xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của VN.
Việc Trung Quốc điều giàn khoan HD-981 ra Biển Đông xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
Sự kiện giàn khoan HD-981 được cho là một trong những nội dung quan trọng nhất tại Hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới, ảnh hưởng tiêu cực đến vòng đàm phán đa phương giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông.
Chỉ ít ngày trước khi Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng với sự kiện Trung Quốc hạ giàn khoan HD-981, xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, cảnh sát Philippines bắt giữ 11 thuyền viên trên một tàu cá Trung Quốc ở gần bãi đá Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa.
Giới phân tích nhận định rằng hai sự kiện cho thấy diễn biến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn trước và nguy cơ xung đột tăng cao.
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho rằng các sự kiện trong tuần qua khiến Biển Đông trở thành nghị trình quan trọng hàng đầu trong hội nghị sắp tới, đồng thời sẽ hé lộ những bất đồng giữa các nước ASEAN trên vấn đề này.
Hiện có bốn quốc gia ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Các thành viên của khối này cũng từng có phản ứng hoàn toàn khác nhau trước yêu sách chủ quyền ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh.
Việt Nam và Philippines được dự đoán sẽ có động thái tích cực nhất tại hội nghị lần này. Trong cuộc họp báo quốc tế ngày 7/5, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho biết "Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nào".
Tờ Wall Street Journal dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho hay Tổng thống Benigno Aquino dự định hối thúc các bên tăng tốc tiến trình đàm phán bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ông Jose cũng nhấn mạnh chính phủ Philippines hy vọng ASEAN biểu đạt mối quan ngại sâu sắc trước tình hình Biển Đông gần đây, đồng thời tái khẳng định quyết tâm bảo vệ luật pháp của khối.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chiến lược cho rằng hội nghị cấp cao lần này khó có thể đạt được kết quả thực chất trên vấn đề Biển Đông. "Hội nghị sẽ không đạt được tiến triển quan trọng nào. Quá trình đàm phán đạt được COC sẽ kéo dài, có thể mất nhiều năm", chuyên gia Storey nhận định.
Nguy cơ bất đồng nội khối
Cùng với tranh chấp không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, Trung Quốc đang vận dụng chiến lược kép với ASEAN. Bắc Kinh một mặt tỏ thái độ muốn hiệp thương, đàm phán, mặt khác lại lợi dụng những bất đồng trong nội bộ khối để tránh đối mặt với quá nhiều áp lực.
"Trong 10 thành viên ASEAN chỉ có bốn nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Các nước khác chưa chắc vì thế mà có những phát ngôn bất lợi với Trung Quốc", ông Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, nhận định.
Giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa một số thành viên và Trung Quốc luôn là vấn đề khiến ASEAN đau đầu, bởi Bắc Kinh là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự kiện điều giàn khoan HD-981 là việc nghiêm trọng, cho thấy tham vọng tăng cường ảnh hưởng của nước này lên khu vực.
"Bắc Kinh đang tiến một bước lớn trong việc yêu sách chủ quyền của họ, từ đó thách thức quyết tâm của các nước Đông Nam Á và cả Mỹ", chuyên gia Christopher Len thuộc Viện nghiến cứu Năng lượng, đại học Quốc gia Singapore, cho biết.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7/2012 tại Campuchia không thể ra được thông cáo chung vì bất đồng trên vấn đề Biển Đông. Kịch bản trên được cho là có thể tái diễn trong năm nay. Ảnh: AFP
Trên vấn đề tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc muốn giải quyết với từng quốc gia cụ thể một, trong khi các nước liên quan và Mỹ lại hy vọng đàm phán theo cơ chế đa phương.
Một trở ngại lớn khác là các quyết định của ASEAN phải được thông qua trên cơ sở hiệp thương, thống nhất, vì vậy các nước liên quan rất khó để thuyết phục cả khối có một thái độ chung mạnh mẽ trước Trung Quốc, đặc biệt là với các nước có quan hệ thương mại mật thiết với Bắc Kinh.
Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer cho rằng ASEAN không muốn đối kháng với Trung Quốc, để tránh khả năng nước này chấm dứt các vòng đàm phán với khối, vốn mất rất nhiều thời gian để khởi động.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), nhưng quá trình thực thi và tiến tới hình thành bộ quy tắc cụ thể lại không đạt được tiến triển thực chất sau nhiều năm đàm phán. Điều này là một trong các lý do khiến Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế, đồng thời ký kết hiệp ước tăng cường an ninh mới với Mỹ. Tuy nhiên, Philippines có lợi thế là nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, không lệ thuộc nhiều vào quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc.
Kịch bản ASEAN không thể ra được một thông cáo chung bởi vấn đề Biển Đông, như hai năm về trước tại hội nghị ở Phnom Penh, được cho là có thể tái diễn dù khả năng này là rất thấp.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7/2012, lần đầu tiên trong lịch sử khối đã không thể ra được một thông cáo chung, bởi các bên tồn tại bất đồng sâu sắc.
Các chuyên gia chiến lược nhận định rằng, nước chủ nhà Myanmar sẽ không mạo hiểm tái diễn kịch bản trên, dù quốc gia này có mối liên hệ mật thiết về kinh tế và chính trị với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Storey cho rằng cùng với tiến trình dân chủ hóa trong vài năm trở lại đây, Myanmar đang nỗ lực mở cửa đất nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc. "Myanmar có lẽ sẽ không đứng hoàn toàn về một bên nào trên vấn đề Biển Đông", ông nói.
"Tuyên bố kết thúc của hội nghị lần này có lẽ cũng sẽ giống như những năm trước. ASEAN sẽ lại kêu gọi các bên kiềm chế, tiến hành đối thoại và giảm thiểu căng thẳng, nhưng sẽ không công khai chỉ trích Trung Quốc", chuyên gia Lý Giang Minh thuộc Học viện quan hệ quốc tế Rajaratnam, dự đoán.
Theo Xahoi
Vụ TQ gây hấn ở Biển Đông: Báo Nhật lên tiếng ủng hộ Việt Nam Trong bài xã luận đăng tải ngày 9/5, tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) cho rằng Bắc Kinh phải ngừng ngay hành động khoan dầu trái phép ở vùng biển của Việt Nam. Bài xã luận của Asahi Shimbun phản đối hành động đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc Biện hộ cho hành động đem giàn khoan HD-981 vào...