NÓNG 24h: 25 người chết, mất tích do lũ; nổ súng đẫm máu ở Lybia
25 người chết, mất tích do lũ; Xác nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường đã trôi ra biển; Xả súng ở Libya, hơn 400 người thương vong… là những tin tức nóng nhất 24h
Những hình ảnh nóng nhất trong ngày
Đã có 25 người chết, mất tích do lũ
Theo thống kê sơ bộ, tính đến chiều ngày 16/11, mưa, lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã làm 25 người chết, mất tích. Cụ thể Quảng Ngãi 7 người, Bình Định 13 người, Quảng Nam 2 người, Phú Yên 1 người, Gia Lai 1 người và 1 người mất tích là Nguyễn Thị Yến.
Ngoài ra mưa, lũ gây ngập lụt tại 29 xã thuộc 4 huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn và Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Chính quyền địa phương đã tổ chức di dời được 2.504 hộ với 4.801 nhân khẩu.
Tại Quảng Ngãi, có 9 xã thuộc 3 huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành bị cô lập do mưa lũ. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã huy động cán bộ chiến sỹ, dân quân tự vệ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức giúp dân di dời được 12.278 hộ với 47.635 nhân khẩu.
Tỉnh Bình Định có 14 xã, phường thuộc các huyện, thị gồm huyện: Vân Canh, Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, thị xã An Nhơn, và thành phố Quy Nhơn bị ngập nặng. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương di dời được 750 hộ với 2.773 nhân khẩu.
Trẻ em ngụp lặn trong nước lũ
Tại Phú Yên, thị xã Sông Cầu và huyện Đồng Xuân mưa lớn làm ngập lụt cục bộ 8 xã ven sông Kỳ Lộ, sông Cô. Các lực lượng chức năng đã tổ chức đã tổ chức di dời 880 hộ với 2.391 nhân khẩu.
Ở Gia Lai, nước trên sông Ba lên, thủy điện Knát xả lũ làm ngập cục bộ huyện Kbang và xã An Khê. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã huy động cán bộ chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương giúp dân khắc phục hậu quả.
Nghi vấn xác nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường đã trôi ra biển
Đã 26 ngày sau khi xảy ra vụ án chấn động mà nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền, xác của người phụ nữ này vẫn chưa được tìm thấy dù gia đình đã rất nỗ lực. Ông Nguyễn Văn Tình chủ bãi khai thác cát phân tích: “Nếu xác nạn nhân bị hung thủ bịt bằng 4 túi nilon thì không thể chìm xuống đáy sông, cũng không thể nổi lên trên mặt nước. Xác sẽ nổi lững lờ giữa dòng sông, thì chỉ 3 đến 4 ngày xác sẽ trôi ra biển”.
Với kinh nghiệm lâu năm trên sông nước ông Nguyễn Văn Tình chủ bãi khai thác cát phân tích: “Nếu xác nạn nhân bị hung thủ bịt bằng 4 túi nilon thì không thể chìm xuống đáy sông, cũng không thể nổi lên trên mặt nước. Xác sẽ nổi lững lờ giữa dòng sông, chỉ 3 đến 4 ngày xác sẽ trôi ra biển”.
Ông Tình cho biết thêm, đa số những người bị giết rồi ném xác xuống sông hoặc những người tự tử thì xác đều trôi đến bãi khai thác cát nhà ông. Tính từ ngày làm ở bãi, thì ông cùng những thợ làm đã vớt trên dưới mấy chục xác người chết.
Trao đổi về việc tìm kiếm xác, chị Trần Thị Loan bán hàng nước trên bờ sông đặt nghi vấn: “Bình thường khi người chết bị ném xuống sông hay nhảy sông tự tử thì cao lắm là 5 đến 7 ngày sẽ nổi. Nạn nhân là nữ khi nổi lên thì nằm ngửa, nạn nhân là nam thì sẽ nằm úp rất dễ nhận biết giới tính nạn nhân. Còn trường hợp chị Huyền đã 26 ngày trôi qua mà vẫn chưa nổi là hoàn toàn vô lý, rất có thể xác không có ở cầu Thanh Trì”.
Đà Nẵng di dời hơn 16.000 người dân tránh lụt
Video đang HOT
Chiều 16/11, Ban chỉ huy PCLB-TKCN TP.Đà Nẵng cho biết các địa phương đã phải di dời hơn 4.500 hộ/ 16.000 người dân do ngập lụt.
Trong đó, H.Hòa Vang bị ngập nặng nhất với 9/11 xã; riêng các xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Tiến ngập nặng đến 2-3 mét nước.
Mưa lũ cũng đã làm sạt lở tuyến đường thôn 1 ở xã Hòa Ninh, cô lập người dân trong thôn. UBND H.Hòa Vang đã cử lực lượng túc trực không cho người và phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.
