Nói xấu mẹ chồng khắp nơi vì bà bảo về ngoại ở cữ, tôi cứ tưởng bà ngại khổ, tiếc tiền cho tới 3 tháng sau mới ân hận
Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ chồng tôi bỗng lật kèo và không cho tôi về quê nữa. Bà còn đề nghị tôi về nhà đẻ ở cho thoải mái, nhưng đó rõ chỉ là 1 cái cớ để trốn tránh trách nhiệm.
Gia đình chồng tôi có 2 anh em trai. Phong là con cả tuy nhiên, anh lại kết hôn sau em trai. Mẹ chồng tôi đã lên chức bà nội được hơn 2 năm rồi. Hai vợ chồng em chồng cũng đang sống sát vách với bố mẹ, do đó chúng tôi cũng bớt đi áp lực phải kề cận, chăm sóc họ.
Duy có đợt này tôi bầu bí, Phong vẫn bảo khi nào sinh thì về nội 1 tháng đầu, sau đó cho tôi về ngoại suốt thời gian thai sản cho thoải mái. Tôi hí hửng lắm, thầm cảm ơn chồng mình thật tâm lý.
Tôi nghĩ rằng, mẹ chồng mình khá dễ tính, xưa nay hai mẹ con chưa từng có xích mích gì thì 1 tháng chung sống cũng sẽ ổn cả thôi. Thế nhưng, tôi không ngờ khi sát ngày sinh thì mẹ chồng lại bất ngờ từ chối. Tôi cho rằng bà không muốn chăm cháu, chăm con dâu, sợ tốn kém nên chối. Khỏi nói, tôi bị hẫng và bực bội mẹ chồng đến thế nào…
Khi xưa tôi mới bầu, Phong cũng từng ngỏ lời nhờ mẹ chồng sẽ để tôi về quê sinh, bà đã gật gù: “Thế cũng được. Ở quê thì điều kiện không bằng thành phố nhưng có người thân chăm sóc. Chứ mẹ mà lên Hà Nội chỉ ở dăm ba ngày thôi”.
Chúng tôi cho rằng câu nói đó của bà chính là một lời đồng ý. Thế nhưng khi tôi đã 34 tuần, về thăm và nói rằng tới lúc sắm nôi, cũi cho cháu thì mẹ chồng bỗng quay sang ngập ngừng một hồi rồi bảo: “Mẹ cũng từng làm dâu nên mẹ hiểu, lúc sinh con xong không gì bằng được ở cạnh mẹ ruột. Hay con cứ về ngoại đi cho thoải mái.”
Tôi nghe xong thì điếng người, tại sao tới gần phút cuối thì bà lại thay đổi như vậy? Tôi bối rối, chẳng biết phải nói gì mãi mới thốt ra thành lời: “Mẹ ơi, con thấy ai cũng ở cữ nhà nội 1 tháng rồi mới về bên ngoại… Tự dưng con làm khác sợ xung quanh lại bàn tán, đồn thổi rằng nhà mình có vấn đề gì. Hơn nữa, từ ngày làm dâu con trong nhà con chưa có gì khó chịu hay không thoải mái với mẹ hết. Mẹ ơi, mẹ cứ để con về đây đi ạ…”
Phong cũng hùa vào nói với vợ: “Đúng rồi mẹ, sao tự dưng lại thay đổi thế? Vợ con cũng muốn được gần gũi bố mẹ, cháu được gần ông bà nội mà. Hơn nữa, ai lại mới sinh xong đã về ngoại ngay, người ta kiêng đó. Đen đủi cho nhà bà ngoại… Mẹ chăm vợ con 1 tháng giúp con đi mẹ!”
Nào ngờ, sau những lời năn nỉ, xuống nước của chúng tôi, mẹ chồng lại viện ra 1 lý do không thể hợp lý hơn: “Mẹ dạo này đau nhức hết người ngợm, đầu lúc nào cũng ong ong ấy. Mẹ mệt thật, sợ không đủ sức khỏe chăm vợ con. Hơn nữa, ở nhà còn thằng Be nữa, sợ không kham nổi.”
