NÓNG 24h: 6 tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu Kiểm ngư; Chiến đấu cơ Trung – Nhật vờn nhau trên biển Hoa Đông
Tình hình biển đông chiều 25/5: 6 tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu Kiểm ngư, Quân đội Thái trao quyền cho tổng tư lệnh là thông tin đáng chú ý nhất trong vòng 24h qua.
Những hình ảnh nóng nhất trong vòng 24h qua
Tình hình biển đông chiều 25/5: 6 tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu Kiểm ngư
Tàu Kiểm ngư 22 bị tàu Trung Quốc đâm húc, xịt vòi rồng làm hư hại cabin, chập điện, 4 kiểm ngư viên bị thương.
6h30 ngày 25/5, trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam 6 tàu Trung Quốc tăng tốc rượt đuổi tàu tàu Kiểm ngư 22 và tàu Kiểm ngư 768 của Việt Nam cách khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép 8 hải lý. Dưới sự chỉ huy của Biên đội trưởng biên đội tàu Kiểm ngư 4 Vũ Đức Tạo, các tàu Kiểm ngư 768, 7, 22 liên tục tăng tốc vòng tránh để không đẩy tình trạng căng thẳng lên cao, nhưng các tàu hải cảnh, hải tuần, ngư chính của Trung Quốc vẫn hung hăng bám đuổi áp sát chặn đầu.
Thậm chí, các tàu hải cảnh, hải tuần số hiệu 37101, 37102, 32101, 44001, 32102 của Trung Quốc còn đồng loạt mở bạt pháo uy hiếp các tàu chấp pháp của Việt Nam. Tài CSB Trung Quốc áp sát tàu CSB Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường tàu hàng hải Trường Đại di chuyển với tốc độ 11 hải lý/giờ, thị uy, rượt đuổi các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Tới 7h, tàu lai dắt đẩy ủi Hữu Liên 9 của Trung Quốc hú còi rượt đuổi đâm húc tàu Kiểm ngư 22 của Việt Nam. Ở cự li gần, tàu Hữu Liên 9 mở vòi rồng áp lực cao phun vào cabin, hệ thống truyền thanh của tàu Kiểm ngư 22.
Sau hơn 30′ bị quần thảo, tàu Kiểm ngư 22 bị tàu Hữu Liên 9 làm hư hại hệ thống cabin, chập điện. Nghiêm trọng hơn, 4 kiểm ngư viên trên tàu bị thương, trong đó có cả Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu Kiểm ngư 22.
Hai đối tượng đầu tiên trong vụ gây rối ở Bình Dương lĩnh 48 tháng tù
Sáng 25/5, tòa án tuyên Châu Minh Tường (12 tháng) và Lê Văn Nghiêm (36 tháng) tù vì trộm cắp, gây rối trật tự và làm hỏng tài sản.
Qua phần xét hỏi và lời khai của nhân chứng T. (14 tuổi, người đi cùng) tại tòa, bị cáo Tường thú nhận mình đã chạy xe thẳng vào Công ty Tân Viễn, vào khu văn phòng để lấy tài sản.
Video đang HOT
Theo lời khai của bị cáo trước tòa: “Bị cáo chở T. theo đoàn công nhân biểu tình để xem chơi thôi. Tuy nhiên khi đến Công ty Tân Viễn xem công nhân tràn vào công ty, đập phá tài sản nên tiện tay lấy nhiều tài sản như máy tính, chuột, màn hình máy vi tính….Bị cáo dự định lấy máy tính để về chơi trò chơi điện tử”.
Sau phần xét hỏi và tranh luận tại tòa, đại diện VKSND đã đề nghị mức án phạt từ 12- đến 15 tháng tù đối với bị cáo Châu Minh Tường về tội “Trộm cắp tài sản”.
Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng, mức hình phạt mà VKS đưa ra là quá nghiêm khắc, vì trước đó bị cáo không có ý định trộm cắp tài sản. Khi thấy nhiều công nhân đập phá nên đã vào lấy máy tính. Bên cạnh đó bị cáo chưa đủ tuổi vị thành niên, khi bị bắt tỏ ra hối hận. Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX xem xét để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Sau giờ nghị án, HĐXX ra quyết định tuyên phạt bị cáo Châu Minh Tường mức án 12 tháng tù giam về tội Trộm cắp tài sản.