Lũ lớn khiến cuộc sống người dân Đà Nẵng đảo lộn
10 phường ở quận vùng ven là Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn cũng ngập nặng. Bên cạnh nguyên nhân mưa lớn kéo dài khiến hệ thống thoát nước tê liệt, nhiều khu dân cư còn bị ngập nặng do các dự án thi công dở dang.
Cụ thể, các khu dân cư ở P.Hòa Hải, khu cân cư ở tổ 9A P.Khuê Mỹ (Q.Ngũ Hành Sơn); các khu dân cư ở tổ 14, 11, 12 (cũ) P.Hòa Minh (bên cạnh Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng); khu vực giáp khu đô thị Tân Cường Thành (P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu).
Tại trung tâm thành phố, trong ngày 16/11, nhiều tuyến đường chính như Hàm Nghi, Quang Trung, khu vực Đầm Rong, Huỳnh Ngọc Huệ… cũng đã biến thành sông sau trận mưa lớn kéo dài.
Khởi tố hung thủ tạt axit vì cuồng yêu
Ngày 15/11, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Dũng (30 tuổi, quê Bến Tre) về tội cố ý gây thương tích.
Trưa 3/11, Dũng mua axit bỏ vào ca nhựa rồi phục sẵn gần nhà 127 Nguyễn Văn Cừ, phường 2, quận 5. Khi thấy chị Hồng Kim Huôi (người Dũng bày tỏ tình cảm nhưng không được chấp thuận) cùng hai em gái từ nhà ra đường đón taxi, Dũng chạy đến tạt ca axit. Bị dính axit, chị Huôi đau đớn cùng các em gái bỏ chạy vào nhà 125 Nguyễn Văn Cừ thì Dũng tiếp tục đuổi theo tạt axit trúng chị Tăng Thúy Hà đang ngồi bán vé số trước nhà. Sau đó Dũng bỏ chạy qua quận 8 thì bị nhiều người đi đường bức xúc đuổi theo và bắt giữ Dũng giao cho công an.
Dũng khai nhận do có tình cảm đơn phương với chị Huôi nhiều năm nay nhưng không được đáp lại. Biết ngày 3/11, chị Huôi về quê để chuẩn bị đính hôn với anh ĐMT nên Dũng lên kế hoạch tạt axit để ngăn cản.
Nguyễn Văn Dũng tại cơ quan công an
Xả súng ở Libya, hơn 400 người thương vong
Các tay súng đến từ thành phố Misrata nã đạn vào khoảng 500 cư dân địa phương biểu tình. Những người biểu tình bỏ chạy nhưng sau đó quay lại với vũ khí hạng nặng và tấn công đại bản doanh của nhóm Misrata. Thậm chí, người ta nghe cả tiếng của súng phóng lựu.
Quân đội Tripoli phải rất khó khăn mới dùng được xe tải phân chia 2 bên và phong tỏa các đường phố lân cận để những người khác không thể đến tham chiến. Trong khi đó, các nhóm vũ trang ủng hộ chính phủ lập chốt chặn trên con đường ven biển nối Tripoli với Misrata để ngăn quân tiếp viện vào thủ đô.
Theo Xahoi
Nước lũ cô lập, dân miền Trung khốn đốn
Tại Quảng Nam, lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công một xe tải cùng 7 công nhân bị nước lũ cô lập. Trong khi đó, tại Bình Định, nước lũ dâng cao hàng ngan nhà dân bị cô lập, thiệt hại do bão lũ gây ra tại đây khiến 13 người bị chết và mất tích.
Bình Định: 13 người chết và mất tích do lũ, hàng ngàn nhà dân bị ngập
Tính đến sáng ngày 16/11 nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn còn bị cô lập do lũ, nhiều tuyến đường bị chia cắt, giao thông ùn ứ. Hàng ngàn căn nhà bị ngập sâu trong nước, tài sản hoa màu, gia súc bị cuốn trôi. Mực nước các sông còn dâng cao.
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 13 người chết và mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời tài sản vẫn đang được cơ quan chức năng triển khai tích cực.
Nước lũ đã rút nhưng xuống rất chậm, nước trắng xóa cả một khu vực
Đến 11h sáng ngày 16/11 giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua cầu Tân An, thị xã An Nhơn, Bình Định) bị ùn tắc kéo dài. Nguyên nhân là do rạng sáng cùng ngày cầu Tân An bị sập hơn 20m. Hai người đang đi trên cầu bị rớt xuống suối nhưng may mắn bám vào khúc gỗ khô bơi vào bờ nên thoát nạn, giao thông tại đây bị tê liệt hoàn toàn, ùn tắc kéo dài gần 10km, hàng ngàn phương tiện xe tải, xe khách xếp hàng dài trên Quốc lộ theo hai hướng.
