Nơi yên nghỉ của hơn 16.000 hài nhi xấu số
“Các bé được tập hợp, chôn cùng vào ngôi mộ tập thể nên thấy ít vậy, nếu chôn như chôn từng người một thì đã kín hết cánh đồng này”, Hiếu – thành viên nhóm Bảo vệ sự sống ở Hà Nam nói.
Những ngôi mộ tập thể
Gần 10 năm qua, đều đặn mỗi ngày bất kể đông hay hè, các thành viên trong nhóm Bảo vệ sự sống ở Hà Nam lại chia nhau đến các phòng khám, cơ sở y tế trên địa bàn để xin những thai nhi xấu số – những đứa trẻ nhẫn tâm bị phá bỏ khi vừa mới thành hình để mang về chôn cất.
Họ – từ những người xa lạ, không cùng tôn giáo nhưng vì lý do “không nỡ nhìn các em (các thai nhi – PV) bị vứt như cỏ rác” mà kết nối lại, trở thành người quen, cùng chung mong muốn các thai nhi bị chối bỏ được siêu thoát, được chôn cất tử tế.
Khu mộ chôn cất hơn 16.000 thai nhi tại xã Kim Bình.
Em Lưu Trung Hiếu (SN 1995, người đã hơn 3 năm tham gia vào nhóm Bảo vệ sự sống ở Hà Nam) đưa tôi ra nơi an nghỉ của các thai nhi bị phá bỏ mà nhóm chôn cất nằm giữa cánh đồng lúa của xã Kim Bình, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Chỉ vào những ngôi mộ được sơn màu trắng trước mặt, Hiếu nói: “Các bé được tập hợp, chôn cùng vào ngôi mộ tập thể nên nhìn thấy ít vậy, nếu chôn như chôn từng người một thì đã kín hết cánh đồng này. Khu mộ này chôn hơn 16.000 em, trong đó mộ to đã hoàn thiện có khoảng 5.500 em, 2 bể mới xây từ tháng 7/2014 mỗi bể sâu 2m, rộng 1,8m/bể hiện đã đầy một bên có khoảng 10.500 em, khi nào bể còn lại đầy thì sẽ ốp bia và hoàn thiện như những mộ kia. Trung bình mỗi 1 tháng nhóm em an táng cho khoảng 250-300 bé”.
Hiếu cũng cho biết thêm, ngoài khu mộ này, nhóm cũng tham gia chôn cất thai nhi ở dưới thôn Phú Đa, xã Công Lý (Lý Nhân, Hà Nam), người khởi xướng công việc này là bà Đỗ Thị Cúc (49 tuổi). Khu mộ trong vườn thánh Phú Đa hiện cũng đã chôn cất hơn 20 nghìn thai nhi.
Không nỡ nhìn các em bị vứt như cỏ rác
Hiếu nói, khi bắt đầu công việc này hầu như ai cũng bị ngăn cản, dèm pha, dị nghị, nghi ngờ có ý định bất chính, bản thân Hiếu cũng bị gia đình ngăn cản vì sợ “vong theo”.
Video đang HOT
“Em nói rằng em học y, nếu lo sợ vong theo thì không thể làm nghề được, về sau gia đình cũng dần chấp nhận… Lúc đầu đến các phòng khám xin các bé về chôn cất em cũng gặp phải ánh mắt nghi ngờ, sau đó em cho họ xem những hình ảnh của nhóm nên họ mới đồng ý”, Hiếu kể lại.
Cũng như Hiếu, khi trò chuyện với anh Nguyễn Văn Thuận (45 tuổi) – người gần 10 năm tham gia nhóm Bảo vệ sự sống ở Hà Nam, anh nói rằng anh cảm thấy rất buồn vì số lượng thai nhi bị phá bỏ ngày một nhiều.
Sổ ghi chép số thai nhi hàng ngày nhóm thu nhận được.
“Tôi không hiểu nổi sao họ lại nhẫn tâm tước đi sự sống của các bé. Trước mùng 1 họ kiêng không bỏ thai, nhưng nay họ vẫn làm. Chỉ tính 2 điểm tôi đến lấy, ngày ít thì dăm bảy thai, ngày nhiều thì vài ba chục thai. Những năm gần đây số lượng các bé lại càng nhiều hơn. Nhìn các bé thương vô cùng, nhiều lần vừa mang các bé về tôi vừa khóc”, anh Thuận tâm sự.
Nhóm anh Thuận đều đặn mỗi ngày đều phân công nhau đi nhận các bé tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Phủ Lý và huyện Kim Bảng. Còn riêng anh, do nhiều thời giờ rảnh rỗi hơn nên mỗi ngày anh đều dành khoảng 2 giờ, từ 17h – 19h để đến các cơ sở y tế ngồi chờ, xem có ai có ý định bỏ thai là lại tư vấn, khuyên nhủ “được người nào, hay người đó”.
