Nới trần vay nợ nước ngoài thêm 60.000tỷ: Tăng nợ công
Vấn đề tôi lo ngại không phải là tăng vay nợ trong nước hay nước ngoài mà là tổng nợ công quốc gia sẽ tăng, giảm thế nào?
Tăng nợ công
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cho rằng, việc nới nợ vay nước ngoài hay vay trong nước đều có nguy cơ làm tăng nợ công của quốc gia và với nợ nào nhà nước và người dân Việt Nam cũng đều phải trả.
Nợ công Việt Nam đang tăng nhanh. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vay vốn nước ngoài luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với nguồn vốn vay trong nước như rủi ro về chênh lệch tỉ giá, đáng ngại hơn, tăng nợ nước ngoài còn liên quan tới việc xếp hạng, đánh giá uy tín, tín nhiệm về năng lực tài chính của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.
Do đó, PGS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng, phương hướng tốt nhất vẫn nên hướng tới khai thác dòng vốn trong nước, cố gắng huy động tối đa nguồn lực từ các lĩnh vực trong nền kinh tế nội địa để đầu tư, phát triển, xây dựng kinh tế, hạ tầng.
Về quyết định cho phép tăng mức trần nguồn vốn vay nước ngoài từ 300.000 tỷ đồng lên 360.000 tỷ đồng, tức tăng 60.000 tỷ đồng so với dự kiến cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng chưa phải là con số đáng quan ngại.
Điểm ông quan tâm là việc chuyển hướng từ tăng cường vay trong nước sang vay nước ngoài, ông cho rằng đây mới là điểm cần chú ý, cho thấy, khả năng huy động vốn trong nước đang gặp khó khăn, điều này cũng đồng nghĩa với hoạt động của các lĩnh vực kinh tế nội địa đang gặp khó khăn.
Vị PGS phân tích, nguồn lực tích lũy trong nước được chia thành hai khu vực, đó là nguồn tiết kiệm công và nguồn tiết kiệm tư nhân.
Phân tích cụ thể hơn, PGS Nguyễn Văn Ngãi cho biết, về nguồn tiết kiệm công là bao gồm các khoản tiết kiệm được từ nguồn chi tiêu từ ngân sách của nhà nước. Nguồn tiết kiệm này hiện nay rất hạn chế, thậm chí là rất thấp do Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, cần rất nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng, thu nhập của người dân còn thấp, do đó, việc huy động vốn để xây dựng các dự án có quy mô nguồn vốn lớn bắt buộc phải dựa vào nguồn vốn vay từ nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn vốn hiệu quả, các dự án được đầu tư về lâu dài sẽ tạo ra những tác động lan tỏa, giúp nền kinh tế phát triển ổn định, làm tăng nguồn thu cho ngân sách.
Video đang HOT
“Như vậy, câu chuyện vẫn là việc sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả hay không? Các dự án được đầu tư có tạo ra được nguồn vốn tích lũy để quay vòng tái đầu tư phát triển hay không?
Nhìn từ góc độ này thì thấy rõ ràng ngân sách đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực thu về hạn chế, sử dụng, đầu tư bằng vốn vay còn lãng phí, bất cập, gây thất thoát lớn.
Cá biệt nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA có tổng đầu tư lớn đều đang trong tình trạng bị kéo dài thời gian, đội vốn, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Trong khi đó, chi tiêu thường xuyên hàng năm vẫn tăng cao, vẫn còn nhiều khoản chi lãng phí, bất hợp lý. Vì những tồn tại nêu trên mà nguồn tích lũy từ khu vực công gần như là không có”, ông Ngãi phân tích.
Đối với nguồn tiết kiệm, tích lũy từ khu vực tư nhân, vị PGS cho rằng khu vực này cũng đang gặp nhiều khó khăn.
“Quy mô doanh nghiệp trong nước còn nhỏ lẻ, manh mún, hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, báo cáo gần đây cũng cho thấy, tính đến thời điểm cuối 2017 Việt Nam có 560.417 doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp lập mới tăng 15% so với 2016, đạt 126.859 doanh nghiệp nhưng ở chiều ngược lại, cũng lại có tới 60.553 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chiếm 50% so với số doanh nghiệp mới thành lập.
Một thực tế đáng báo động của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã được chỉ ra là tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng cao liên tục từ năm 2012, và hiện nay lên đến hơn 48% tổng số doanh nghiệp. Trong 3 khu vực, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tỷ lệ thua lỗ cao hơn hẳn so với doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cho thấy những khó khăn khu vực kinh tế tư nhân đang đối mặt không hề dễ dàng vượt qua.
Vì thực trạng trên nên sức khỏe cũng như nguồn tích lũy từ khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế, bấp bênh và nhiều rủi ro”, PGS Nguyễn Văn Ngãi phân tích.
Vị PGS cho rằng, khi hai nguồn tích lũy cơ bản trong nước không thể đáp ứng được thì bắt buộc phải tính đến việc đi vay. Ông nhấn mạnh, chúng ta không sợ nợ, không sợ đi vay nhưng phải có kế hoạch trả nợ và kế hoạch sử dụng nguồn vốn phải thật hiệu quả, tiết kiệm.
“Muốn có được nguồn vốn tích lũy, trả nợ thì không còn cách nào khác là doanh nghiệp trong nước phải làm ăn hiệu quả, dự án đầu tư phải mang lại tác động lan tỏa, tạo nguồn thu phục vụ nhu cầu tái đầu tư và trả nợ”, vị PGS nhấn mạnh.
Theo baodatviet.vn
Nới trần vay nước ngoài 60.000 tỷ: Bình thường nhưng...
Vay được vốn nước ngoài thì phải tính toán, sử dụng cũng phải sòng phẳng, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Dùng tiền ODA không dễ
PGS.TS Lê Cao Đoàn - Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, việc Quốc hội cho phép tăng mức trần nguồn vốn vay nước ngoài từ 300.000 tỷ đồng lên 360.000 tỷ đồng, tức tăng 60.000 tỷ đồng so với dự kiến cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển chung.
Mỗi người Việt đang "gánh" 35 triệu đồng nợ công (Nguồn: Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT)
Vị PGS cho biết, đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng thường có thời gian kéo dài, khả năng thu hồi vốn chậm, do đó, nếu có phát sinh thêm vốn đầu tư giai đoạn này cũng là việc bình thường.
Tuy nhiên, để vay được vốn ODA là vấn đề không dễ dàng, nhưng quan trọng hơn là phải tính toán sử dụng cho sòng phẳng, minh bạch.
Như vậy, vấn đề nằm ở việc chúng ta có xây dựng được các định chế quản lý tài chính phù hợp, hợp lý khoa học hay không? Có bảo đảm được tính chặt chẽ, nghiêm minh, hiệu quả cao nhất trong sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài hay không?. PGS Lê Cao Đoàn cho rằng việc này rất khó.
Theo ông Đoàn, một định chế quản lý tài chính chặt chẽ, chắc chắn sẽ giúp quá trình xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay trong nước chủ động hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu những rủi ro liên quan tới các vấn đề pháp lý trong thực hiện ký kết hợp đồng với các nước cho vay. Tuy nhiên, kẽ hở trong quản lý, sử dụng vốn vay đã bộc lộ. Thực tế kiểm chứng rất nhiều dự án sử dụng vốn ODA bị vướng vào tranh chấp với nhà thầu EPC, bị đội vốn, kéo dài thời gian gây lãng phí, thất thoát.
"Các hợp đồng vay vốn của nước ngoài có tính pháp lý rất cao, vì thế, việc sử dụng nguồn vốn này phải hết sức thận trọng, hiệu quả.
Sử dụng hiệu quả vốn ODA vừa là cơ hội để Việt Nam rèn rũa kỹ năng điều hành, quản lý các hoạt động tài chính trong nước một cách chuẩn mực, khoa học. Cũng đồng thời là cơ hội để Việt Nam trải nghiệm, nâng cấp, đổi mới thiết bị, công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại.
Tuy nhiên, tăng vay nhưng cũng phải tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát dòng tiền. Vay được nhưng sử dụng phải hiệu quả, hợp lý. Đầu tư không hiệu quả chính là "mất tiền còn mang thêm nợ"", ông Đoàn nói rõ.
PGS.TS Lê Cao Đoàn nhấn mạnh, chúng ta không sợ đi vay, không sợ mang nợ nhưng phải tạo ra được nguồn để trả nợ. Muốn vậy, Chính phủ phải nâng cao năng lực quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Việc này thể hiện trong việc quyết định lựa chọn các thành phần tham gia vào việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đó là ai, lựa chọn các dự án, các lĩnh vực nào để đầu tư?
Nếu năng lực quản lý, điều hành vốn đầu tư tốt, sẽ lựa chọn được các thành phần tham gia có chất lượng, hiệu quả dự án được nâng lên. Ngược lại, quản lý không tốt, sử dụng không hiệu quả nợ sẽ chồng nợ, nguy đe dọa an toàn nền tài chính quốc gia là rất lớn.
"Đầu tư công thời gian qua không hiệu quả là do lựa chọn các thành phần tham gia không bảo đảm về năng lực, trình độ, kinh nghiệm. Thêm vào đó, còn có các yếu tố tiêu cực, tham nhũng chi phối gây thất thoát, lãng phí lớn. Những kẽ hở này phải được bịt chặt, phải chấm dứt trong tương lai", PGS Lê Cao Đoàn cảnh báo.
Lo phụ thuộc
Tiếp tục phân tích thêm, PGS.TS Lê Cao Đoàn cho rằng, đi cùng với quyết định nới định mức vốn vay nước ngoài, việc Quốc hội yêu cầu giảm tương ứng nguồn vốn vay trong nước là điều không dễ giải thích. Trước đó, Bộ KHĐT từng đưa ra những khuyến cáo không nên lạm dụng vốn vay ODA và khuyến khích tăng cường huy động, thu hút vốn đầu tư trong nước, đây được đánh giá là chủ trương đúng.
Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối diện với áp lực trả nợ quá lớn, cụ thể, báo cáo trong năm 2016, ước tính số nợ phải trả chiếm 14,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Nếu tính gộp tất cả các nghĩa vụ, bao gồm cả số đảo nợ thì nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên 24% tổng thu ngân sách. Đáng chú ý, khi áp lực nợ phải trả quá lớn như vậy nhưng xu hướng tăng vay nợ nước ngoài lại có nguy cơ tăng nhanh hơn.
Theo thống kê, nợ nước ngoài của quốc gia vào thời điểm cuối năm 2017 là 2,451 triệu tỉ đồng bằng 49% GDP; mặc dù nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép (chưa vượt 50% GDP) nhưng nợ nước ngoài đang có xu hướng tăng nhanh. Trong hoàn cảnh này, chủ trương huy động vốn vay trong nước, giảm vay ODA sẽ giảm áp lực trả nợ cho Chính phủ, đặc biệt giảm áp lực trả nợ nước ngoài trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, có thể hiểu, việc chuyển hướng tăng vay vốn nước ngoài cho thấy năng lực tài chính trong nước còn hạn chế, đặc biệt với những dự án có quy mô lớn, cần nguồn vốn cao thì hầu hết không có doanh nghiệp trong nước có đủ tiềm năng đáp ứng được.
Lấy ví dụ từ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, ông Đoàn cho hay, với quy mô dự án lên tới 58,71 tỷ USD nếu huy động trong nước thì rất khó.
Hơn nữa, theo ông Đoàn, nguồn vốn trong nước không thường có quy mô nhỏ, lại phân bổ lẻ tẻ, không tập trung, bên cạnh đó, vẫn có những doanh nghiệp có tiếng nhưng không có thực lực, tham gia dự án nhưng chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng, vì thế, việc huy động vốn trong nước vừa rủi ro, vừa thiếu ổn định.
Theo baodatviet.vn
Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng. Như đã đề cập ở bài trước, dù hiện nay quy mô nợ công của Việt Nam vẫn được coi là trong ngưỡng an toàn, song với việc duy trì...