Biển báo hiệu giao thông cũng bị ngập lụt
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện có mặt tại hiện trường chỉ đạo điều hàng chục canô của các lực lượng biên phòng, quân đội, công an cùng lực lượng đứng chân tại địa bàn ứng cứu, khẩn cấp tiếp cận các vùng bị ngập lụt, trước mắt là tại Tuy Phước và An Nhơn, để cứu, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tiếp tế lương thực, nước uống cho người dân. Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo huy động trực thăng ứng cứu khẩn cấp người dân các vùng bị lũ lụt.
Trong buổi sáng nay, hơn 100 Cán bộ chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Duyên hải Nam Trung bộ điều 4 ca nô tức tốc đến khu vực các thôn ở xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) nơi có hàng trăm hộ dân đang bị nước lũ cô lập, chia cắt. Nhiều nhà dân bị nước lũ ngập tới nóc, nhiều người phải trèo lên nóc nhà, cây cổ thụ chờ lực lượng cứu hộ đến ứng cứu.
Trên Quốc lộ 1A (phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn) cây cầy tạm An Ngãi đã bị nước cuốn trôi, trong khi đó cây cầu chính đang thi công nên giao thông qua đây bị ùn tắc nghiêm trọng.
Hiện trên địa bàn huyện Tây Sơn, Tuy Phước, thị xã An Nhơn, TP Quy Nhơn có hơn 30.000 người dân ở các vùng bị nước lũ ngập nặng, bị cô lập đã được lực lượng chức năng đưa đến các điểm tập trung an toàn. Nhiều hộ dân tại đây cũng bị chìm trong biển nước.
Nước bao vây tứ bề
Tại các thôn Mỹ Thành, Đại Định (thuộc xã Ân Mỹ), thôn Kim Sơn (xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân) nước vẫn còn ngập sâu. Nhiều tài sản, gia súc, gia cầm của người dân bị nước cuốn trôi. Mực nước trên sông Lại Giang và sông Kim Sơn vẫn đang dâng cao. Nhiều vùng trên các huyện Hoài Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn vẫn còn bị ngập sâu trong nước.
Đến chiều 15/11, các huyện Hoài Ân, Vân Canh, Phù Mỹ... có 2.000 ngôi nhà bị ngập hoặc bị sập hoàn toàn. Nhiều tuyến đường bị sạt lở và ngập nước, gây ách tắc giao thông.
Số liệu mới nhất tại thời điểm này là toàn tỉnh có 13 người chết và mất tích, trong đó thị xã An Nhơn có 4 người chết và 3 người bị mất tích; Tây Sơn có 3 người chết; Hoài Ân có 1 người chết; Quy Nhơn có 1 người mất tích, Vân Canh có 1 người mất tích.
Để chia sẻ và hỗ trợ người dân Bình Định bị thiệt hại do mưa lũ gây ra, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) hỗ trợ 2 tấn mì tôm, hỗ trợ mỗi gia đình có người chết do lũ 5 triệu đồng.
Quảng Nam: Cứu thành công 17 lái xe, công nhân bị lũ bao vây
Ngày 16/11, Thượng tá Hà Lương, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ hủy quân sự huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, vào lúc 22 giờ đêm 15/11 nhận được thông tin có một xe tải cùng 7 công nhân bị lũ cô lập tại công trường cầu Kỳ Lam thuộc khu vực xã Điện Quang, ngay lập tức Ban Chỉ huy quân sự huyện Điện Bàn đã chỉ đạo lực lượng tìm kiếm cứu nạn xã Điện Quang và thôn Kỳ Lam ứng cứu.
Ngay sau đó, nhận được điện ông Trần Quang Khải, Xã đội trưởng Xã đội Điện Quang điều ngay 1 tổ dân quân cơ động cùng một ca nô do thôn đội Nguyễn Duy Quý điều khiển. Vào thời điểm trên, mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về rất nhanh, khi ca nô tới nơi thì nước đã dâng ngập đoàn xe 6 chiếc tới trên 2 mét.
Khi tiếp cận được hiện trường, anh Quý đã cho ca nô tấp ngay cạnh đoàn xe. Trưởng thôn Nguyễn Đình Tuấn và dân quân Nguyễn Đức Nhân nhanh chóng đưa 3 công nhân lên ca nô chạy về hướng nhà văn hóa thôn Kỳ Lam.