Sáng cùng ngày, TAND thị xã Bến Cát (Bình Dương) xét xử lưu động bị cáo Lê Văn Nghiêm về hành vi Gây rối trật tự công cộng và Cố ý làm hư hỏng tài sản. Nghiêm là một trong số hơn 800 đối tượng có liên quan đến việc kích động, gây rối, đập phá tài sản các công ty nước ngoài ở Bình Dương.
Theo cáo trạng, Nghiêm làm công nhân tại Công ty Cổ phần Chấn Việt (ấp An Thành, xã An Tây, thị xã Bến Cát, Bình Dương).
Tối 13/5, Nghiêm về ngang qua Công ty Chấn Việt, thấy nhiều người tụ tập hò hét, phản đối Trung Quốc nên Nghiêm vào xem.
Tại đây có khoảng 200 người trong thái độ rất kích động, hô hào những khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Thấy vậy, Nghiêm chạy vào xưởng của công ty, kêu gọi thêm nhiều người tham gia. Lực lượng dân quân xã An Tây đến giải tán đám đông đã bị Nghiêm la hét, chửi bới.
Một lúc sau ông Nguyễn Văn Tòng – Trưởng Công an xã An Tây (thị xã Bến Cát), cùng 6 công an xã đi ô tô riêng đến làm nhiệm vụ đã bị Nghiêm xông ra chặn đầu. Do Nghiêm tưởng là xe của người Trung Quốc nên lấy đèn pin đập móp đầu ôtô, gây thiệt hại hơn 4 triệu đồng. Nghiêm bị bắt giữ ngay sau đó.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 36 tháng tù giam về các tội Gây rối trật tự công cộng và Cố ý làm hư hỏng tài sản.
Chiến đấu cơ Trung – Nhật vờn nhau trên biển Hoa Đông
Theo các quan chức Nhật, chiếc SU-27 của Trung Quốc đã bay với khoảng cách rất gần, chỉ cách máy bay trinh sát OP-3C của Nhật 50m và cách máy bay do thám điện tử YS-11EB 30m. Tokyo còn tố chiếc SU-27 này được trang bị tên lửa.
Theo các quan chức Nhật, chiếc SU-27 của Trung Quốc đã bay với khoảng cách rất gần, chỉ cách máy bay trinh sát OP-3C của Nhật 50m và cách máy bay do thám điện tử YS-11EB 30m. Tokyo còn tố chiếc SU-27 này được trang bị tên lửa.
Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát máy bay trinh sát Nhật ở khoảng cách gần như thế. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nhấn mạnh với báo giới “đây là cuộc chạm trán tầm gần, một hành động quá thể”.
Nhật đã gửi phản đối qua đường ngoại giao. Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận trước cáo buộc của Tokyo.
Ba tháng đầu năm nay, Nhật đã cho máy bay chiến đấu ra ngăn máy bay Trung Quốc đến 415 lần khi chúng thâm nhập vào vùng trời gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang tranh chấp giữa hai nước.
Bắc Kinh cũng liên tục gây hấn với các nước láng giềng nhằm xác lập “chủ quyền” trên những vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông và biển Đông. Ngày 1/5, Trung Quốc còn đưa cả giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Quân đội Thái trao quyền cho tổng tư lệnh
“Thượng viện bị giải tán. Trách nhiệm với bất kỳ luật nào cần được quốc hội hay thượng viện phê chuẩn sẽ do lãnh đạo chính quyền quân sự nắm giữ”, AFP dẫn một bản tin của quân đội trên đài truyền hình quốc gia Thái Lan.
Các nhà phân tích cho rằng động thái này của quân đội Thái Lan là một dấu hiệu đáng lo ngại, cho thấy tướng Prayuth Chan-ocha có thể nắm quyền rộng khắp và lâu dài.
Trong khi đó, những cuộc biểu tình ở Bangkok vẫn tiếp tục với hàng trăm người bất chấp lệnh cấm tụ tập để phản đối việc quân đội đảo chính. Khoảng 200 người khác cũng tụ tập tại Chiang Mai.