Đặc biệt, những hôm nào mà có điện thoại báo có thai to thì bất kể đêm hôm, mưa gió anh cũng nhận nhiệm vụ chạy ngay lên để nhận, đưa bé mang về bảo quản cho sạch sẽ trong tủ đông, chờ ngày chôn cất.
Quần áo của các bé dược chuẩn bị sẵn để an táng.
Các tiểu sành sử dụng để chôn cất các bé. Trung bình, mỗi tiểu sành đựng được khoảng 70 hài nhi.
Anh Thuận cho biết thêm, nhóm của anh đã khuyên nhủ thành công một cô gái trẻ bị người yêu ruồng bỏ khi biết tin có thai giữ lại thai. Hiện nay, bé trai đã được 5 tuổi. Các dịp lễ tết hoặc rảnh rỗi nhóm của anh lại ghé thăm cháu.
“Nhìn thằng bé khôi ngô thích lắm, ông bà cảm ơn quá thể, bảo rằng may là ngày đó không bỏ cháu đi… Chúng tôi chẳng mong gì hơn, chỉ mong rằng không phải đến để đưa các em về trong hoàn cảnh như thế nữa. Mọi người hãy biết coi trọng những sinh linh bé nhỏ này để các bé có cơ hội được tận hưởng cuộc sống này”, anh Thuận nhấn mạnh.
Đức Văn
Theo Dantri
Nước sông Đáy dâng cao, nhiều hộ dân ven sông bị ngập
Do anh hương cua cơn bao sô 3, nươc tư thương nguôn đô vê va mưa nhiêu trên diên rông, mực nước trên sông Đáy dâng cao đột ngột, khiến nhiều hộ dân ven sông thuộc phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý bị ngập lụt.
Sáng 22/7 Đài Khí tượng thủy văn Hà Nam đã phát đi thông báo tin lũ khẩn cấp trên sông Đáy. Theo đó, mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý đang lên cao, lúc 7h ngày 22/7 tại Phủ Lý đạt 4.33m, trên báo động 3: 0.23m. Trong 12 giờ tới, mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý tiếp tục lên mức 4.50m, trên báo động 3: 0.40m. Từ 12 đến 24 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý tiếp tục lên song biến đổi chậm ở mức 4.55m, trên báo động 3: 0.45m.
Nước sông Đáy lên cao tràn qua bờ kè vào tuyến đường chính
Mực nước sông Đáy lên cao đã tràn qua tuyến bờ kè, sáng nay mực nước sông Đáy tiếp tục dâng lên khiến nhiều hộ dân ven sông thuộc phường Lê Hồng Phong bị ảnh hưởng. Các tuyến đường nhỏ đi ra bờ sông Đáy đều ngập toàn bộ, nước sông Đáy thậm chí đã tràn vào sân nhà dân.
Người dân phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý bì bõm lội nước
Lũ trên sông Đáy lên cao làm nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp ở vùng bãi ven sông bị ngập và sinh hoạt của người dân tại các khu vực này bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, nươc sông Đay dâng cao lam tuyên đê Đông Sơn thuôc đia phân xa Liên Sơn, huyên Kim Bang bi tran. Phía Công an huyện Kim Bang đã huy động hơn 50 lươt cán bộ, chiến sỹ phôi hơp chinh quyên đia phương, cac ban nganh, đoan thê va ba con nhân dân dung cac bao tai cat đê gia cô tuyên đê xung yêu dai hơn 300 met trên đia ban xa Liên Sơn.
Mực nước sông ngày một dâng cao, nước tiếp tục tràn vào các hộ dân ven sông
Theo thống kê, tính đến ngày 21/7, tại tỉnh Hà Nam, do nước lũ sông Đáy lên cao gây ngập úng cho hơn 710 ha lúa mùa, gồm: ngập trắng 42 ha, ngập phất phơ 594 ha, ngập 2/3 cây 74,5 ha. Huyện Kim Bảng có diện tích lúa bị ngập úng nhiều nhất 400,5 ha, Duy tiên 200 ha, Lý Nhân và Bình Lục mỗi huyện 50 ha, Thanh Liêm 10 ha.
Lực lượng Công an huyện Kim Bảng gia cô tuyên đê xung yêu dai hơn 300 met trên đia ban xa Liên Sơn.
Hiện nay, để tiêu úng cho sản xuất và dân sinh trên địa bàn, các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã vận hành tổng số 174 máy bơm các loại.
Đức Văn
Theo Dantri
Tài xế taxi trả lại 1.000 USD và 22 triệu đồng cho vị khách đãng trí Phát hiện vị khách bỏ quên một chiếc ví, bên trong có 1.000 USD và 22 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ, ngay lập tức, tài xế Bùi Quang Phượng đã báo về tổng đài liên hệ tìm vị khách đãng trí. Chiều ngày 11/4, tại Công ty TNHH MTV M.L. Hà Nam, đóng tại khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ...