Nỗi tuyệt vọng của xóm bắp ngô sau tin luộc bằng pin
Thông tin ngô (bắp) luộc bằng pin, muối diêm, bột nhừ gây hại cho sức khỏeđã khiến những vòng quay của hơn 300 chiếc xe ngô thường rong ruổi trên phố phường Hà Nội của xóm ngô khoai Đồng Bát ( Mai Dịch, Hà Nội) có nguy cơ phải dừng lại.
Những ngày này, xóm ngô luộc buồn thiu, không khí nặng nề do hàng bán ế ẩm. Nỗi lo mưu sinh khiến hơn 300 con người trong xóm không ai đủ lạc quan để nở một nụ cười.
“Chưa bao giờ ngô bị hắt hủi như thế, mỗi ngày chỉ bán được 10-20 bắp thôi. Trước kia khi chưa có tin đồn ngô luộc bằng pin, bột nhừ… mỗi đêm tôi bán hơn trăm bắp mà vẫn hết sớm, 1h là đã được về nghỉ rồi” – chị Nguyễn Thị Chúc, người có thâm niên bán ngô hơn sáu năm, buồn rầu nói.
Nhọc nhằn đời ngô
Theo chân xe ngô luộc của chị Chúc, chúng tôi tìm đến xóm ngô luộc Đồng Bát, nơi hơn 300 nhân khẩu tứ xứ tụ về đây từ năm 1994 mưu sinh bằng nghề bán rong ngô, khoai.
15h, hơn 300 xe ngô túa ra khắp các ngả đường của thành phố Hà Nội, họ chỉ trở về khi trời đã rạng sáng. Có những gia đình từ đời ông bà, bố mẹ đến đời các con đều gắn bó với nghề bán ngô luộc. Họ thuê những phòng trọ nhỏ xíu, lụp xụp, rách rưới… để sống qua ngày. Những phòng trọ trong xóm ngô khoai chỉ rộng chừng 7-8m2, xếp san sát nhau chỉ hở một lối đi rộng vài gang tay.
Anh Nguyễn Văn Diệp bên xe ngô của mình – Ảnh: HUỆ BẠCH.
Chúng được lợp lên từ đủ thứ: ván gỗ, lá cọ, tôn, bao tải…, mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh. Giá mỗi phòng từ 500.000-800.000 đồng/tháng. Ấy vậy mà cái giá cả phải chăng đó vẫn khiến nhiều người bán ngô đứng ngồi không yên vì ngô ế không có tiền đóng. Đằng sau mỗi xe ngô là một mảnh đời cơ cực, bần hàn.
Chiếc xe ngô của chị Chúc cứ đều đều, 15g rời khỏi xóm ngô khoai, ngang qua các con phố Phạm Hùng – Mễ Trì – Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy, Cầu Giấy. Đó chính là cung đường gắn bó với chị Chúc suốt sáu năm nay. Hôm nào ngô đắt hàng, đó là cung đường của niềm vui, hôm nào mưa gió bão bùng, không có người ăn ngô, chị buồn như muốn khóc.
Video đang HOT
Cuộc sống của gia đình chị Chúc gồm sáu thành viên đều dựa vào những vòng quay của chiếc xe ngô. Ngô, khoai bị hắt hủi, người mua không ăn vì sợ hóa chất khiến gia đình ấy bị cái đói đe dọa.
“Nói thật, chính chúng tôi còn chưa biết cái muối diêm, bột nhừ là gì chứ đừng nói dùng để luộc ngô. Gắn bó với ngô khoai đã lâu, tôi không nỡ từ bỏ cái nghiệp này. Bây giờ bỏ nghề tôi cũng không biết làm gì nữa, về quê cũng không có ruộng nương gì cả” – chị Chúc than thở.
Trước đây hai vợ chồng chị Chúc và anh Toan làm việc cật lực, bán mỗi ngày được 100-200 bắp ngô lãi 200.000-300.000 đồng, chắt chiu mỗi tháng cũng gửi được hơn 3 triệu đồng về quê cho ông bà nuôi hai cháu đang tuổi ăn học. Nhưng đến nay mỗi ngày chị Chúc chỉ bán được 10-20 bắp, có ngày ế không bán được đành chịu lỗ, thành ra không còn tiền mà gửi về quê nuôi con.
Anh Nguyễn Văn Diệp, đang nuôi vợ bị bệnh ung thư phổi, cũng ngao ngán: “Tôi đang tính về quê chứ ở đây không trụ nổi nữa rồi”. Trước đây trên chiếc xe ngô nhỏ, anh Diệp đi khắp phố Nghĩa Tân – Xuân Thủy – Cầu Giấy – Phạm Văn Đồng – Doãn Kế Thiện, một đêm cũng bán hơn 100 bắp ngô, lời lãi đủ nuôi vợ con.
Đêm qua Hà Nội phủ đầy sương, dáng anh Diệp còm cõi đẩy xe ngô suốt 12 tiếng chỉ bán được hơn 20 bắp ngô. Mỗi ngày anh Diệp chỉ ngủ ba tiếng, thời gian còn lại vật lộn với ngô, khoai. Sáng nào cũng 7h nhập hàng, 11h luộc ngô, nướng khoai, 15h đi bán và 3h sáng hôm sau anh mới trở về xóm trọ. Đó cũng chính là nhịp sống của xóm ngô thường ngày. Phòng trọ của anh Diệp lụp xụp rộng chưa đầy 6m2, ẩm thấp, trong phòng chỉ có duy nhất một cái giường. Xòe hơn 20.000 đồng lẻ trên tay, anh nói buồn thiu: “Lời lãi của tôi hai ngày nay đấy. Tôi thì không ăn cũng được nhưng còn vợ con…”.
Nỗi đau ngô bắp
Tin đồn bắp ngô vỉa hè luộc bằng hóa chất, bằng muối diêm, bằng đường hóa học, pin, chì, thậm chí ngô “ủ hóa chất không cần luộc” đã khiến nhiều người trồng ngô và bán ngô khốn đốn, lao đao. Họ đang phải trải qua những ngày tháng cay đắng nhất bởi ngô trồng ế ẩm, ngô luộc bán cũng không ai mua. Nhiều người đã bỏ về quê, bỏ nghề hoặc chuyển sang nghề khác.
Anh Nguyễn Văn Toan bán ngô được hơn bảy năm nay đã ngậm ngùi chuyển sang bán kem bông được hai tháng. Anh than thở: “Chiếc xe ngô đã gắn bó với tôi từ thuở thanh niên, nay có hai con rồi mà phải bỏ nghề. Thật lòng tôi không muốn chuyển nghề nhưng biết làm thế nào được, ngô giờ bị tẩy chay, bán không ai mua nên chúng tôi đành bất lực”.
Trong xóm ngô luộc, đã hơn 30 người bỏ nghề, số còn lại sống lay lắt chờ đợi và hi vọng mọi người sẽ ăn ngô trở lại và xóm ngô luộc sẽ lại vui tươi mỗi khi chiều về.
Theo cô Phạm Thị Vân, người đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề bán ngô luộc thì ngô, khoai, sắn là những thứ lành hiền nhất do người nông dân làm ra. Ngô từ bao đời nay vẫn là món quà vặt yêu thích của người dân. Hơn 300 con người trong xóm ngô luộc Đồng Bát vẫn sống bằng nghề bán thứ quà vặt này bao năm nay. Họ sống chân thật, chất phác bởi chính họ cũng là nông dân dắt díu nhau lên thành phố để kiếm miếng cơm manh áo.
“Tôi không hiểu sao tin đồn ngô luộc bằng pin, muối diêm, bột nhừ… từ trong Sài Gòn xa tít tắp lại có sức tàn phá mạnh mẽ tới xóm ngô luộc tận Hà Nội như vậy. Chúng tôi làm ăn chân thật mà chỉ vì cái tin đồn đó nên phải khốn đốn, bỏ nghề” – cô Vân chua xót.
Xe ngô của cô Vân đã ba ngày nay bỏ chỏng chơ vì gần một tháng nay cô không hôm nào bán hết hàng, mặc dù đến 5g sáng cô mới thất thểu trở về xóm trọ.
Những ngày này, người dân xóm ngô khoai ai nấy đều ăn ngô, khoai trừ bữa, để bớt đi chi phí sinh hoạt hằng ngày, bởi ngô, khoai lấy về bán ế. Cái ngô, củ khoai đã gắn bó với cuộc sống, với từng mảnh đời nơi đây. Điều đặc biệt trong nếp sống của người dân xóm ngô khoai ấy là mỗi ngày họ chỉ ăn đúng một bữa cơm. Buổi trưa họ ăn thật no, đến buổi chiều họ đi bán hàng và rạng sáng trở về sẽ ăn ngô, khoai trừ cơm.
Cô Vân bức xúc: “Chính chúng tôi còn ăn ngô, khoai ế trừ bữa thì không lý gì chúng tôi cho các thứ hóa chất kia để hại chính mình”
Theo vietbao
Những quyết định "giời ơi, đất hỡi" và sự lãng phí
Thời gian gần đây, một số quy định vừa "ra lò" đã khiến dư luận bị "sốc nặng". Phần lớn, các quy định do ra đời quá vội vàng, chưa nghiên cứu kỹ nhưng lại yêu cầu có hiệu lực ngay nên đã bị người dân phản ứng và dẫn đến... "chết yểu" ngay khi mới ra đời.
Vài năm trở lại đây, lâu lâu dư luận lại được phen "dậy sóng" với những qui định mới, hoặc dự thảo quy định mới của cơ quan chức năng. Khi các nguồn thông tin trở nên phổ biến hơn đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận được với các chủ trương, chính sách mới. Thế nhưng, đáng tiếc là nhiều khi người dân lên tiếng mạnh mẽ thì "sự đã rồi" - các văn bản được xây dựng đã có hiệu lực, nghĩa là lãng phí, tốn kém về thời gian, tiền bạc...
Còn nhớ, hồi tháng 9-2012, các tiểu thương kinh doanh thịt được một phen "tá hỏa" vì quy định thịt sống chỉ bán trong 8 giờ, nếu bảo quản lạnh được bán trong 72 giờ... Đó chính là những điểm trong Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm tươi sống từ động vật. Thông tư 33 này ra đời đã gây không ít gây tranh cãi.
Người dân được một phen "tá hỏa" vì quy định thịt sống chỉ bán trong vòng 8 giờ
Chị Vũ Thị Thuận, một người bán hàng tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội nới với P.V ANTĐ: "Tôi thấy việc này thật bất cập, vì không phải chỗ nào cũng kê được tủ bảo quản, nên rất khó khăn cho các hộ kinh doanh".
PGS.TS Phan Thị Sử, Hội khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm nhìn nhận: "Thịt bảo quản sau khi giết mổ trong 8 tiếng rất khó thực hiện, khó kiểm soát vì ở Việt Nam hầu hết là chợ chứ ít siêu thị, đấy còn chưa nói tới chợ cóc, chợ tạm".
Trong một câu chuyện khác, khoảng cuối năm 2012, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định số 2891/QĐ-BNN-TY về việc phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012. Cụ thể, UBND cấp xã phải lập sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ nuôi chó trên địa bàn xã. Chủ vật nuôi phải thực hiện đăng ký nuôi chó với UBND xã và được cấp số.
Quy định đăng ký và cấp số cho chó để theo dõi, quản lý
mới chỉ dừng lại ở việc thống kê số lượng
Từ khi có quy định này, UBND phường Mai Dịch được giao nhiệm vụ đăng ký số cho chó, mèo. Nhưng cho đến thời điểm này, quy định này mới chỉ dừng lại ở việc thống kê số lượng chó, mèo trên địa bàn mà chưa thấy nhúc nhích gì thêm.
Còn theo quy định tại Thông tư 30/2012 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20-1-2013, ngoài việc khám sức khỏe, người bán hàng rong, thức ăn đường phố phải có đủ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu; được tập huấn và có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức ATVSTP...
Quy định về thức ăn dường phố phải có hóa đơn chứng từ đã bị bỏ ngỏ
Tại chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, sau gần 3 tháng ra quyết định, thông tư này còn xa lạ với những người buôn bán ở đây. Khi hỏi hầu hết người bán hàng không nắm được quy định này, chưa nói gì đến việc thực hiện.
Không ai phủ nhận những quy định nói trên ra đời chủ yếu là nhằm để bảo vệ lợi ích cho người dân, đồng thời giúp cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng được thuận tiện hơn. Nhưng nếu không được triển khai đồng bộ, và có trách nhiệm thực sự, thì việc ban hành ra Thông tư chỉ là để cho có, còn trên thực tế thì những lĩnh vực này vẫn đang bị buông lỏng và xem nhẹ.
Luật sư Hà Đăng, Giám đốc Công ty luật Hà Đăng cho biết: "Thời gian qua có rất nhiều văn bản được ban hành tùy tiện, thiếu khả thi, không đi sâu đi sát thực tế, và mang tính chủ quan. Mỗi khi văn bản mới ra đời chỉ mang mục đích thí nghiệm gây tốn kém không ít tiền của của nhân dân.Cho nên những văn bản quy định như vậy đã tạo ra kẽ hở về tham nhũng và khiến người dân thêm mất tín nhiệm, niềm tin vào cơ quan quản lý".
Thực tế, việc cho "ra lò" những quy định một cách vội vàng, không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa được chuẩn bị về phương thức thực hiện cũng như chưa có đủ thời gian để tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân chính là nguyên nhân khiến cho những quy định đó bị phản ứng gay gắt. Bở vậy, bất kỳ một quyết định nào, dù có lợi với người dân cũng cần được người dân ủng hộ thì quyết định đó mới đi vào cuộc sống.
Theo ANTD
Chủ động lực lượng, giải tỏa ùn tắc Với sự chủ động trong việc bố trí lực lượng, ứng trực phân luồng của CSGT, tình trạng tắc nghẽn đã không xảy ra hoạt động đi lại của người dân được đảm bảo an toàn. CSGT Hà Nội ứng trực phân luồng đảm bảo giao thông trước cửa bến xe Nam Hà Nội chiều 17-2-2013 Hạ nhiệt những "điểm nóng" Nắm bắt...