Nokia đang ‘mờ dần’ ở các nước đang phát triển
Sau smartphone, Samsung tiếp tục bước vào cuộc đua với Nokia ở nhóm giá thấp. Ngoài ra, nhà sản xuất Phần Lan còn bị các đối thủ nhỏ cạnh tranh.
Dòng giá rẻ của Nokia đang bị cạnh tranh mạnh. Ảnh: The Verge.
Tại các cửa hàng ở Mumbai (Ấn Độ), trước đây Nokia luôn là sản phẩm được bày bán nhiều nhất. Tuy nhiên, các vị trí đó hiện đã dành cho thiết bị từ Samsung. Manish Khatri, chủ một cửa hàng ở đây cho biết, anh ta không thù ghét Nokia, nhưng điện thoại Samsung được hỗ trợ và bán tốt hơn.
14 năm trị vì làng di động của Nokia đã kết thúc. Tổng kết quý I cho thấy, thương hiệu này đã bị Samsung vượt qua. Cùng với Apple, tên tuổi Hàn Quốc đã trở thành những đối thủ sừng sỏ trên phân khúc điện thoại thông minh.
Nếu như thị trường smartphone, Nokia đã bị Apple vượt qua, thì nhóm giá rẻ cũng đang bị mất dần thị phần. Nhóm sản phẩm này nhiều năm qua vẫn là niềm tự hào của Nokia về doanh số và bán tốt ở các nước đang phát triển.
Doanh số bán điện thoại cơ bản của Nokia đã giảm tới 16% trong 3 tháng đầu năm 2012. Đây là quý sụt giảm thứ 4 trong 5 quý gần nhất, trong khi các đối thủ đến từ Trung Quốc như ZTE, Huawei không ngừng lớn mạnh.
Tại Ấn Độ, thị trường di động lớn thứ hai thế giới, với 900 triệu thuê bao, Nokia đã giảm một nửa trong năm 2011 so với 3 năm trước. Hãng chiến 31% thị phần trong tổng số 183 triệu máy được bán, theo con số của hãng nghiên cứu CyberMedia (Ấn Độ).
Video đang HOT
Các nhà phân tích cho biết, Nokia đã không theo kịp sự thay đổi của nhóm trung. Ngoài ra, ở các quốc gia đang phát triển, các nhà mạng không có xu hướng trợ cấp giá điện thoại, thì việc mất các nhà bán lẻ như Khatri ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
“Với các nhà bán lẻ như chúng tôi, rất khó khăn để nhận được sự quan tâm của Nokia với các model cơ bản, sản phẩm để trình diễn cho khách hàng”, Khatri nói. Mỗi tháng, cửa hàng này bán khoảng 500 chiếc điện thoại, họ không có sự ưu tiên từ Nokia, trong khi đó, Samsung thường xuyên cử nhân viên đến thăm.
Tại Trung Quốc, thị trường di động lớn nhất thế giới, các nhà mạng bắt đầu đóng vai trò lớn hơn trong việc bán di động. Đó cũng là xu hướng khi họ làm việc với Nokia. “Họ ưu tiên các thương hiệu nội hơn so với công ty quốc tế”, Pete Cunningham đến từ hãng Canalys nhìn nhận.
Từ tháng Giêng đến tháng Ba, doanh số Nokia đã giảm 62% so với trước đây. Thị phần của hãng cũng còn 24% so với 39% hai năm trước, con số của hãng Strategy Analytics.
Ở châu Phi, thị phần Nokia cũng sụt 51% so với năm ngoái và 62% so với hai nằm trước.
Các thương hiệu khác như Samsung cạnh tranh ở công nghệ.
Cổ phiếu của Nokia đã giảm tới ba phần tư trong một năm, và tuần trước, hãng đã bị hạ mức tín nhiệm xuống mức “bỏ đi”. Nokia cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư tiền để thu hút khách hàng.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn, đặc biệt ở các thị trường chiến lược như Ấn Độ, Nigeria, Brazil, Mexico, nơi dòng Asha nhận được điểm cao kỷ lục từ khách hàng”, bà Mary McDowell, phụ trách mảng điện thoại cơ bản của Nokia nói. Tuần trước, hãng đã ra mắt chiếc Asha 202 tại Ấn Độ với sự kết hợp 5 nhà mạng.