Video đang HOT
Bà đã viện tới lý do sức khỏe thì chúng tôi chẳng biết nói gì hơn. Hai vợ chồng lại phải thuyết phục bà đi khám, nhưng bà vẫn bảo chắc bệnh người già, rồi thì làm việc quá sức, nghỉ ngơi, ăn uống là khỏe. Điều đó khiến tôi lại càng nghi ngờ hơn…
(Ảnh minh họa)
Hôm sau khi trở lại Hà Nội, tôi đã đem chuyện mẹ chồng đi bêu riếu khắp nơi. Tôi cho rằng bà muốn trốn việc, tiếc tiền chi cho con dâu nên lấy cớ ốm đau, mệt mỏi. Tôi cũng trách móc, đay nghiến Phong không ít vì pha lật kèo gần phút chót của mẹ anh.
Rồi ngày tôi nhảy ổ cũng tới, tôi về bên ngoại. Phải công nhận là thoải mái, sung sướng. Mẹ chồng xuống chơi được 3 hôm, cũng thức đêm cùng tôi để dỗ cháu, pha sữa, thay bỉm tã chu đáo. Tuy nhiên, tôi vẫn hơi để bụng chuyện xưa.
Tận khi bà về, nhìn mặt bà có phần hốc hác, tôi mới hơi xót xa, nhắc nhở bà ăn uống đầy đủ và nên đi khám. Tôi cũng dúi vào tay bà ít tiền mà bà chối, cho ngược tôi 2 triệu để bồi bổ.
Nhưng rồi cảm giác thương xót mẹ chồng mau chóng trôi qua, những ngày sau đó ai tới chơi tôi cũng kể lể, than vãn về bà.
Phải tận khi con tôi được hơn 3 tháng, tôi mang cháu về nội chơi thì mới sửng sốt vì mẹ chồng gầy rộc đi, mặt xanh xao. Lúc này, Phong mới thở dài thườn thượt nói rằng mẹ bị bệnh nặng mà mãi giờ đi khám mới biết. Bao lâu nay tiếc tiền nên cứ giấu giếm, rồi ngại đi bệnh viện.
Ốm yếu là thế, nhưng khi tôi về bà vẫn gọi vào phòng riêng. Rồi bà đưa cho một hộp nhỏ, ân cần bảo: “Con sinh cháu vất vả rồi, đây là quà của mẹ cho con.”
Tôi mở ra thấy 1 chiếc nhẫn 5 chỉ. Tôi sửng sốt lắm, nhưng bà lại nói thêm: “Mẹ biết con thiệt thòi, không được mẹ chăm sóc như em dâu. Thôi thì mẹ dùng chút vật chất bù đắp lại vậy.”
Nghe bà nói mà tôi bật khóc, ôm lấy bà. Tôi không dám thú nhận chuyện mình đã nghĩ sai, đã đi nói xấu bà, nhưng tự bản thân thấy ân hận vô cùng! Hóa ra mẹ chồng tôi mệt mỏi, không có khả năng chăm sóc con dâu ở cữ thật. Vậy mà tôi chẳng hiểu, chẳng quan tâm bà lại còn đi nói xấu khắp nơi.
Trong hôn nhân nếu bạn cho đàn ông 3 điều cơ bản thì có cho tiền họ cũng sẽ không bao giờ rời đi
Đàn ông đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Giữ lửa tổ ấm
Người đàn ông có nhiệm vụ xây dựng tổ ấm thì phụ nữ có trách nhiệm vun vén và giữ lửa cho tổ ấm đó. Chính vì thế, dù có ra sao phụ nữ cũng hay luôn giữ nụ cười trên môi để không khí trong gia đình luôn vui vẻ, rộn rã tiếng cười. Có vấn đề gì cần giải quyết, hãy cùng chồng bàn bạc, tranh luận theo cách nhẹ nhàng và có thành ý nhất.
