Nỗi tủi thân của sao Việt xa nhà
Khánh Thi chia sẻ cô từng có 8 năm ăn Tết ở xứ người trong tâm trạng vui buồn lẫn lộn, khó tả.
Tết là dịp để mọi người quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà không ít sao Việt đã phải đón năm mới cổ truyền nơi đất khách quê người.
Kiện tướng dancesport Khánh Thi: 8 năm ăn Tết trời Tây
Tôi đã từng có 8 năm du học ở châu Âu, đồng nghĩa với 8 cái Tết xa quê. Vì ở bên đó người ta chỉ đón Tết dương, nên dịp này tất cả mọi người vẫn đi học, đi làm như bình thường. Cuộc sống xung quanh cũng không có gì thay đổi. Thậm chí, có những năm đến sát ngày giao thừa mà vẫn phải đi thi. Thế nên đôi lúc cũng tính thu xếp về nhà ăn Tết mà không được.
Mặc dù vậy thì tôi và bạn bè cũng cố gắng chuẩn để đón một cái Tết tốt nhất có thể. Có những năm, bố mẹ gửi sang cho vài chiếc bánh chưng. Năm nào không có thì lại chạy sang khu người Hoa để mua. Có năm, mẹ tôi còn gửi cho 1 cái đĩa thu tiếng pháo, đến lúc ăn bánh chưng thì bật lên cho rộn rã, nghe mà tâm trạng vui buồn lẫn lộn, khó tả lắm.
Vì ở bên này lệch giờ so với Việt Nam, vậy nên toàn phải thức để canh đúng 12h còn thắp hương. Tính tôi vốn giống mẹ, những gì thuộc về truyền thống thì không thể bỏ qua. Cũng làm một mâm cơm cúng có gà, có bánh như ai. Rồi sau đó gọi điện về nhà chúc Tết bố mẹ, họ hàng hết một lượt. Mẹ tôi tâm lý lắm, Tết năm nào cũng gửi lì xì sang. Ngày đó mọi người chỉ mừng khoảng 50.000-100.000 đồng thôi. Quy ra thì được khoảng 20-30 euro. Không nhiều nhưng lại mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn.
Dù đã có 8 năm đón Tết như vậy, thế nhưng lần nào tôi cũng cảm thấy nôn nao như lần nào. Chỉ muốn được về nhà xum vầy bên gia đình, được ăn miếng bánh chưng, được cùng mọi người nâng ly chúc phúc nhau trong những khoảnh khắc linh thiêng ấy.
Ca sĩ Quang Hà: Chỉ một lần duy nhất
Năm 2010, tôi có đi lưu diễn ở Mỹ vào đêm giao thừa. Thực ra khi nhận show đã biết là sẽ bị trùng vào đúng thời khắc trọng đại ấy, thế nhưng chẳng hiểu sao khi đó tôi lại nghĩ thử một lần ăn Tết xa quê xem sao. Thế rồi, trước đêm diễn có được vài ba ngày rảnh rỗi, lên mạng xem báo đọc tin, cập nhật không khí đón Tết ở Việt Nam mà cảm thấy háo hức không thể tả được, chỉ muốn về ngay thôi.
Video đang HOT
Thực ra, đêm diễn đó cũng rất đáng nhớ. Vì lệch múi giờ nên mọi người đều cố chờ cho đúng đến thời khắc giao thừa ở Việt Nam mới chúc tụng nhau. Rồi khi tôi hát những bài về quê hương, về Tết, ai nấy cũng đều rưng rưng xúc động. Có không ít người còn khóc. Rồi họ cũng chia sẻ với tôi nhiều điều, còn lì xì cho tôi nữa. Tuy nhiên, sau khi đêm diễn kết thúc, đến lượt tôi lại thấy nhớ nhà, nôn nao kinh khủng.
Cũng may, tôi chỉ diễn có đêm đó, đến mùng 1 là đã bay về Việt Nam rồi. Vì tôi vốn là người duy tâm, giao thừa năm nào cũng phải làm mâm cơm cúng ở nhà, sau đó đi chùa cầu may. Thế nên lần đi ấy cũng thấy áy náy lắm. Vừa về đến nhà là sáng mùng 2, tôi đã tranh thủ đi chùa ngay.
Năm nay, lại có người mời tôi đi Đan Mạch diễn đúng những ngày Tết. Thế nhưng tôi từ chối ngay. Từ giờ trở đi, tôi sẽ chỉ diễn trước hoặc sau Tết thôi.
