Nộm tá lả đông khách chiều hè
Đĩa tá lả đầy đủ gồm dạ dày, gan, sụn, gân… được tẩm ướp gia vị thơm lừng, ăn kèm với nộm bò khô là ‘cặp đôi hoàn hảo’ của quán nhỏ nơi vỉa hè.
Đã từ lâu, nộm bò khô trở thành món ăn vặt vỉa hè thân quen với người Hà Nội. Đặc biệt, trong những ngày hè oi nóng, khi không còn thích hợp để ăn những món nghi ngút khói, thì món ăn thanh mát, không ngấy mỡ này lại rất được nhiều người ưa chuộng. Dường như rất khó để đếm được hết những quán nộm nổi tiếng ở Hà Nội, bởi hầu như ở bất kỳ khu chợ nào cũng có bán món ăn giản dị mà ngon miệng này.
Thế nhưng, khác với nộm Đường Thành, nộm Hàng Buồm hay nộm Hàm Long trứ danh, quán nhỏ vỉa hè phố Phạm Hồng Thái lại níu được chân khách bởi những biến tấu nho nhỏ mà tinh tế.
Nộm lim được làm từ những khúc thịt bò xù xì, nâu sậm, tựa như khúc gỗ lim nhưng vị ngọt đậm đà hơn hẳn thịt bò thông thường.
Khác biệt đầu tiên nằm ở loại thịt đặc biệt chế biến ra món ăn này. Từng khúc thịt bò rắn chắc, rõ thớ, màu nâu sậm khiến người ta liên tưởng tới những khúc gỗ lim khô cứng. Cũng bởi thế, nhiều người đã gọi món đặc sản không đâu có này là “nộm lim”. Khúc thịt bò sẽ được chủ quán xé nhỏ vừa ăn, trộn cùng đu đủ, cà rốt, lạc rang và nước dùng chua ngọt như nộm thông thường nhưng dậy lên vị ngọt đậm đà đặc biệt của thịt, càng nhai càng ngấm. Trái với liên tưởng về khúc gỗ lim, từng miếng thịt sau khi xé nhỏ dai dai vừa đủ độ chứ không hề khô cứng.
Ăn kèm với nộm là tá lả đầy đủ. Sở dĩ có tên gọi lạ tai này là bởi đó là sự trộn lẫn của nhiều phần nội tạng giòn giòn, dai dai, sần sật như dạ dày, lá lách, gân, sụn, gan… được tẩm ướp gia vị thơm lừng. Hầu hết thực khách sau khi ăn xong đĩa tá lả đều mỏi nhừ cả hàm nhưng ai nấy đều thích thú, ăn mãi không chán.
Một đĩa tá lả đầy đủ có giá 80.000 đồng.
Đặc biệt, các bạn nam đi cùng bạn gái hay một nhóm bạn đi chung sẽ rất thích món ăn này vì nó phục vụ được sở thích của nhiều người. Các bạn nam cũng không ngại “mang tiếng” đi ăn quà vặt của con gái nữa mà có thể thoải mái lai rai.
Bên trên đĩa tá lả là mấy viên tỏi chiên xinh xinh, thơm phức. Tỏi để nguyên cả củ, chiên cho vàng rộm, khi cắn sẽ giòn tan trong miệng và xộc lên mùi thơm hấp dẫn. Cách làm này khiến tỏi vừa đẹp mắt lại ngon miệng hơn, góp phần kích thích vị giác người ăn.
Tuy là món ăn kèm nhưng món ăn này đắt hơn nộm bò khô khá nhiều. Giá của một đĩa tá lả khoảng 80.000 đồng, trong khi đĩa nộm chỉ 20.000 đồng. Thế nhưng, hầu như ai đã dùng nộm đều phải gọi thêm tá lả cho đủ “cặp đôi hoàn hảo” này.
Video đang HOT
Nộm lim được bán tại ngã tư Phạm Hồng Thái – Hàng Bún.
Vào thời tiết mùa hè, nhiều hôm lên tới 40 độ C, việc ăn uống ngoài vỉa hè không chỉ là ác mộng do nóng nực mà còn khiến các loại rau củ trong nộm mau héo và ỉu, trông không còn ngon mắt. Nhưng bù lại, cũng chính bởi chỗ ngồi thoáng mát dưới tán cây, bày thức ăn trên chiếc mẹt mộc mạc đã tạo ra không gian ẩm thực vỉa hè đậm chất Hà Nội và rất gần gũi với thực khách.
Đĩa nộm có giá 20.000 đồng.
Khúc “lim” trước khi chế biến.
Tá lả đầy đủ gồm gan, dạ dày, lá lách, sụn…
Tỏi chiên thơm phức.
Đồ ăn được bày trên mẹt giản dị.
Quán rất đông khách vào chiều hè.
Quán bán các buổi chiều, phục vụ cả trà đá và bia chai. Ngồi vỉa hè đôi khi hơi chật chội và lộn xộn, chỗ để xe cũng không mấy thuận tiện. Địa chỉ quán tại: ngã tư Phạm Hồng Thái – Hàng Bún, Hà Nội.