Các nhà phân tích cho rằng, Nokia chậm chạp với các tiến bộ công nghệ. Ở các nước đang phát triển, di động nhiều sim đang dần bão hòa. Trong khi đó, khách hàng cần những thiết bị hỗ trợ màn hình cảm ứng với 105 triệu thiết bị như vậy bán ra trong năm ngoái trên toàn cầu, theo số liệu của Strategy Analytics.
“Nokia đã để cánh cửa mở rộng cho Samsung và các đối thủ khác mang di động cảm ứng vào. Các thương hiệu Hàn Quốc đã có máy cảm ứng từ 3 năm trước, trong khi Nokia thì không hề”, Ben Wood, người đứng đầu hãng CCS Insight cho biết.
Những năm gần đây, giá di động Android cũng đang giảm mạnh. Những điều đó đã đóng sập cánh cửa với Nokia.
Theo Số Hóa
Thời điện thoại đa sim tới từ hãng lớn
Trước đây, điện thoại đa sim chủ yếu là dạng đơn giản, nhưng gần đây, smartphone có hai cột sóng cũng đang dần phổ biến và tới từ các hãng có tên tuổi như LG, Samsung.
Bluefone, K-touch, Mobiistar vừa ồ ạt tung các dòng máy dưới một triệu ra thị trường, tất cả đều hỗ trợ hai sim, hai sóng. Cá biệt, những model như Bluefone B125, Mobell M440 hay PPhone T27 có tới 3 khe cắm sim.
Phần đông các thiết bị đều sở hữu kiểu dáng dạng thanh cơ bản, chỉ một số ít là màn hình cảm ứng. Khác với trước đây, điện thoại cảm ứng đa sim giá ngày càng rẻ, ví dụ: Bluefone U161 chỉ 800.000 đồng, E162 hay Mobiistar T700 bán ở mức dưới một triệu đồng.
Các mẫu máy hai sim vẫn là sản phẩm chủ lực của hãng nhỏ. Ảnh: Quốc Huy.
Di động hai sim từ trước tới nay vẫn "cuộc chơi" của các hãng nhỏ nên rất khó tìm được sự khác biệt giữa các sản phẩm này do model nào cũng tích hợp chức năng chơi nhạc, camera chụp ảnh đơn giản. Tuy nhiên, kể từ khi các hãng lớn như Nokia, Samsung, LG tiến vào phân khúc này, các dòng máy xuất xứ từ Trung Quốc đang mất dần thị phần. Theo anh Nguyễn Văn Chiêm, quản lý cửa hàng điện thoại Hoàng Linh, đường 3/2, quận 11, TP HCM, lợi thế của các hãng nhỏ là giá cạnh tranh, nhiều tính năng, đối lập với các hãng lớn là pin khỏe, bền và thương hiệu.
Điện thoại đa sim từ các thương hiệu lớn từ đầu năm tới giờ về nước rất nhiều. LG mới chỉ có Optimus Net và gần đây là chiếc A290 sở hữu tới 3 khe cắm sim thì Samsung đã ra tới mấy dòng máy. Ở tầm giá thấp có Samsung E1232B dạng thanh, Champ Deluxe Duos giá gần 2 triệu đồng, khoe màn hình cảm ứng. Mới đây, hãng này còn bán mẫu Galaxy Y Duos cũng có hai khe cắm sim. Model này chạy Android và có thiết kế hấp dẫn.
Anh Võ Huy Biên, quản lý một cửa hàng di động trên đường Hai Bà Trưng, TP HCM, nhận định, mặc dù smartphone hai sim không mới, nhưng sự xuất hiện của các hãng lớn trên "mặt trận" này khiến cho thị trường sôi động hơn.
Galaxy Y Duos, mẫu smartphone hai sim vừa bán tại Việt Nam. Ảnh: Huy Đức.
Xu hướng smartphone hai sim và sự tham gia của các nhà sản xuất lớn là mối đe dọa đến thị phần của các hãng nhỏ. Anh Chiêm cho rằng, thời đại của điện thoại siêu rẻ đặt hàng theo lô từ Trung Quốc sẽ đến lúc kết thúc nếu những tên tuổi này không có sự thay đổi tích cực.
Theo Số Hóa
Nokia sắp có nền tảng Meltemi cho smartphone phổ thông Meltemi có thể mang giao diện giống với Maemo, do đội ngũ thiết kế nền tảng này phát triển, trong đó có cả chuyên gia từ Symbian. Nokia sẽ hướng nhiều hơn đến các smartphone phổ thông và giá thành rẻ. Ảnh: Nokia. Nokia sắp giới thiệu một nền tảng mới dành cho các dòng điện thoại phổ thông của máy, có tên...