Nokia sẽ giấu công nghệ của mình nếu Apple thắng vụ nano-SIM
Nokia cho rằng đề xuất về nano-SIM của Apple không đáng để bỏ phiếu bầu, và Apple đang lạm dụng quá trình tiêu chuẩn hóa.
Nokia sẽ không đóng góp các bằng sáng chế của mình cho chuẩn nano-SIM sắp tới nếu đề nghị của Apple được chọn trong cuộc bỏ phiếu sắp tới mà Nokia mới đây cho rằng “vi phạm những quy tắc của tổ chức tiêu chuẩn ETSI”. Nokia và Apple đang “đấu” xem đề nghị của bên nào sẽ được sử dụng làm cơ sở cho thẻ SIM mới, nhỏ hơn, gọi là nano-SIM (hoặc tên chính thức là 4FF).
Vào ngày 29 hoặc 30/3/2011, Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI), dự kiến sẽ bỏ phiếu về các đề nghị của Apple và Nokia. Đề nghị của Nokia cũng được Research In Motion (RIM) và Motorola Mobility hậu thuẫn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giờ đây có vẻ như sự phát triển của chuẩn 4FF sẽ kéo dài khi Nokia cho biết sẽ không đóng góp quyền sở hữu trí tuệ của riêng mình cho chuẩn nếu đề nghị của Apple được chọn. Nokia đang nắm giữ hơn 50 “họ” bằng sáng chế bao gồm những công nghệ liên quan đến SIM mà công ty tin rằng có thể là thiết yếu với đề nghị của Apple.
Thành viên ETSI bao gồm cả các nhà cung cấp và các nhà khai thác. Khi ETSI ra quyết định, cơ quan này có thể chọn 1 trong 2, cả hai hoặc không chọn bên nào cả. Theo một phát ngôn viên, ETSI không muốn bình luận về các kế hoạch của Nokia.
Đầu tuần này, Apple cho biết sẽ cấp phép miễn phí bản quyền bất kì bằng sáng chế thiết yếu nào mà hãng đang sở hữu cần cho nano-SIM. Nokia đã trả lời rằng công ty không thấy bất kì tài sản trí tuệ nào của Apple đáng xem là thiết yếu với đề nghị nano-SIM của họ.
Lí do cho lập trường cứng rắn của Nokia là vì “rõ ràng là công việc hiện tại của ETSI đối với chuẩn 4FF mâu thuẫn với các quy tắc của ETSI” và rằng “Apple đang lạm dụng quá trình tiêu chuẩn hóa”, tuyên bố do Giám đốc công nghệ Henry Tirri của Nokia đưa ra cho biết.
Trước hết, đề nghị của Apple không đáp ứng các đặc tả kĩ thuật của ETSI. Điều đó có nghĩa rằng đề nghị của Apple thậm chí còn không nên được bỏ phiếu bầu chọn. Theo một phát ngôn viên của Nokia, Apple cũng đã cố gắng để mua nhiều phiếu bầu hơn bằng cách đăng kí nhiều công ty con địa phương là thành viên và cũng vận động hành lang bên ngoài ủy ban tiêu chuẩn hóa.
Apple đã im lặng trước sự tấn công của Nokia và không đáp lại “loạt đạn” mới nhất này.
Theo PCWorld VN
Apple đối đầu các đại gia điện thoại vì nano-SIM
Ba hãng sản xuất điện thoại di động Nokia, Motorola và RIM đều đã lên tiếng phản đối ý tưởng thẻ nano-SIM mà Apple muốn sử dụng để thay thế các loại SIM có kích thước bình thường như hiện tại. Bằng chứng là Apple đã đệ đơn xin Học viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) về việc sử dụng loại SIM siêu nhỏ này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Đúng như cái tên nano-SIM, đây là loại SIM mới có kích thước nhỏ chỉ bằng 2/3 so với loại micro-SIM, vốn đã nhỏ hơn SIM bình thường.Apple cho rằng việc sử dụng các loại SIM siêu nhỏ sẽ tiết kiệm không gian trên thiết bị để có chỗ cho các linh kiện khác.
Trong khi đó, lý do để các hãng điện thoại khác phản đối việc "chuẩn hóa" sử dụng loại SIM mới là vì để sử dụng loại SIM này cần thiết kế một khay đưa SIM vào máy, giống như đối với điện thoại iPhone hiện nay.
Cả Motorola, Nokia và RIM đều lo ngại rằng, nếu điều đó xảy ra, họ sẽ phải trả phí bằng sáng chế "cái khay" cho Apple.
Nokia còn khẳng định ý tưởng mới này chỉ có lợi và thiên vị cho Apple, và trên thực tế việc sử dụng một cái khay cũng chiếm diện tích tương đương như một SIM bình thường.
Dự kiến, trong tuần tới ETSI sẽ quyết định về đề xuất của Apple. Đáng chú ý, Nokia hiện nắm số phiếu biểu quyết lớn nhất trong tổ chức này, với 92 phiếu trong tay. Tuy nhiên, Apple cũng đã gấp rút đăng ký bổ sung cho các chi nhánh, công ty con của mình để có thêm các phiếu bầu.
Nếu việc đăng ký sớm thành công, Apple sẽ có số phiếu bầu lớn nhất trong ETSI.
Mặc dù vây, điều này sẽ không dễ dàng vì Nokia đã lên tiếng phản đối, cho rằng "thật không đúng khi một tập đoàn có thể nắm giữ nhiều phiếu bầu bằng cách gửi nhiều đơn đăng ký thành viên cho các chi nhánh, công ty con của mình"./.
Theo TTXVN
Bản quyền công nghệ: Hữu ích hay khôi hài? Tài sản sở hữu trí tuệ là vấn đề khiến giới công nghệ phiền lòng khi vừa giúp xây dựng đế chế từ sự đổi mới, lại vừa dễ thành trò cười khi cố gắng ngăn cản đối thủ sử dụng tính năng nhỏ nhặt. PageRank - thuật toán tìm kiếm đã được cấp bằng sáng chế được đặt theo tên của Larry...