Ca sĩ Đức Tuấn: Không ngại diễn Tết nơi xứ người
Cách đây chừng 3-4 năm, tôi đi Pháp theo một tour do Sở VHTT TP.HCM tổ chức để phục vụ kiều bào nơi đây. Tour lần đó kéo dài 10 ngày, được diễn ra ở những thành phố lớn như Paris, Marseille… Năm ấy, cả đoàn bắt đầu khởi hành tại Việt Nam từ ngày mùng 3 để có thể thu xếp ngày diễn vào cuối tuần, tiện cho bà con thưởng thức, bởi mọi người đâu có được nghỉ Tết như ở Việt Nam.
Với tôi, đó thực sự là một trải nghiệm đáng nhớ. Được quây quần bên những người đồng hương nơi đất khách trong ngày Tết, được chúc tụng nhau, được tham gia nhiều hoạt động, tôi thấy vui lắm. Đáng nhớ nhất là đến xem đoàn biểu diễn còn có những người dù không giống người Việt chút nào, nhưng lại nói tiếng Việt cực sõi. Hỏi ra mới biết họ cũng có nguồn gốc Việt Nam nhưng do gia đình đã định cư tại Pháp từ rất lâu, trải qua nhiều thế hệ nên mới như thế.
Ngoài ra, chương trình còn thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân bản địa. Họ đến xem và cổ vũ nhiệt tình lắm. Đặc biệt là những tiết mục dân gian truyền thống, họ rất thích.
Nếu như sau này lại có một lời mời đi lưu diễn Tết, kể cả vào đêm giao thừa, tôi cũng sẽ đồng ý ngay. Bởi có đi rồi mới thấy, bà con Việt kiều rất ít cơ hội được thưởng thức văn nghệ quê nhà vào dịp trọng đại này. Hơn thế nữa, tôi là một ca sĩ, do đó việc chia sẻ, và đặc biệt là bù đắp cho mọi người cũng là việc nên làm.
Ca sĩ, diễn viên Nhật Kim Anh: Tủi thân khi hát xa nhà
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết đến là tôi phải đi diễn rất nhiều nơi, ở trong cũng như ngoài nước. Được đem lời ca tiếng hát đến tất cả mọi người và “đắt show” trong dịp lễ Tết là niềm vui, hạnh phúc rất lớn đối với người ca sĩ.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần đi lưu diễn ở nước ngoài vào dịp này là tôi thấy chạnh lòng. Bởi lẽ lúc đứng trên sân khấu, nhìn phía dưới khán giả, thấy gia đình người ta nắm tay nhau đi xem hát thì lúc đó cảm giác nhớ quê hương, nhớ gia đình lại đến. Nhớ lắm ba mẹ, nhớ những người thân, bạn bè và những món ăn của quê hương mình. Mỗi lần như thế là tôi muốn bay về nhà ngay để được quay quần bên gia đình.
Nhưng đó chỉ là ước mơ thôi, đã là ca sĩ thì phải hết lòng phục vụ cho khán giả. Và tôi cũng cảm thấy hạnh phúc, được an ủi phần nào khi khán giả vẫn luôn bên cạnh, lắng nghe và ủng hộ cho tôi. Khán giả là đại gia đình của mình, dù đi đến đâu thì gia đình ấy vẫn luôn bên cạnh. Nghĩ như vậy thì sẽ không còn thấy cô đơn và chạnh lòng nữa.
Năm nay có lẽ may mắn hơn những năm trước. Tết dương lịch cách tết âm lịch của mình đến hơn một tháng, vì vậy sau chuyến lưu diễn ở Mỹ nhân dịp Tết dương lịch thì tôi kịp bay về để đón tết cổ truyền củng với gia đình.
Theo Vietnamnet
Chủ nhà trọ mang tết đến công nhân xa nhà
Hai mươi bảy Tết. Công nhân được về quê đón Tết hối hả lên đường. Nhưng, những người ở lại cũng không vì thế mà chạnh lòng. Họ cũng sắp được đón một cái tết thật ấm cúng, đủ đầy nhờ tấm lòng của chính những người chủ nhà.
Ngay từ sáng sớm, nhà chị Doãn Thị Mai (58 tuổi, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân, TP.HCM) đã nhộn nhịp người ra vào. Hôm nay, các bà các chị trong CLB Nữ chủ nhà trọ và mấy công nhân ở trọ gần đó họp nhau lại làm bánh tét để tặng cho những gia đình công nhân không có điều kiện về quê ăn tết. Đến 11g trưa, hai chiếc nồi lớn với 80 đòn bánh đã bắt đầu sôi ùng ục. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại nhưng đều rất vui vẻ, háo hức.
Năm nào cũng vậy, cứ tầm 23-24 Tết là chị Mai đã tự tay chuẩn bị những giỏ quà để tặng cho những gia đình công nhân trong dãy trọ nhà mình. Chị Mai nói, phải làm sớm vậy để công nhân kịp mang quà về quê đón Tết. "Cũng không có gì nhiều, chỉ hộp bánh, hộp trà, chai dầu ăn, bột ngọt thôi, nhưng đó là tấm lòng của tôi gửi đến gia đình các em, các cháu nhân dịp tết đến xuân về".
Gia đình chị Sen - anh Thọ quê ở Hà Nội, có một đứa con nhỏ năm nay không về quê được. Năm nay, anh chị không phải làm Tết, nhưng không đủ tiền mua vé tàu nên quyết định ở lại đây. Chị Sen kể: "Giao thừa, chị Mai làm một lễ tất niên rồi gọi cả mấy nhà chúng tôi lên. Mấy đứa nhỏ được ăn cỗ, chơi với nhau thì thích lắm, rồi hát karaoke, gọi điện về quê chúc tết bố mẹ ông bà, còn nối máy để nói chuyện với chị Mai nữa. Giống như một đại gia đình đang ăn bữa cơm đầu năm, thấy ấm áp và tình cảm lắm".
Công nhân cùng nhau gói bánh tét để ăn Tết - Ảnh: Như Hà.
Chị Nguyễn Thị Thu Tuyết (48 tuổi, KP1, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức) có 13 phòng trọ với 45 người đang ở thuê. Hầu như năm nào cũng có người ở lại đón Tết cùng gia đình chị. Năm nay, có 4 phòng ở lại. Đêm giao thừa mỗi năm, chị lại hì hụi chuẩn bị một mâm tiệc cho mấy gia đình quần tụ ăn uống, hát hò với nhau.
Vốn chỉn chu khéo léo, chị Tuyết còn có sáng kiến làm "Cây mùa xuân" để không khí đón xuân thêm phần vui nhộn. Chị treo những mảnh giấy hồng, ghi những lời chúc và những món quà nhỏ để người lớn, trẻ con cùng nhau "hái lộc". Sáng mùng một, khoảng sân trước nhà lại râm ran tiếng lũ trẻ chúc mừng năm mới, tíu tít nhận lì xì của "bà Bảy" - cái tên thân thuộc mà chúng vẫn gọi chị Tuyết.
Nói về bà chủ trọ này, các chị em thuê nhà đều dành những tình cảm hết sức đặc biệt. Chị Tuyết nắm rõ hoàn cảnh từng người, từng nhà, thường xuyên động viên các chị em lúc ốm đau hoạn nạn. Ai đau bệnh, bị mất việc, cắt lương, chị Tuyết giảm bớt tiền nhà, tiền điện nước để giúp đỡ. Ngày thường, chị Tuyết còn làm luôn công việc của cô bảo mẫu, đưa đón các cháu bé ở khu nhà trọ đi học rồi trông nom chúng đến khi ba mẹ đi làm về. Mấy năm cho thuê nhà trọ là chừng ấy năm chị Tuyết tất tả lo tết cho cả vợ chồng con cái người thuê nhà, để họ được "đón một cái tết ấm áp giữa đất khách quê người".
Chị Kim Hồng, chủ tịch Hội phụ nữ phường Linh Xuân cho biết, không chỉ riêng chị Tuyết, trên địa bàn phường còn có hàng chục chủ nhà trọ khác sẵn sàng tương trợ và bỏ tiền túi ra tổ chức cho công nhân nghèo đón Tết. Hành động của họ khiến những lao động nghèo xa xứ thêm ấm lòng giữa một Sài Gòn của những con người hào hiệp.
Bình Tân là một trong những quận làm tốt phong trào xây dựng các khu nhà trọ văn minh - nghĩa tình. Ông Nguyễn Văn Dễ, Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Bình Tân cho biết, đến ngày 25 âm lịch đã có 43 chủ nhà trọ tổ chức các hoạt động hỗ trợ chăm lo cho công nhân ở trọ được đón cái tết xa nhà, ấm áp nghĩa tình, trao tặng được hơn 2.500 suất quà với tổng kinh phí 125 triệu đồng.
Theo 24h
Giọng hát thật của Sao Việt: Khánh Thi hát khá hơn Diễm Hương Nữ hoàng dancesport thời gian qua đã có nhiều cơ hội để khoe giọng hát của mình bên cạnh lợi thế vũ đạo nổi bật. Sân khấu biểu diễn của giới giải trí Việt từng chứng kiến nhiều cuộc 'lấn sân', từ người mẫu, diễn viên, MC đều bày tỏ mong muốn được khoe giọng trên sân khấu ca nhạc. Số lượng các...