Tại Quảng Nam, nước lũ vẫn gây ngập lụt nhiều tuyến đường
Lúc này, lái xe Nguyễn Hải Sơn (SN 1976 ở TP.HCM) cho biết hiện vẫn còn 4 lái xe và 10 công nhân còn bị cô lập. Từ thông tin này, anh Quý tiếp tục điều khiển ca nô quay lại. Lúc này, nước sông Thu Bồn dâng cao, chảy cuồn cuộn, chiếc ca nô cứ quay vòng, nhưng anh Quý cùng tổ dân quân cơ động vẫn bình tĩnh điều khiển ca nô ngược dòng đến khu vực cầu Kỳ Lam. Khi tất cả 7 lái xe và 10 công nhân được đưa đến nhà văn hóa thôn Kỳ Lam tránh lũ an toàn thì cũng là lúc nước lũ ngập lút cả đoàn xe.
Chưa hết bàng hoàng, anh Nguyễn Hải Sơn, lái xe Công ty Thăng Long - người được tổ dân quân cơ động xã Điện Quang giải cứu vui mừng: "Nếu không có lực lượng dân quân kịp thời cứu giúp thì tính mạng của chúng tôi bây giờ không biết ra sao giữa đêm tối mịt mùng!".
Cùng ngày, Trung tâm PCLB khu vực miền Trung - Tây nguyên cho biết, đã có 4 người chết (1 người ở Quảng Ngãi: 1 người ở Bình Định và 1 người ở Gia Lai), (là em Lê Ngọc Triều, một học sinh lớp 12 Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam bị nước lũ thủy điện xả xuống cuốn trôi) và 4 người mất tích (Bình Định:2, Phú Yên:1, Gia Lai:1) và 2 người bị thương. Nước lũ đã làm ngập hàng chục nghìn ngôi nhà và gây hư hỏng.
Mưa lớn, gây sạt lở nặng trên tuyến đường Hồ Chí Minh, trong đêm 15/11, tại địa bàn thị trấn Khâm Đức có gần 200 phương tiện xe ô tô, với hơn 800 khách vãng lai bị mắc kẹt không lưu thông được, các nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn tại địa bàn Phước Sơn trong tình trạng cháy phòng.
Tại Bình Định, tàu cá 96682 TS/13 lao động do ông Phạm Văn Tường ở xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn làm thuyền trưởng, tàu bị hỏng máy lúc 12 giờ ngày 13/11 ở toạ độ 11035N, 111035E, thả trôi theo hướng 280 độ, tốc độ trôi 1,5 hải lý/giờ. Lúc 17 giờ 45 ngày 14/11, đã được tàu Bình Định 96616 TS của Ông Đinh Công Lý ở cùng xã lai kéo về cảng Cam Ranh an toàn. Một thuyền viên là anh Nguyễn Văn Thường (quê ở Tiền Giang) của tàu Bình Định 30249 TS do bà Nguyễn Thị Diệu (ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định) làm chủ, bị rơi xuống biển tại vị trí 07045N, 105025E. Hiện tàu vẫn đang tìm kiếm người bị nạn.
Sáng nay, một cây cầu dài 20m nằm trên quốc lộ 1A ở Thị xã An Nhơn, Bình Định bị sập vào lúc 5 giờ sáng, khi cầu sập có người 2 người dân đang đi nên bị rớt xuống nước. Ngay sau đó quốc lộ 1A đoạn qua đây bị ách tắc. Trong khi đó, Thủy điện Đắk Mi 4 và Thủy điện A Vương xả lũ đã làm ngập cục bộ cho huyện Đại Lộc, huyện Duy Xuyên, toàn huyện Đại Lộc có khoảng 34.000 hộ bị ngập nặng trên 3m. Đã di dời tại chỗ 1.200 hộ với 3.900 người. Tại huyện Duy Xuyên, nước lũ ngập lên đến 1m. Đã di dời tại chỗ 2.000 hộ với 7.500 người.
Chị Hồ Thị Thúy Hồng (ở xóm Lệ Bắc, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đang chuyển dạ tối ngày 15/11, nước lũ vay tứ phía nên đến sáng nay mới chuyển xuống Bệnh viện duyện Duy Xuyên sinh kịp.
Ông Hội là người dân ở Nước Xa, huyện Bắc Trà My nơi có Thủy điện Sông Tranh 2 cho biết, tuyến đường ĐT 615 từ Tam Kỳ lên huyện Nam Trà My chạy qua Thủy điện Sông Tranh 2 đã bị sạt lở nhiều nơi không di chuyển được. Nước trong lòng hồ của Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đang dâng cao, chảy qua tràn tự do.
Theo Khampha
Hoa hồng và a-xít Từ lâu hoa hồng vẫn được coi là tượng trưng cho tình yêu, có lẽ vì nó rực rỡ, quyến rũ, quý phái, mềm mại, lại tỏa thứ hương thanh khiết. Kẻ dùng a-xít để minh chứng tình yêu của mình, đích thị là quỷ sứ. Còn a-xít là thứ dung dịch gây bỏng, ăn mòn, hủy hoại, làm tiêu tan mọi thứ....