“Nới tuổi nghỉ hưu: Đừng vì lợi ích nhóm”
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Đỗ Văn Đương cho rằng: “Xét tăng tuổi nghỉ hưu phải dành cho lao động chất lượng cao. Nếu xây dựng luật chỉ nhằm vào chuyện quỹ bảo hiểm có vỡ hay không cũng là nhóm lợi ích trong việc xây dựng chính sách pháp luật”.
Điều người dân lo lắng nhất
Dường như dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi lần này đang chịu sức ép rất lớn từ lo ngại vỡ quỹ BHXH?
Ông Đỗ Văn Đương: Đó là thực tế, chúng ta lo ngại, không lâu nữa quỹ BHXH sẽ vỡ khi lâm tình trạng thu không đủ chi. Nhưng giờ giải quyết vấn đề này như thế nào, thì phải có cách tính. Tôi cho rằng trước đây đóng BHXH 15 năm liên tục, giờ dự thảo đề nghị tăng lên thành 20 năm cũng là cần thiết. Rồi nâng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 60 đối với đội ngũ công chức, viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước cũng là cần thiết. Nhưng phải tính cụ thể hơn.
Dưới sức ép như thế, nhiều người lo ngại rằng, dự thảo Luật BHXH vô hình chung đang làm lợi cho một số nhóm lợi ích. Ông có đánh giá gì về nhận định này?
Ông Đỗ Văn Đương: Đúng là có suy nghĩ đó ở nhiều người. Và thực tế, trong xây dựng Luật hiện nay có sự cào bằng về chính sách. Cứ “tự động hóa” nâng tuổi nghỉ hưu đồng loạt nam 62, nữ 60 là không được.
Nếu xây dựng luật chỉ nhằm vào chuyện quỹ bảo hiểm có vỡ hay không cũng là nhóm lợi ích trong việc xây dựng chính sách pháp luật. Như vậy là không đặt trong vị trí tổng thể, chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Cách làm luật như thế này sẽ dẫm nát hết các quan hệ xã hội, làm rối beng thêm tình hình, làm cho người lao động hoảng loạn về mặt tinh thần, nhưng ngược lại lại tạo ra động lớn cho những người có chức vụ.
Video đang HOT
Việc nâng tuổi lên là cần phải cân nhắc. Nếu là lao động “con tằm nhả tơ, con ong nhả mật” thì tiếp tục khai thác sử dụng. Phải là lao động chất lượng cao, làm việc thực sự chứ không phải những cán bộ, công chức “nói mồm, ăn bám”. Giảm thiểu biên chế mà giờ lại phải cõng bộ máy này thì dân chết. Ngồi điều hòa, máy lạnh, rồi tham quyền cố vị. Đây chính là điều người dân lo lắng nhất.
“Người ta không vì đồng lương mà vì bổng lộc”
Cụ thể là thế nào thưa ông?
Ông Đỗ Văn Đương: Có thể hiểu đơn giản, việc tăng tuổi nghỉ hưu liên quan đến việc trả lương của ngân sách nhà nước chứ không chỉ tính đến việc thu bảo hiểm. Nếu công tác càng dài, thì trả lương hàng tháng càng cao. Nhất là đối với những người có chức vụ quyền hạn thì họ rất thích điều này.
Nhiều người giữ chức vụ, quyền hạn muốn giữ ghế. Người ta không vì đồng lương hay bảo hiểm mà là bổng lộc, thu nhập ngoài lương. Do đó, việc xây dựng Luật BHXH sửa đổi phải cố gắng để làm sao, với những công chức cần mẫn “như con tằm ăn phải nhả tơ, con ong phải nhả mật” thì tiếp tục dùng.
Những chuyên gia có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, 50-60 tuổi vẫn đang minh mẫn họ làm việc rất hiệu quả, mà về hưu thì lãng phí lớn nguồn lực chất lượng cao. Đặc biệt là những người làm công tác tư pháp, bởi “càng già thì càng giàu kinh nghiệm” trong xét xử, làm công tố.
Chuyện nâng tuổi nghỉ hưu phải đặt trong bối cảnh liên quan đến khai thác sử dụng lao động. Chứ không nhả mật, nhả tơ mà cứ lấy lấy mật, cắn tơ của người khác, của nhà nước đem xây tổ nhà mình thì cái đó không nên.
Cũng phải nói thêm, thoáng qua có thể thấy Luật BHXH sửa đổi này có một số điểm “đánh” vào người lao động. Từ nâng thời gian đóng BHXH liên tục từ 15 lên 20 năm liên tục mới được hưởng, rồi hưởng mức thấp hơn, nâng tuổi lao động đối với những người lao động nặng nhọc như công nhân trong hầm mỏ, ngành hóa chất độc hại thì người ta muốn nghỉ sớm chứ không muốn làm lâu đâu. Nhiều người chưa nhận sổ hưu đã chết rồi thì bảo hiểm cái gì?