Quân đội Thái Lan cho biết sẽ giam giữ các lãnh đạo vừa bị lật đổ một tuần. Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra có tên trong danh sách này.
Quan chức quân đội nói bà Yingluck đang được giam giữ tại một doanh trại quân đội không rõ địa điểm ở Bangkok. Một sĩ quan khác cho hay bà Yingluck đang ở một nơi an toàn.
Một nguồn tin khác từ đảng Pheu Thái của bà Yingluck nói bà không được tự do hoàn toàn vì có lính canh gác. Một số cựu bộ trưởng đang bị giữ ở các đơn vị quân đội tại Saraburi, theo Reuters.
Theo Xahoi
Người Thái xuống đường chống đảo chính
Bất chấp lệnh cấm tụ tập chính trị, hàng trăm người Thái Lan vẫn xuống đường để phản đối cuộc đảo chính quân sự tại nước này.
Người biểu tình đối đầu với quân đội - Ảnh: Minh Quang
"Phản đối đảo chính, Prayuth cút đi!", tiếng của người đàn ông trong loa phóng thanh vang lên giữa đường phố Bangkok liền được đáp lại bằng những câu khẩu hiệu "phản đối", "cút đi" của hàng trăm người đi theo. Họ vừa đi, vừa la hét từ Trung tâm thương mại Major Cineplex. Trên tay nhóm người này là các bảng giấy viết vội với những dòng chữ chống quân đội, chống đảo chính và yêu cầu tổ chức bầu cử. Qua những đoạn khu dân cư, nhóm biểu tình được người dân hai bên đường đổ ra ủng hộ cả tinh thần và những chai nước uống giúp giải khát trong cái nóng gay gắt ở Bangkok.
Vừa biểu tình vừa... run
Những người biểu tình đang hăm hở bước đi thì một giọng nữ vang lên "dừng lại, đằng trước có quân đội, đông lắm". Ở Bangkok, biểu tình là chuyện thường ngày, những người phản đối kéo đi khắp đường phố chẳng mảy may sợ sệt. Thế nhưng lần này lại khác. Thái Lan trong thời kỳ thiết quân luật, quân đội đang kiểm soát toàn diện, tụ tập trên 5 người cũng đủ để bị bắt, chứ chưa nói tụ tập đông người, lại còn tuần hành khắp đường phố. Chính vì vậy mà đoàn người lập tức dừng lại với chút hoang mang dù hồi sáng họ từng đối mặt với quân đội ở Major Cineplex. Có người đề nghị rút lui, giải tán, có người thì bảo đi đường vòng để ra Tượng đài Chiến thắng, ở đó có một nhóm biểu tình khác đang chờ họ. Bỗng giọng một người đàn ông vang lên: "Đừng sợ! Tiếp tục đi, để xem quân đội sẽ làm gì?".
Như được động viên, dòng người biểu tình tiếp tục tiến về phía trước. Cách họ vài trăm mét, một đội quân tay lăm le khẩu AK dàn hàng ngang, đằng trước là một lớp cảnh sát với khiên và gậy, phía sau là những chiếc xe tải được sử dụng làm chướng ngại vật. Đoàn người cố vượt qua, người sau đẩy người trước nhưng với lực yếu ớt của một vài người tiên phong nên không phá được hàng rào đầu tiên, nói gì đến binh lính phía sau. Thấy vậy một số người thoát khỏi đám đông, chạy qua kia đường nhưng họ nhanh chóng bị một nhóm binh sĩ chặn lại. Một cuộc giằng co bắt đầu, rồi dẫn đến xô xát giữa người biểu tình và quân đội. Tuy nhiên, với lực lượng đông lại được yểm trợ của cảnh sát, quân đội dễ dàng khuất phục người biểu tình. Họ buộc phải thay đổi lộ trình bằng cách lên tàu điện trên cao để đến Tượng đài Chiến thắng. Một cuộc đụng độ nữa diễn ra ở bùng binh bến xe trung tâm này. Một nhóm người quá khích tấn công binh lính, khiến ít nhất 5 người bị thương. Cuộc biểu tình ở tượng đài về sau thu hút càng nhiều người, hơn ngàn người. Trước lượng người ngày càng đông, quân đội quyết định rút khỏi hiện trường, bàn giao lại khu vực biểu tình cho cảnh sát giám sát.
Một người đàn ông giơ biểu ngữ phản đối đảo chính - Ảnh: Minh Quang
Biểu tình phản đối đảo chính không chỉ xảy ra ở Bangkok, mà ở Chiang Mai người dân cũng đổ ra đường phản đối quân đội, phần lớn là người Áo đỏ, lực lượng ủng hộ gia đình cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và anh trai Thaksin của bà. Tuy nhiên, biểu tình ở Chiang Mai khá yếu ớt, nhanh chóng bị quân đội khống chế và ít nhất 5 người bị bắt giam. Chị Ratchanok, một người của phe Áo đỏ, cho Thanh Niên biết hôm qua không phải là lần đầu tiên phe này đối đầu với quân đội. Hôm đảo chính 22.5, hơn chục ngàn binh lính bao vây khu biểu tình của Áo đỏ bên ngoài Bangkok dẫn đến xô xát giữa hai bên. Kết quả là hơn 40 người thuộc phe này bị bắt. Biểu tình hôm qua ở Bangkok là do phe Áo đỏ khởi xướng.
Giải tán thượng viện
Sau khi giành quyền điều hành chính phủ, hôm qua quân đội Thái Lan tiếp tục tuyên bố giải tán thượng viện và giành quyền lập pháp về tay giới lãnh đạo quân sự dù thượng viện Thái Lan chưa chính thức ra mắt nhiệm kỳ mới sau bầu cử hồi cuối tháng 3.2014. Đây là cơ quan lập pháp duy nhất còn lại sau khi chính phủ bị lật đổ của cựu Thủ tướng Yingluck giải tán hạ viện cuối năm 2013. Quân đội cũng quyết định thay đổi người đứng đầu của ngành cảnh sát và Cơ quan điều tra đặc biệt DSI. Như vậy, cả hành pháp và lập pháp đã bị quân đội khống chế sau cuộc đảo chính do Tư lệnh bộ binh Prayuth Chan-ochan lãnh đạo, chỉ còn tư pháp là chưa bị can thiệp.
Hôm qua, chính quyền quân sự Thái Lan tiếp tục bắt buộc trình diện thêm 30 người thuộc hàng "yếu nhân" của quốc gia và sẽ trừng phạt với mức án 2 năm tù nếu kháng lệnh. Trước đó, quân đội đã lệnh cho 155 chính khách được cho là có liên quan đến bất ổn chính trị ở Thái Lan nộp mình. Hầu hết họ đã trình diện, trong đó có bà Yingluck. Theo thông báo của quân đội, 150 người trong số này phải ở lại doanh trại của quân đội để tiếp tục "làm công tác tư tưởng" trong vài ngày nữa.
Chỉ đi Thái Lan nếu thật cần thiết Ngày 24.5.2014, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến tình hình gần đây tại Thái Lan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: "Là nước láng giềng trong khu vực và cùng là thành viên ASEAN, Việt Nam hết sức quan tâm theo dõi tình hình đang diễn ra tại Thái Lan. Việt Nam mong muốn Thái Lan sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực". Cùng ngày, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã khuyến cáo công dân Việt Nam lưu ý, chưa đi Thái Lan nếu không thật cần thiết cho tới khi tình hình ổn định. Khuyến cáo cũng nêu rõ cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan tuân thủ các quy định của chính quyền sở tại, kịp thời liên hệ với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Thái Lan nếu cần hỗ trợ.
Theo TNO
Quân đội Thái tuyên bố giam giữ cựu thủ tướng Yingluck "tới 1 tuần" Quân đội Thái Lan hôm nay tuyên bố sẽ giam giữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và các lãnh đạo của chính phủ vừa bị lật đổ tới một tuần, khi họ thắt chặt kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính vào ngày 22/5 vừa qua - cuộc đảo chính bị nhiều nước lên án mạnh mẽ. Nhiều người biểu tình phản...