Bên cạnh đó, hãy chăm chút cho tổ ấm của mình bằng cách dọn dẹp nhà cửa, dạy dỗ con cái thỉnh thoảng học nấu vài món mới để cả nhà thay đổi khẩu vị.
Không hề khó đúng không? Chỉ cần bạn cho anh ấy đủ những điều cơ bản ấy thì người đàn ông đã thỏa mãn, có "đuổi" anh ấy cũng chẳng muốn rời xa bạn!
Tình dục
Ngay cả trong tình yêu lẫn hôn nhân thì tình dục luôn là thứ giúp tình cảm giữa 2 người thêm phần khăng khít, nồng nhiệt. Có rất nhiều người đàn ông thừa nhận sau khi quan hệ họ cảm thấy gắn bó và yêu người phụ nữ của mình hơn. Cũng có nhiều cặp đôi nói rằng tình dục là thứ có thể làm dịu mọi sự tranh cãi.
Tình dục là nhu cầu bản năng của con người, cũng như ăn, ngủ, nếu không được thỏa mãn về mặt tình dục thì chắc chắn con người sẽ không được vui vẻ, thoải mái. Nhất là đàn ông - đối tượng vẫn được quy kết có ham muốn tình dục cao và nếu không được thỏa mãn sẽ đặc biệt khó chịu, bất mãn.
Phụ nữ hãy quan tâm hơn đến vấn đề này và cùng chồng xây dựng một đời sống tình dục hòa hợp. Bạn nên luyện tập thể dục thể thao để có một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh.
Tất nhiên bạn cũng không cần phải quá gây áp lực cho bản thân mình. Hoàn thiện để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn nhưng không có nghĩa bạn phải làm những điều trái ngược hoàn toàn với sở thích, quan điểm của mình. Hãy làm những gì mà bạn thấy thoải mái, vui vẻ nhất. Người đàn ông tốt chắc chắn sẽ tôn trọng bạn và cùng bạn tìm ra những cách giải quyết ổn thỏa nhất đối với cả hai người.
Độc lập kinh tế
Người đàn ông khi phải gánh vác toàn bộ gia đình sẽ rất vất vả và áp lực. Nếu anh ấy chưa kiếm được nhiều tiền, việc cáng đáng cả nhà với vô số khoản chi tiêu thậm chí khiến người đàn ông kiệt sức. Đàn ông lại không có thói quen giải tỏa áp lực ra ngoài như phụ nữ có thể hay khóc, họ thường tự giải quyết áp lực 1 mình.
Là phụ nữ hãy bản lĩnh và tự chủ mọi mặt trong cuộc sống đặc biệt là về mặt kinh tế để anh ấy không có cảm giác lấy vợ là lấy về gánh nặng chứ không phải lấy vợ để được hạnh phúc nữa.
Phụ nữ đừng nên dựa dẫm vào chồng, nếu có thì chỉ trong những khoảng thời gian như mang bầu, sinh con, ốm đau... mà thôi. Độc lập về kinh tế khiến phụ nữ có đủ khả năng chia sẻ gánh nặng gia đình với người đàn ông, để anh ấy bớt gánh nặng, được thảnh thơi, thoải mái hơn. Điều đó sẽ khiến họ muốn gắn bó với cuộc hôn nhân lâu dài.
Ngoài ra, độc lập về kinh tế còn giúp phụ nữ tự tin, có giá trị hơn trong mắt người khác. Và hơn hết là để phòng ngừa những biến cố thể phát sinh trong cuộc đời.
Vừa đi rút tiền trợ cấp thất nghiệp về mẹ chồng đã chặn cổng xin khéo, tôi ức quá nói vài câu lại khiến bà không dám nhận Từ phía xa, tôi đã thấy bóng dáng mẹ chồng đứng chờ, tôi đoán trước chẳng có gì tốt đẹp... Quả nhiên, khi tôi vừa cất tiếng chào thì bà đã xin khéo số tiền tôi vừa nhận được. Tôi và Khang đều không phải con người tham vọng. Khi xưa, hai vợ chồng cùng làm trên Hà Nội, công nhân kho thôi...