Nguy cơ vỡ quỹ BHXH là chuyện có thể nhìn thấy ngay từ bây giờ. Nhưng tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp hiện nay rất lớn, tại sao lại có sự tréo nghoe đó thưa ông?
Hiện nay mới chỉ xử lý hành chính, rồi phạt với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Phạt thì thấp, số tiền chiếm đoạt lại lớn, đến lúc doanh nghiệp phá sản người lao động không biết dựa vào đâu cả, và nhà nước bị tổn thất. Suy cho cùng đó cũng là tiền của nhà nước, vì nhà nước vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội. Tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội của các cơ quan doanh nghiệp tới 70% không được xử lý thỏa đáng. Tôi cho rằng đây thực sự là chiếm đoạt tiền bảo hiểm, tiền chiếm đoạt của người khác là phải truy tố hình sự.
P.P.H
Theo dantri
Người nước ngoài không được cư trú tại khu vực biên giới
Chiều 23-5, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nhiều đại biểu cho rằng, khu vực biên giới là địa bàn có tính đặc thù, cần quy định rõ khai báo tạm trú, trách nghiệm của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương ở khu vực này.
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Trước ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể việc cư trú của người nước ngoài tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, UBTVQH đã bổ sung một điều quy định về tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khu vực biên giới(Điều 35), đồng thời để thống nhất với quy định của Luật biên giới quốc gia, dự thảo Luật quy định người nước ngoài không được cư trú tại khu vực biên giới.
Thảo luận ở hội trường, các đại biểu thống nhất với quy định này của dự thảo Luật, bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, khu vực biên giới là địa bàn có tính đặc thù, cần quy định rõ hơn việc khai báo tạm trú, trách nghiệm của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương ở khu vực này.
Về giá trị, ký hiệu và thời hạn của thị thực, một số ý kiến đại biểu đề nghị nên chỉnh lý tên điều cho phù hợp với nội dung và nghiên cứu quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về giá trị của thị thực để tránh việc người nước ngoài thay đổi mục đích sau khi đã nhập cảnh Việt Nam. Ý kiến khác đề nghị quy định ký hiệu thị thực theo nhóm cho gọn, chặt chẽ và khoa học.
UBTVQH cho rằng, việc xem xét, giải quyết cấp thị thực một lần hay nhiều lần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và mục đích nhập cảnh của họ, do đó, không thể quy định ngay trong Luật các trường hợp và điều kiện kèm theo để được cấp thị thực có giá trị một hay nhiều lần. Về thị thực điện tử, cho đến nay nhiều nước đang áp dụng hộ chiếu có gắn chíp điện tử tích hợp các thông tin cá nhân, chưa có hình thức thị thực điện tử. Thị thực vẫn được cấp theo hình thức dán vào hộ chiếu hoặc cấp rời.
Về ý kiến ĐBQH đề nghị rà soát và quy định cụ thể về thời hạn thị thực để phù hợp với từng đối tượng và thống nhất với quy định của Luật đầu tư và Bộ luật lao động, UBTVQH đã quy định cụ thể thời hạn thị thực phù hợp với mục đích nhập cảnh của từng đối tượng; chỉnh lý quy định thị thực cấp cho người nước ngoài có giấy phép lao động với thời hạn không quá 02 năm; thị thực cấp cho người nước ngoài là nhà đầu tư có giấy phép đầu tư với thời hạn không quá 05 năm.
Đối với các trường hợp thị thực hết hạn nhưng có nhu cầu tiếp tục ở lại để hoàn thành công việc của mình, dự thảo Luật đã bổ sung một điều quy định về cấp thị thực mới. Đối với thị thực SQ, dự thảo quy định thời hạn không quá 30 ngày là phù hợp với đối tượng, mục đích nhập cảnh và thực tế quản lý người nước ngoài nhập cảnh không có cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước mời, bảo lãnh.
Cũng theo UBTVQH, thời gian qua, một số lượng khá lớn người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam không có cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh với mục đích du lịch sau đó tìm cách ở lại Việt Nam gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự, an toàn xã hội. Để hạn chế tình trạng đó, dự thảo Luật đã quy định không cho phép nhập cảnh nếu không có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
* Sáng 24-5, Quốc hội bàn về dự án Luật nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi). Buổi chiều, Quốc hội họp về dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và dự thảo Luật đầu tư công.
Theo ANTD
Sẽ có nhiều điểm mới trong chính sách bảo hiểm y tế Chiều 22-5, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT - Bộ Y tế cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung...