Nơi tiếp thêm sức mạnh giúp nạn nhân da cam vươn lên trong cuộc sống
Trong hai năm qua, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhiều người dân cả nước, trong đó có nạn nhân chất độc da cam.
Để nâng cao sức khỏe cho các nạn nhân, giúp họ vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống, Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam (thuộc Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam) luôn nỗ lực tẩy độc cho hàng trăm nạn nhân, giúp họ cải thiện, phục hồi sức khỏe; góp phần chiến thắng bệnh tật.
Nhân viên điều dưỡng sử dụng máy điện xung, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân da cam.
Xông hơi tẩy độc – phương pháp hiệu quả giảm tải độc tố
Giới thiệu về cơ sở vật chất và quy trình tẩy độc ở Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội), ông Nguyễn Thăng Long, Giám đốc Trung tâm cho biết, Trung tâm có diện tích 16,7 ha, được chia thành nhiều khu, phòng như: Khu xông hơi giải độc với 6 phòng xông hơi (4 phòng nam, 2 phòng nữ) có thể chứa được khoảng 70-80 người/lần; phòng khám, chữa bệnh; phòng phục hồi chức năng; phòng đào tạo nghề (máy tính, may, thủ công); phòng nghỉ; phòng ăn… Trung bình mỗi năm, Trung tâm tiếp đón từ 300-500 nạn nhân được các tỉnh Hội cử về để thực hiện chương trình xông hơi, tẩy độc trong 21 ngày.
Ông Trương Bình Long, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương – một trong 20 cá nhân đoàn nạn nhân chất độc da cam tỉnh Bình Dương tham gia tẩy độc tại Trung tâm từ ngày 2-22/12 cho biết, bản thân bị bệnh tiểu đường, cứ tầm 2-3h chiều là tay chân, mình mẩy nhức mỏi; huyết áp không ổn định. Sau vài ngày thực hiện xông hơi, giải độc, ông cảm thấy sức khỏe tốt hơn,da dẻ mịn và sáng hơn. Việc ăn uống và giấc ngủ được cải thiện, huyết áp cũng dần ổn định.
Lần thứ 3 được tham gia quy trình tẩy độc, ông Nguyễn Đình Hòa, Xã Tân Hưng, huyện Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương vui vẻ chia sẻ: Từ năm 1963, ông bắt đầu tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường từ Quảng Trị vào B2. Ông bị nhiễm chất độc da cam nên sức khỏe kém, người thường xuyên mệt mỏi, huyết áp rất cao, đi lại khó khăn và từng phải điều trị ung thư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào Trung tâm, ông được các cán bộ, nhân viên ở đây hướng dẫn tập thể dục buổi sáng; kiểm tra sức khỏe; hàng ngày đo huyết áp, tim mạch, xông hơi tẩy độc, uống các vitamin, khoáng chất… Hiện giờ, sức khỏe của ông Hòa tốt hơn nhiều, huyết áp đã giảm xuống mức bình thường, xương khớp không đau, ăn ngủ ngon.
Theo Bác sỹ Nguyễn Tiến Ninh, Phó Giám đốc Trung tâm, phương pháp đang được áp dụng để tẩy độc cho các nạn nhân da cam là phương pháp Hubbard được ứng dụng ở nhiều nước như: Mỹ, Nga, Australia… Phương pháp này dựa trên nguyên lý giải độc không đặc hiệu thông qua đường mồ hôi, tiêu hóa và tiết niệu bằng cách sử dụng các vitamin, khoáng chất hàm lượng cao, dầu thực vật, kết hợp chế độ ăn ngủ đầy đủ, luyện tập thể dục, đặc biệt là xông hơi ở nhiệt độ cao trong vòng 3-4 giờ mỗi ngày.
Chia sẻ rõ hơn về quy trình xông hơi, giải độc, Bác sỹ Nguyễn Tiến Ninh cho biết, mỗi nạn nhân da cam sẽ tham gia quy trình giải độc khép kín trong 21. Chương trình tẩy độc mỗi ngày bắt đầu bằng việc khám sức khỏe, đo huyết áp, tim mạch cho người bệnh. Sau đó, người bệnh được uống nhiều loại vitamin rồi vận động mạnh (chạy bộ, vận động tay chân) theo thời gian tăng dần mỗi ngày từ 10-30 phút trước khi vào phòng xông với nhiệt độ lên tới 80 độ C. Người bệnh sẽ ngồi trong phòng xông cho tới khi cơ thể không chịu nổi thì ra ngoài xối nước lên người làm mát. Cứ lặp lại như thế trong khoảng thời gian từ 1-4 tiếng tùy theo tình hình sức khỏe của mỗi người.
Video đang HOT
Trong quá trình xông người bệnh sẽ được bổ sung muối, nước nhằm bù lại lượng nước đã mất trong cơ thể. Từ ngày xông thứ 3, họ được bổ sung thêm nước pha khoáng chất, lecithin. Kết thúc quá trình xông hơi, người bệnh được phát một số loại dầu thảo dược mang về phòng để ăn vào buổi chiều.
Quá trình điều trị không yêu cầu người bệnh phải ăn kiêng nhưng vẫn đảm bảo chế độ ăn bình thường, đầy đủ. Tuy nhiên, không được uống bất kỳ loại thuốc nào ngoài chỉ định của bác sỹ và đặc biệt không được uống rượu, bia.
Bác sỹ Nguyễn Tiến Ninh cho biết thêm, tùy cơ địa từng người, sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc tăng dần theo mức độ phù hợp. Sau khi uống thuốc, cơ thể có thể có phản ứng ngứa, nặng hơn thì nổi mề đay, nốt phồng nhưng không có vấn đề gì. Người bệnh sẽ tiếp tục quá trình xông hơi như trên cho đến khi cơ thể không còn phản ứng thì nghĩa là đã hết độc tố.
Phương pháp này phù hợp với đại đa số người dân nhưng vẫn có những trường hợp chống chỉ định như: Ung thư, xơ gan, mổ các tạng trong vòng một tháng, những bệnh dị ứng cơ địa…
Tuy nhiên, bác sỹ Ninh cho biết, rất nhiều trường hợp nạn nhân da cam bị ung thư tình nguyện xin được xông hơi, trong đó có nạn nhân bị ung thư trung thất. Bác sỹ đã thử chỉ định thuốc và phương pháp xông hơi cho họ. Sau một đợt điều trị, họ về kiểm tra lại tại Bệnh viện K1 thấy khối u nhỏ đi so với trước. Người bệnh hết sức phấn khởi. Trường hợp khác là nạn nhân da cam bị liệt nửa người, chân teo cơ, không tự đi lại được. Ngày đầu xuống Trung tâm phải có nhân viên dìu đi nhưng sau 21 ngày điều trị, người bệnh có thể tự bước đi và hiện giờ vẫn đang phụ giúp gia đình công việc ruộng nương.
Hướng tới phát triển vì sức khỏe nạn nhân da cam và cộng đồng
Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2016. Qua hơn 5 năm hoạt động, Trung tâm đã tiếp nhận, nuôi dưỡng tẩy độc, phục hồi chức năng… cho gần 1.500 nạn nhân chất độc da cam/dioxin đạt kết quả tốt, an toàn.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Nguyễn Văn Khanh cho biết, Trung ương Hội thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam để xông hơi, giải độc cho các nạn nhân da cam trên cả nước; nuôi dưỡng nạn nhân da cam thế hệ thứ 2, 3. Trong 2 năm qua, khi tình hình dịch bệnh gây nhiều khó khăn, Trung ương Hội đã phối hợp với các tỉnh, thành hội, các trung tâm tổ chức đưa nạn nhân đến xông hơi, giải độc và nuôi dưỡng.
Nạn nhân da cam tập phục hồi chức năng.
Người bệnh đến Trung tâm đều phải đảm bảo yêu cầu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và được test COVID-19 cho kết quả âm tính. Các người bệnh cũng được bố trí xe đưa đón để đảm bảo an toàn giao thông và phòng, chống dịch; được yêu cầu thực hiện quy trình điều trị khép kín trong Trung tâm và thường xuyên được nhắc nhở thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch và Bộ Y tế. Do đó, hiện chưa có trường hợp nào mắc COVID-19 tại Trung tâm.
Chia sẻ về đánh giá sơ bộ hiệu quả của hoạt động xông hơi tẩy độc qua 5 năm triển khai, Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thăng Long cho biết, phương pháp này cho kết quả giải độc khả quan và hiệu quả nhất với những nạn nhân chất độc da cam mắc bệnh ngoài da. Nạn nhân chất độc da cam mắc các bệnh như: huyết áp, tiểu đường, các bệnh tim mạch, nhóm bệnh liên quan đến thần kinh, tê bì chân tay, đau nhức vai gáy, xương khớp, đau đầu, ăn ngủ kém đều được cải thiện; da dẻ hồng hào, nước da đẹp hơn… sức khỏe của họ được nâng lên rõ rệt sau quá trình xông hơi, giải độc nghiêm ngặt.
Từ hiệu quả thực tế phương pháp khoa học này đem lại kết hợp với những lợi thế của Trung tâm như: Có đội ngũ nhân viên, bác sỹ nắm rất chắc các kỹ thuật để chăm sóc sức khỏe,phục hồi chức năng, hàng năm được các tổ chức quốc tế của Nhật Bản, Hàn Quốc đến đào tạo; quy trình, máy móc tiên tiến do các nhà khoa học Mỹ tài trợ; tất cả các vitamin, khoáng chất, dầu thực vật sử dụng trong quá trình điều trị đều là hàng độc quyền do Mỹ tài trợ, nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ về và được Bộ Y tế cấp phép…
Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam đã báo cáo Trung ương Hội cho phép mở rộng hoạt động xông hơi, tẩy độc cho các đối tượng khác ngoài xã hội có nhu cầu tẩy các loại độc tố, hóa chất tích tụ trong cơ thể do việc ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo chất lượng, sử dụng kháng sinh dài ngày… để phương pháp khoa học này được triển khai rộng lớn trong cộng đồng, đem lại lợi ích về sức khỏe cho nhiều người.
Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thăng Long cho biết thêm, trước mắt Trung tâm đang triển khai gói dịch vụ cho người dân có nhu cầu xông hơi giải độc theo quy trình 21 ngày với chi phí chỉ 6,5 triệu đồng, bao gồm: Thuốc điều trị (vitamin, khoáng chất, dầu thực vật), ăn uống, phòng nghỉ, xông hơi giải độc, phục hồi chức năng (nếu có). Thời gian tới Trung tâm sẽ xem xét triển khai các gói dịch vụ 7 ngày, 14 ngày để phù hợp hơn với nhu cầu của nhiều đối tượng. Cách làm này là phương thức hiệu quả giúp giải quyết khó khăn về tài chính cho Trung tâm trước bối cảnh chuyển sang tự chủ về tài chính; đồng thời là phương thức vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cải thiện sức khỏe cho các nạn nhân da cam.
100.000 trẻ Thủ Đức tiêm vaccine Covid-19 từ ngày 25/10
UBND TP Thủ Đức có kế hoạch triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho 100.000 trẻ từ 12 đến hết 17 tuổi, dự kiến từ ngày 25/10.
Thủ Đức sẽ tiêm mũi một trước cho khoảng 25.000 trẻ tuổi từ 16 đến hết 17, sau đó tiếp tục hạ dần từ 14 đến hết 15 tuổi (khoảng 30.000 trẻ), sau đó từ 13 đến 12 tuổi (khoảng 45.000 trẻ) tùy thuộc tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương, theo kế hoạch do Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Kỳ Phùng ký ngày 22/10.
Loại vaccine được sử dụng là loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Thành phố ưu tiên tiêm chủng cho trẻ em béo phì, có bệnh mạn tính. Tuy nhiên hiện chưa rõ loại vaccine nào được tiêm cho trẻ.
Theo lộ trình, giai đoạn một từ ngày 18 đến 21/10, TP Thủ Đức lấy ý kiến cha mẹ học sinh thông qua "Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vaccine Covid-19" theo mẫu Bộ Y tế. Các trường học tổng hợp phiếu đồng thuận báo cáo số lượng và danh sách cụ thể về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 23/10.
Giai đoạn hai , dự kiến từ ngày 25/10 thành phố bắt đầu tổ chức chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ từ 16 đến hết 17 tuổi và hạ dần xuống 12 tuổi. Giai đoạn ba, dự kiến từ ngày 25/11 triển khai tiêm nhắc mũi hai.
54 điểm tiêm sẽ được bố trí tại các điểm cố định ở 34 phường, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Lê Văn Việt. Mỗi phường tùy tình hình thực tế có thể bố trí nhiều điểm tiêm cố định để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến điểm tiêm trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 hiện nay. Các đội tiêm do Trung tâm Y tế TP cùng ba bệnh viện trên đảm trách.
Các đội không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi, mỗi đội tiêm tối thiểu được 500 trẻ một ngày. Thời gian tiêm được thông báo theo khung giờ và địa điểm tiêm, tránh tập trung đông người tại một thời điểm.
Ngành y tế cũng sẽ tổ chức tiêm lưu động cho trẻ tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, tiêm tại nhà cho trẻ khuyết tật không thể đến điểm tiêm. Trẻ nằm trong diện hoãn tiêm sau mỗi buổi tiêm sẽ được phối hợp các bệnh viện, UBND các phường và phòng Giáo dục Đào tạo để điều phối đưa trẻ đến tiêm tại bệnh viện.
TP Thủ Đức chủ trương vận động bác sĩ hưu trí và bác sĩ tại các cơ sở y tế trên địa bàn phường tham gia công tác tiêm chủng tại các điểm tiêm của phường.
Liên quan kế hoạch tiêm vaccine trẻ em trên toàn thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM hôm nay ban hành kế hoạch, đề nghị Sở Giáo dục Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho tất cả học sinh đang đi học từ lớp 6 đến lớp 12. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức lập danh sách tiêm cho nhóm trẻ có độ tuổi 12-17 không đi học hoặc học sinh đang học, đang nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm thuộc Sở quản lý.
Hiện, thành phố vẫn chưa xác định được thời gian tổ chức tiêm. Dự kiến, khoảng 780.000 trẻ tại TP HCM trong độ tuổi 12-17 sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19, hình thức triển khai tiêm chia làm 4 nhóm gồm trẻ đi học, trẻ không đi học, trẻ có bệnh nền và trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine Covid-19 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn
Bộ Y tế ngày 14/10 cho phép tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, theo lộ trình từ lớn đến nhỏ, ưu tiên lứa 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện cho trẻ 12-17 tuổi.
Bình Phước: Các trung tâm bảo trợ xã hội bị quá tải Ngày 9/9, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết đã có công văn đề nghị TP Hồ Chí Minh không chuyển người lang thang, cơ nhỡ đến các Trung tâm bảo trợ xã hội của TP Hồ Chí Minh tại Bình Phước. Người lang thang được đưa về khu tập trung tại TP Hồ Chí Minh để lo chỗ ăn, chỗ...