“Nới” tuổi động viên từ 18-27 để chống lách, trốn nghĩa vụ quân sự?
Chiều 12/11, dự án Luật Nghĩa vụ quân sự đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tổ. Mở rộng tuổi động viên từ 18-27, huy động thêm lực lượng cán bộ công chức tham gia… là những gợi ý của đại biểu để tăng trách nhiệm nghĩa vụ quân sự.
Các ý kiến nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi dự luật cũng như một số nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng như độ tuổi động viên; thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự; diện miễn, hoãn và điều kiện để được miễn, hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự.
Đại biểu Ngô Ngọc Bình (TPHCM) bày tỏ sự đồng tình với việc sửa Luật để đảm bảo công bằng xã hội và yêu cầu xây dựng quân đội tinh nhuệ, chất lượng. Và để đảm bảo yêu cầu đó, theo ông Bình, thời gian tại ngũ phải đảm bảo 24 tháng đối với bộ binh (kéo dài thêm 6 tháng so với hiện hành) là phù hợp, đảm bảo được yêu cầu huấn luyện đầy đủ về kỹ thuật, chiến thuật cho binh sĩ.
Đại biểu Ngô Ngọc Bình phát biểu tại tổ TPHCM. Ảnh: Minh Thanh
Đại biểu phân tích, quân đội Việt Nam có những đặc thù khác với các nước vốn có lực lượng quân nhân chuyên nghiệp đông đảo, lính nghĩa vụ chỉ thực hiện một số nhiệm vụ nhất định.
Ông Bình lưu ý thêm, thực tế hiện nay việc huy động nghĩa vụ quân sự đối với đối tượng cán bộ công chức và du học sinh đi học nước ngoài còn rất hạn chế; nên có chế định chặt chẽ hơn để đảm bảo công bằng xã hội; đồng thời cũng là nâng cao mặt bằng về trình độ, kỹ năng của chiến sĩ.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Hưng (TPHCM) đề nghị cụ thể quy định mở hơn về độ tuổi động viên, trong khoảng từ 18 – 27 tuổi, để tránh việc một số đối tượng lợi dụng chính sách tạm hoãn để “lách”, trốn không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TPHCM) cũng góp ý: “Dự luật cũng cần cụ thể hơn nữa trường hợp đối tượng “tham gia các công trình khoa học cấp nhà nước; phải là người có vai trò như thế nào trong công trình này mới nên cho hoãn”.
Tán thành quan điểm thu hẹp diện được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự, song đại biểu Nguyễn Văn Hưng cho rằng nên xem xét cho hoãn nghĩa vụ đối với các đối tượng là lao động chính duy nhất trong các hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo.
Video đang HOT
Vẫn còn băn khoăn về tính công bằng và khả thi của dự luật, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) tổng kết, hiện tượng tiêu cực xảy ra trong công tác thực hiện nghĩa vụ quân sự không ít. Theo đó, để được đi bộ đội cũng mất tiền mà hoãn, “trốn” cũng mất tiền. Chỉ những thanh niên không có con đường sinh kế thì đi bộ đội… Những người đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì lại chạy chọt, trốn tránh.
Đại biểu Dương Trung Quốc: “Để được đi bộ đội cũng mất tiền, để không phải đi cũng mất tiền”. Ảnh: Minh Thanh
Cũng nói về tình trạng trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đại biểu Phạm Văn Tam (Hà Nam) nhấn mạnh, việc này đang gây bức xúc trong dư luận, bất bình trong nhân dân và đề nghị cần có chế tài xử phạt mạnh mẽ hơn quy định trong luật. Ông Tam chỉ rõ, các đối tượng trốn tránh nghĩa vụ quân sự như trốn khám tuyển, làm sai lệch hồ sơ khi bị gọi nhập ngũ… đều cần xem như hành vi đào ngũ.
Chia sẻ ái ngại về thực tế chỉ có con em nông dân trình độ phổ thông vào quân đội, đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) đặt vấn đề, phải làm sao huy động được lực lượng đã học qua đại học, nhưng người không cần học cả 24 tháng trong quân ngũ mà chỉ cần 3 tháng rồi chuyển sang các lĩnh vực chuyên sâu.
Vì thế bà Hậu đồng tình kéo dài tuổi tuyển quân đối với người đi học lên 27 tuổi.
Đồng tình với cách đặt vấn đề có những người tốt nghiệp đại học phục vụ trong quân đội là tốt nhưng Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an – Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến cũng cho rằng, xét góc độ nào đó thì đối tượng này cũng cần cho xã hội, phục vụ mục đích phát triển kinh tế.
Từ đó, các đại biểu cũng bày tỏ những lăn tăn xung quanh quy định về các đối tượng được miễn, hoãn gọi nhập ngũ.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, những người đang học phổ thông và đại học mới được miễn, hoãn là chưa đủ, nên tạo điều kiện cho cả những người đang học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, tại chức… học xong rồi mới gọi nhập ngũ cũng chưa muộn.