Theo VNE
Chè xôi nén - món ăn từ tình yêu của bà
Bỏ miếng chè xôi nén dẻo mềm mà không dính, thơm mùi nếp và ngọt nhẹ vào miệng để nhớ về ký ức tuổi thơ với món ăn của bà.
Chè xôi nén, món ăn dường như đã "thất truyền" trên bàn ăn Hà Nội nhiều thập kỷ nay đã quay trở lại và được bày bán tại một quán nhỏ trên phố Nguyễn Hữu Huân. Khi nghe qua tên gọi, hẳn nhiều người sẽ tò mò. Theo lời người chủ quán, đây là một món ăn truyền thống, không hẳn là chè nhưng cũng không chỉ là xôi nén, mang vị ngọt dịu dàng và thơm thảo như tấm lòng của bà, của mẹ.
Món ăn là sự kết hợp của những nguồn nguyên liệu dân dã, đồng quê như gạo nếp, đỗ xanh, vừng và dừa nạo nên cũng mang hương vị giản dị và mộc mạc như nhiều thức bánh cổ truyền khác. Gạo nếp và đỗ xanh sau khi ngâm sẽ được đãi sạch rồi đồ cho chín tới. Sau đó, hỗn hợp xôi đỗ cùng nước cốt dừa sẽ được bắc lên bếp và quấy đều tay không nghỉ trong vòng một tiếng rưỡi.
Công đoạn vất vả nhất của chè xôi nén chính là khâu giã đập lên bề mặt xôi liên tục trong vòng 4-5 tiếng. Hỗn hợp này khá dính nên yêu cầu người làm vừa phải có sức khỏe vừa phải có đôi bàn tay khéo léo để cho ra thành phẩm thật hoàn hảo. Cuối cùng, món ăn sẽ được trang trí bằng vừng và dừa nạo để thêm đẹp mắt và ngon miệng.
Khâu thẩm mỹ được đầu bếp rất chú trọng.
Miếng chè xôi nén sau khi "ra lò" phải đạt yêu cầu dẻo mềm nhưng không dính, thơm mùi nếp, ngọt nhẹ của nước cốt dừa. Ăn chè xôi nén đúng điệu nhất là ngâm nhi cùng chén chè tươi đăng đắng, trong một buổi chiều đầu hè và ngắm nhìn dòng người qua lại.
Anh chủ quán cho biết, bà nội anh trước đây đã tự tay làm và bày bán món ăn đặc biệt này trong nhiều năm tại phố Cửa Nam. Bí quyết và công thức nấu ăn cũng do chính bà anh truyền lại, do đó giữ nguyên được hương vị truyền thống năm nào.
Quán nhỏ mang một cái tên thân thuộc, khiến bất cứ ai đi ngang qua, dù không ghé vào cũng sẽ bị ấn tượng: "chè Bà Tôi". Tất cả những công đoạn chế biến và chọn lựa nguyên liệu được chủ quán thực hiện gần giống với cách thức "như các cụ trước đây". Nghĩa là, không dùng chất bảo quản và chất tạo màu hóa học, đồ ăn chỉ ăn được dùng trong ngày và màu sắc đẹp mắt của các loại chè trong quán đều được làm từ tự nhiên như màu xanh của lá nếp, màu vàng của hạt giành giành.
Thêm vào đó, các loại chè ở đây đều chỉ được bán theo hình thức "mùa nào thức ấy" nên nếu có thèm chè ngô non, bạn phải nhanh chân thưởng thức. Chúng chỉ được bán trong 3 tháng chính vụ mà thôi.
Giá một đĩa chè xôi nén là 30.000 đồng.
Sáng lập quán là một đôi bạn trẻ, vốn không theo nghề kinh doanh hay ẩm thực nhưng tình yêu với các món ăn truyền thống, đặc biệt là hương vị các món chè do bà mình chế biến trong ký ức tuổi thơ đã thôi thúc họ đưa ra một quyết định liều lĩnh. Dẫu họ vẫn biết rằng các món ăn kiểu này vẫn còn xa lạ và ít có cơ hội chinh phục được giới trẻ bởi phong cách thưởng thức có phần "già nua", lại không thích hợp để nhâm nhi, tán gẫu cùng bạn bè.
Tâm sự về quyết định mở quán, chị Tú, chủ quán cho biết, khi có điều kiện thưởng thức ẩm thực nhiều quốc gia, chị nhận thấy rằng đồ ăn Việt Nam rất ngon về hương vị và tinh tế trong cách chế biến nhưng về khâu trình bày còn sơ sài, kém thẩm mỹ và không được quảng bá nhiều nên ít được thế giới biết tới. Do đó, khi mở quán, chị cùng người bạn đồng hành đã quyết định giữ nguyên mùi vị xưa nhưng cải tiến khâu trình bày để món ăn thêm bắt mắt với mục tiêu hàng đầu là có thể đưa món ăn đã biến mất lâu nay sớm quay trở lại và khiến càng nhiều người biết tới càng tốt.
