NÓNG 24h: Hơn 7000 ca mắc sởi trên cả nước; 9 người chết trong vụ chìm tàu
Hơn 7000 ca mắc sởi trên cả nước; 9 người chết trong vụ chìm tàu; Chồng bẫy điện chết vợ… là những tin tức nóng nhất 24h qua.
Những hình ảnh nóng nhất trong ngày
1. Tường sập, con chết, mẹ trọng thương
Các bác sĩ khoa Cột sống, BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Thuỳ Trang, 31 tuổi ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã ổn định sức khỏe sau 5 ngày cấp cứu do tường sập đè lên người. Chị Trang bị gãy cột sống lưng, chấn thương vùng lưng, bụng và đùi.
Chị Trang cho biết, khoảng 16h30 phút ngày 10/4 trong lúc đang chơi với con gái 2 tuổi ở nhà, bức tường đang xây dựng của nhà sát bên đổ sập, đè lên con gái và chị khiến con chị tử vong sau khi đưa đi bệnh viện, còn chị chấn thương nặng.
2. Bẫy vợ chết tại chỗ bằng điện rồi tri hô do rắn độc cắn
Do thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nên Liễu Văn Lít (43 tuôi, ngụ thôn 6, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước) đã nghĩ ra cách để hại vợ là Hứa Thị Nhắn (40 tuổi).
Khoảng 18h ngày 8/4, Lít dùng hai thanh sắt nhỏ nối vào hai đầu điện để sẵn trong nhà tắm. Khi chị Nhắn bước vào nhà tắm thì bị điện giật chết tại chỗ. Thấy vợ đã chết, Lít thu dọn tang vật rồi tri hô với hàng xóm rằng vợ mình bị rắn cắn chết. Sau khi chôn cất chị Nhắn xong, hàng xóm phát hiện thấy Lít có nhiều biểu hiện đáng ngờ nên trình báo công an.
Sau đó CAH Bù Đăng vào cuộc, khai quật tử thi để khám nghiệm và xác định chị Nhắn chết do bị điện giật. Tại cơ quan điều tra, Lít thừa nhận toàn bộ hành vi giết vợ của mình.
Video đang HOT
3. Cả nước có hơn 7.000 ca mắc sởi, Hà Nội chiếm 30%
Bệnh viện quá tải vì dịch sởi
Tính đến ngày 16/4 cả nước đã có hơn 7.000 ca mắc sởi (cả trẻ em lẫn người lớn), hiện chỉ còn Hà Giang và Cao Bằng là chưa có dịch. Hà Nội chiếm 30% tổng số bệnh nhân sởi và trên 50% số ca sởi tử vong của cả nước (14/25 ca).
Tính từ đầu năm tới thời điểm này, Hà Nội đã phát hiện 2.287 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 452/584 xã phường của 30/30 quận huyện
Qua xét nghiệm có 1.052 ca dương tính với sởi. Tổng số mắc từ tháng 12/2013 tới nay là 1.062 ca. Sở Y tế Hà Nội nhận định những tuần gần đây số mắc có chững lại nhưng vẫn đang duy trì ở mức cao. Có 88,5% số mắc bệnh sởi tại Hà Nội chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, trong đó 24% là trẻ dưới 9 tháng tuổi. Theo Bộ trưởng Y tế, những địa phương đầu tiên có sởi nay đã hạ nhiệt, hiện đỉnh dịch đang ở Hà Nội, TP HCM nhưng TP HCM không có tử vong.
4. Đã có 9 người chết trong vụ chìm phà ở Hàn Quốc
Người nhà hành khách trên con tàu bị chìm ngóng tin thân nhân
Pha bi chim vao khoang 11h30 ngày 16/4 khi chở theo 325 học sinh ơ đô tuôi 16-17 tuôi va 15 giao viên thuôc trương trung học Danwon ơ Ansan đi từ thành phố cảng Incheon tới đảo Jeju để nghỉ mát.
Khoang hai tiêng rươi trươc khi bi chim, pha đa phat đi tin hiêu câp cưu. Nửa tiếng sau, lực lượng cứu hộ đã có mặt nhưng việc tìm kiếm những người sống sót bị cản trở bởi nước biển chảy xiết.
Khoảng 400 nhân viên cứu hộ đã tìm kiếm hiện trường tai nạn từ tối 16-4 đến sáng 17-4. Một nguồn tin cho rằng có nhiều người bị mắc kẹt bên trong con tàu vì không phá được cửa kính thoát ra. Song lớn cộng với khu vưc tàu chim co qua nhiêu bun khiên tâm nhin dưới biển bi han chê và cản trở công tac tim kiêm.
Tính đến trưa ngày 17/4, 179 ngươi đã được đưa vào bơ an toan, trong khi 9 ngươi đa thiệt mạng va 287 ngươi khác vẫn mât tich. Các nạn nhân thiêt mang gôm 5 hoc sinh, 2 giao viên, 1 thuyền viên và 1 hanh khach nam
Theo Xahoi
Dịch sởi 2014: Viện Pastuer TP.HCM đã báo động từ cuối năm 2013
Dịch sởi hiện nay bắt nguồn từ tháng 9/2013, tăng dần trong 4 tháng cuối năm 2013 và hình thành 4 đỉnh dịch. Do đó đến cuối tháng 12/2013 viện Pastuer TP HCM đã báo động.
Viện Pastuer TP.HCM đã báo động dịch sởi từ trước
Sau tết Nguyên đán, TP.HCM có số ca sởi tăng đều, tình trạng nhập viện quá tải bắt đầu diễn ra ở các bệnh viện.
Chỉ có 30% trẻ trong diện chích ngừa được chích ngừa
Trước tình hình dịch sởi lan nhanh, trong buổi giao ban tháng 2, Sở Y tế TP.HCM nhận định là do chủng ngừa không đầy đủ (mới đạt khoảng 90% hàng năm) nên đã tham mưu tổ chức chiến dịch tiêm vét vaccine sởi cho trẻ dưới 3 tuổi với tổng cộng số liều vaccine được duyệt là 100.000 liều.
Ngày 7/3, ngày mở màn chiến dịch TP.HCM tin tưởng là trong một tháng sẽ hoàn thành đợt tiêm vét, dịch sởi sẽ lui....Tuy nhiên, thực tế tổng kết sau 5 tuần tiêm vét, ThS.BS Nguyễn Trí Dũng, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, toàn thành phố mới chỉ có gần 63% phường xã thực hiện tiêm bù vắc-xin sởi cho trẻ. Số mũi tiêm thực hiện được là hơn 23.000 mũi. Trong đó có hơn 8.600 mũi một và gần 14.500 mũi hai. Như vậy, mới chỉ có chưa đến 30% trẻ trong diện tiêm ngừa được tiêm vắc-xin sởi (so với dự kiến của ngành y tế TP.HCM đưa ra khi triển khai chiến dịch là 80.000-100.000 liều). TP.HCM vẫn đang nổ lực cho tiêm vét để hoàn thành được khoảng 95%, tuy nhiên cần phải kéo dài thêm thời gian 1-2 tuần nữa, tức là phải qua giữa tháng 5 thì mới hy vọng.
Nhưng trên thực tế, các trung tâm y tế dự phòng quận huyện lại có ý kiến khó có thể hoàn thành vì còn phải cùng lúc thực hiện nhiều chương trình khác. Trong khi chỉ có 75% số trạm y tế có 1 bác sĩ để lo tất tần tật các công việc khám chữa bệnh, khám sàng lọc chủng ngừa, quản lý các chương trình y tế khác nên không thể tổ chức vận động người dân đưa trẻ ra chích ngừa.
ThS.BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) nhận định, bệnh sởi đang ngày càng tăng cao và diễn biến phức tạp. Có khả năng bệnh đã lây lan trong cộng đồng. Hiện tại, bệnh viện tiếp nhận điều trị nội trú gấp 3-4 lần công suất của khoa, nên quá tải, nhiều bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang.
Diễn biến bệnh bùng phát có bất thường?
Trả lời phóng viên về việc TP.HCM từ đầu năm đến nay TP.HCM có 90% trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh sởi, vậy đối tượng này có được hỗ trợ chủng ngừa trong trường học không, ThS.BS Trí Dũng cho biết Bộ Y tế chỉ cho tiêm vét trẻ dưới 2 tuổi, TP.HCM đã xin thêm cho trẻ dưới 3 tuổi. Vậy nên trẻ lớn hơn 3 tuổi và cả người lớn mà chưa từng bị mắc sởi, chưa tiêm ngừa thì người dân nên đi tiêm ngừa dịch vụ để phòng bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh sởi có nhiều ca tử vong ở phía Bắc là một điều bất thường, Cục YTDP cần nghiên cứu chủng vi rút một cách khoa học chứ không thể tuyên bố chủ quan là không phát hiện biến chủng.
Khi nghe Cục trưởng Cục Y tế Dự Phòng báo cáo con số trẻ tử vong 108 ca ở Hà Nội, các chuyên gia trong lĩnh vực này ở TP.HCM chia sẻ là họ cảm thấy bất ngờ và cần phải xem lại quy trình chữa trị.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM chia sẻ, khi trẻ bị sởi phụ huynh không nên hoang mang lo lắng quá, mà hãy bình tĩnh quan sát, theo dõi. Nhẹ thì để ở nhà chăm sóc cho bé, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng tắm, phòng ốc thoáng đãng, ăn uống thực phẩm dễ tiêu, sạch sẽ... Không nên thấy con bị bệnh là "ôm" ngay đến bệnh viện tuyến cuối vừa khổ cho bé lại vừa khiến cho bệnh nặng hơn. Nên vào bệnh viện địa phương vừa an toàn, vừa không bị quá tải, không phải chờ đợi lâu. Nếu bệnh nặng phải thật sự cần thở máy mà bệnh viện đó không có thì bệnh viện sẽ chuyển viện lên tuyến trên.
Ngoài ra, trẻ em đã tiêm đủ 2 mũi rồi thì không cần tiêm thêm nữa. Chỉ nên tiêm ngừa thêm một mũi 3 trong 1 để ngừa Sởi - quai bị - Rubella vào lúc khoảng 5 - 6 tuổi, trước khi vào lớp 1.
Theo Xahoi
Bộ Y tế yêu cầu thiết lập khu riêng để điều trị bệnh sởi Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành chỉ đạo BV thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh nhân mắc sởi và phân luồng khám chữa bệnh để hạn chế lây lan. Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến dưới cần có khu điều trị riêng cho sởi. Ảnh: Lê Hiếu. Thứ...