P.Thảo
Theo Dantri
Tăng thời hạn tại ngũ để đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết, thống nhất thời hạn tại ngũ 24 tháng, nâng tuổi nhập ngũ lên 27 để bảo đảm bình đẳng quyền, nghĩa vụ của công dân và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
Ngày 4/11, bên lề buổi họp tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trao đổi với báo chí những vấn đề liên quan đến việc tăng thời hạn tại ngũ và nâng độ tuổi nhập ngũ trong dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi vừa được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa, tăng thời hạn tại ngũ là để đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu
Trong thời bình như hiện nay có nhất thiết phải tăng thời hạn tại ngũ lên 24 tháng và nâng độ tuổi nhập ngũ lên 27 tuổi không, thưa ông?
Thực tế nội dung của luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước, trong đó có quy định mới nhất của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ công dân. Việc sửa đổi luật này ngoài việc để phù hợp với điều kiện, tình hình mới còn để đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp. Do vậy, sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành chính là để đáp ứng yêu cầu điều kiện thời bình.
Theo quan điểm của Ủy ban Quốc phòng An ninh việc thống nhất 24 tháng tất cả đối tượng khi thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ là để đảm bảo mục tiêu bình đẳng với mọi công dân. Vấn đề nữa là để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước tiến tới hiện đại. Cũng có một số lực lượng phải tiến thẳng lên hiện đại đang được trang bị các phương tiện kỹ thuật như không quân, hải quân, tác chiến điện tử. Đó là những yêu cầu phải tăng thời hạn lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
Điều đó có thể hiểu là thời hạn tại ngũ, độ tuổi nhập ngũ của thanh niên hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, rèn luyện để thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang trong thời kỳ hiện nay?
Hiện nay, chúng ta thực hiện thời hạn tại ngũ 18 tháng và 2 đợt tuyển quân một năm gây khó khăn cho chuẩn bị của các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu. Khác với quận đội các nước, quân đội ta với ba chức năng là đội quân công tác, đội quân chiến đấu và đội quân lao động sản xuất. Vì vậy, hàng năm quân đội thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, không chỉ huấn luyện để tác chiến mà còn phải làm công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị, tham gia phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, lao động sản xuất... để đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng đất nước.
Vì tâm lý nhập ngũ sẽ lỡ mất cơ hội học tập, làm việc nên lớp thanh niên hiện nay nhiều người còn có tư tưởng khác nhau trong việc nhập ngũ bảo vệ tổ quốc. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này không, thưa ông?
Chủ trương bảo đảm công bằng xã hội trong nghĩa vụ quân sự tại ngũ là hết sức quan trọng. Thực tế hiện nay nhập ngũ đa phần là thanh niên nông thôn, còn thanh niên thành thị ít hơn, bậc tốt nghiệp đại học và cao đẳng có tỉ lệ rất ít so với số lượng hiện có. Nếu chúng ta đưa số lượng đó đi nhập ngũ và sử dụng ngay vào các vị trí chuyên môn mà quân đội đang cần thì sẽ giảm bớt đào tạo trong quân đội.
Như vậy việc nâng độ tuổi nhập ngũ lên 27 tuổi là kỳ vọng vào việc có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn để phục vụ trong quân đội?
Muốn để độ tuổi đó là vì trong dự thảo Chính phủ trình có quy định tạm hoãn đối với sinh viên đang học ở bậc đại học chính quy. Vì vậy, mới phải kéo dài đến hết tuổi 27 để công dân học xong đại học có thời gian phục vụ quân đội.
Với các nước thì thời hạn tại ngũ và độ tuổi nhập ngũ, thường được quy định như thế nào?
Quân đội các nước là quân đội nhà nghề, còn ở ta hoàn toàn khác họ đó là vừa kết hợp nghĩa vụ với chuyên nghiệp. Nghĩa vụ của chúng ta không phải chỉ để xây dựng lực lượng thường trực mà còn tạo ra nguồn nhân lực cho một nền quốc phòng toàn dân. Ở một số nước thực hiện nghĩa vụ quân sự thời gian tại ngũ khoảng từ 18 đến 36 tháng. Giới hạn tuổi của nước ngoài cũng thường cao hơn ta. Còn nhiều nước bắt buộc 100% thanh niên phải qua nhập ngũ như Hàn Quốc, Israel.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong ghi
Theo Dantri
Có thể tăng tuổi gọi nhập ngũ lên 27 Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết dự thảo luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi đề xuất tăng tuổi gọi nhập ngũ tối đa thêm 2 năm, tức là thay vì 25 tuổi, công dân 27 tuổi vẫn được gọi nhập ngũ. Trình bày Tờ trình về dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) trước Quốc hội chiều...