Những món chè trong thực đơn của quán còn khá sơ sài, chỉ vài ba món, hơn nữa lại chế biến theo đúng cách cổ truyền, ít đường, đặc và không dùng đá. Vì thế, nếu lần đầu thưởng thức, bạn sẽ khó có thể "mê" ngay được. Đối tượng khách chủ yếu của quán thời gian mới mở này thường là người trung tuổi cho đến các cụ già - những người đã từng yêu mến món ăn này trong quá khứ. Đặc biệt, trong những ngày rằm, mùng một, quán luôn rơi vào tình trạng cháy hàng bởi thực khách thường lựa chọn mua về để thắp hương.
Chị chủ quán chia sẻ: "Có một thực tế là món ăn kiểu này chưa thể thu hút được các bạn trẻ bởi kiểu ăn không mấy thời thượng. Điều này cũng khiến những người mở quán hơi buồn một chút bởi nếu được họ quan tâm thì tốc độ lan truyền sẽ rất lớn". Tuy nhiên, chị kể về một kỷ niệm khó quên, lần đó, khi chuẩn bị đóng cửa quán, một chàng trai còn mặc nguyên áo đồng phục, độ tuổi 9X xuất hiện tại quán. Cậu cho biết, ngày nhỏ từng được ăn một món chè do bà ngoại nấu nhưng không nhớ tên cũng như cách làm.
Cậu đã đi tìm và ăn thử nhiều nơi nhưng chưa tìm được câu trả lời. Sau khi nếm qua món chè xôi nén tại đây, cậu học sinh đã tìm ra được chính xác món ăn năm xưa của bà mình. "Điều này khiến cả nhóm rất vui mừng không chỉ vì giúp được cậu học sinh đó mà còn vì nỗ lực đưa món ăn này đến gần hơn với các bạn trẻ của mình đã phần nào có kết quả", chị Tú tâm sự.
Không gian quán khá nhỏ hẹp nhưng cô cậu chủ quán cũng cố gắng trang trí và bày biện để đem lại một không khí cổ xưa và mộc mạc nhất từ những chiếc bát sứ hoa văn truyền thống, chiếc bình vôi cổ hay bộ ấm chén cổ. Hầu hết những vật dụng này đều do mẹ của chủ quán, vốn là một họa sĩ, tự tay chọn lựa và sưu tầm.
Ngoài chè xôi nén xanh (tạo màu bằng lá nếp) và chè xôi nén vàng (tạo màu bằng lá giành giành), quán chè Bà Tôi còn có thêm một số loại chè nấu theo kiểu truyền thống như chè bí đỏ (chè lam qua), chè ngô non, chè con ong, chè kho và bánh chay. Những món ăn này nhìn chung hơi khó ăn một chút những khá thanh đạm, có lợi cho sức khỏe.
Không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, những người mở quán mong muốn có thể đưa các món ăn truyền thống Việt Nam có thể trở nên phổ biến ở ngay trên đất nước mình, bên cạnh "cơn bão" đồ ăn Tây đang ngày một lớn mạnh.
Nếu muốn tìm về một món ăn mà bạn từng có cơ hội thưởng thức ngày nhỏ, hoặc đơn giản chỉ là tò mò muốn nếm thử món quà vặt lạ lẫm, bạn có thể ghé qua địa chỉ: chè Bà Tôi, 85 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội. Quán có hộp mang về, nhỏ gọn và khá tiện lợi. Giá của một đĩa chè xôi nén là 30.000 đồng cho 2-3 người ăn. Các loại chè khác có giá chỉ khoảng 7.000 đồng một bát.
Theo Ngoisao
Những món ngon phải nếm thử khi tới Hà Nội Phở Lý Quốc Sư, bún ốc Phủ Tây Hồ, bánh tôm hồ Tây... là những đặc sản đã trở thành thương hiệu, khiến du khách ăn một lần mà nhớ mãi. Hà Nội là nơi hội tụ của người dân bốn phương, mang theo đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Sự giao lưu này mang đến tính đa dạng và phong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn

Món ăn chỉ cần nhắc đến tên đã chảy nước miếng, quan trọng là được nấu từ nguyên liệu không ngờ!

Hãy ăn thường xuyên 3 món ăn từ loại rau bổ gan này để giải độc và cải thiện làn da

Loại cá thịt mềm ít xương, bổ dưỡng cho cả nhà: Bỏ túi ngay 4 cách chế biến đơn giản, càng ăn càng mê

Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần

Đặc sản Nha Trang và các quán ngon nổi tiếng bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Nha Trang dịp nghỉ lễ 30/4

Loạt món ngon đặc sản nhất định phải thử khi đi du lịch Phú Quốc dịp nghỉ lễ chỉ vài chục nghìn

Nghỉ lễ "mải chơi quên ăn", mẹ chỉ cần 15 phút là có món tráng miệng "bù dinh dưỡng" cấp tốc cho các con

Nghỉ lễ trời nóng nực, bé lắc đầu không chịu ăn, mẹ Hà Nội tung chiêu đổi món "hạ gục" con, MXH thi nhau học

Gợi ý 5 món lẩu vừa ngon, dễ ăn lại không ngấy để cả nhà quây quần dịp nghỉ lễ

Top những món ngon cho ngày nghỉ lễ

10 món đặc sản Đà Lạt 'ăn là nghiền' và những quán ngon nên ghé khi du lịch Đà Lạt dịp 30/4 1/5
Có thể bạn quan tâm

Nữ thừa kế Gen Z có học vấn 'khủng', là hoa hậu ở Mỹ
Netizen
13:27:08 05/05/2025
Concert Rap Việt "trá hình" của đội BigDaddy: Loạt rapper hoá thần tượng chất, "trùm cuối" đu xà xuất hiện cực nghệ
Nhạc việt
13:11:42 05/05/2025
Biến căng: "Tình trẻ của Lưu Diệc Phi" bị hot girl nóng bỏng dọa tung cả kho ảnh riêng tư
Sao châu á
13:07:22 05/05/2025
Mẹ của MC Đại Nghĩa qua đời sau 2 ngày đột quỵ
Sao việt
13:04:59 05/05/2025
Sex and the City phần mới: Diễn viên yêu cầu có nhiều cảnh nóng hơn
Hậu trường phim
13:01:12 05/05/2025
WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ
Sao thể thao
12:36:20 05/05/2025
Mẹ biển - Tập 33: Huệ hoảng hốt sợ bị công an bắt
Phim việt
12:18:58 05/05/2025
Cách khắc phục hiệu quả khi ChatGPT bị lỗi dễ dàng nhất
Thế giới số
12:06:31 05/05/2025
Apple cảnh báo khẩn tới người dùng iPhone tại 100 quốc gia
Đồ 2-tek
12:04:55 05/05/2025
Bảng giá xe BYD tháng 5/2025: Ưu đãi lên tới 221 triệu đồng
Ôtô
12:04:19 05/05/2025