Nổi tiếng vì chuyên bới rác để tìm đồ ăn, cô gái lột trần sự thật về sự lãng phí của các chuỗi cửa hàng nổi tiếng
Mỗi tuần, cô gái này sẽ dành 3-4 tiếng để lục tung các thùng rác tại thành phố New York và tìm kiếm những món đồ bị lãng phí!
Một Influencer đến từ thành phố New York đã sử dụng phương pháp khá lạ lùng để phơi bày sự lãng phí đồ ăn thái quá của nước Mỹ và thu về hàng triệu lượt xem trên TikTok và Instagram.
Trên một con phố bình thường ở giữa quận Manhattan trứ danh (New York), Anna Sacks – một ngôi sao MXH khá có tiếng – đang lao vào một chiếc thùng rác trên phố để bới đồ ăn. Nhưng trước tiên, cô nàng phải lấy điện thoại ra và bật TikTok lên.
Hình ảnh quen thuộc của Anna Sacks trên MXH
“Bạn có thể thấy, họ ném thẳng những hộp đồ ăn vẫn còn trong bọc vào thùng rác này,” Sacks nói trong video TikTok. Bàn tay đeo găng tay (chống thủng) của cô xuyên qua chiếc túi để lộ ra bên trong: Những chiếc xúc xích vẫn còn hạn sử dụng, rau củ quả còn tươi nguyên…
“Ugh, thật là thô thiển khi đây là những gì họ muốn làm, với tư cách là một công ty chế biến thực phẩm”.
Anna Sacks – còn được biết tới dưới cái tên “thetrashwalker” – chuyên ghi lại những cuộc “khai thác” thực phẩm khổng lồ vẫn còn trong trạng thái hoàn hảo, cùng một số loại hàng hóa khác từ các thùng rác ở thành phố New York.
“Hoạt động này rất có ý nghĩa đối với tôi”. Mỗi tuần, Anna sẽ kiểm tra các túi rác của hàng xóm và các nhà bán lẻ gần nhà 3-4 lần/tuần, mỗi lần khoảng 4 tiếng.
Với một chiếc xe đẩy, hai túi có thể tái sử dụng và một đôi găng tay, Anna tìm kiếm những món đồ vẫn còn công dụng như đồ hộp, đồ gốm, mỹ phẩm và đồ nội thất, đôi khi là quần áo cũ.
Video đang HOT
Cô cho rằng rất nhiều đồ dùng còn sử dụng được bị các doanh nghiệp quẳng đi là vô cùng lãng phí
Mỗi khi tới một thùng rác, Anna sẽ sàng lọc đống rác thải bằng đôi tay đã đeo găng chống thủng để tìm kiếm hàng hóa có thể tái sử dụng. Sau đó, cô chất vào xe đẩy và mang về nhà.
Trong video 2,5 triệu lượt xem gần đây, cô tìm thấy một “kho báu” các loại kẹo trong thùng rác gần cửa hàng bán lẻ CVS. Anna cũng ngủ trên ga trải giường được giặt giũ sau khi lấy ra từ một túi rác, uống cà phê pha từ những túi hạt còn nguyên đóng gói bị ném đi.
Những chuyến “khai thác” của Sacks đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông trong những năm qua. Vào năm 2019, Today Show đã tham gia cùng Sacks trong một chuyến đi bới rác tại năm địa điểm siêu thị CVS khác nhau.
Những món đồ còn nguyên mà Anna tìm được ở thùng rác
Vào tháng 1 năm 2020, tờ New York Post đã cùng với Anna đi điều tra thùng rác khổng lồ của Starbucks và phát hiện ra rằng chuỗi cửa hàng này vứt bỏ rất nhiều đồ ăn và nguyên liệu còn dùng được (Trong vòng một tuần kể từ khi câu chuyện lên sóng, Starbucks đã công bố các mục tiêu mới để giảm rác thải tại các cửa hàng ở New York).
Anna, hiện là chuyên gia tư vấn về giảm thiểu chất thải, đang chỉ trích các công ty, tập đoàn lớn về hành vi lãng phí của họ. Cụ thể, bản kiến nghị trên trang change.org của cô nhằm yêu cầu công ty bán lẻ Mỹ CVS “Hãy quyên góp, đừng vứt đi” đã thu về gần 500.000 chữ ký ủng hộ.
“Sản phẩm đã được làm ra thì ắt phải được tiêu thụ. Thật kinh tởm khi vứt bỏ là những gì công ty muốn làm, thay vì giúp đỡ người khác”, sao mạng chuyên nhặt rác nói với The Guardian.
Hạn sử dụng của đồ ăn rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết những bí mật này
Hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm là cơ sở để người tiêu dùng biết được thời gian sản xuất cũng như thời hạn sản phẩm còn sử dụng được hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của những thông số này.
Mỗi khi đi mua sắm, hầu hết khách hàng kiểm tra xem sản phẩm đó hạn sử dụng hay không. Hạn sử dụng cũng sẽ quyết định hành vi của người dùng đối với các sản phẩm đó.
Đa phần ngay sau khi thấy đã đến hạn sử dụng, nhiều người sẽ bỏ không mua sản phẩm đó hoặc vứt bỏ không dùng nữa. Một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy, có khoảng 20% số lượng thực phẩm trên thị trường bị các bà nội trợ ném thẳng vào thùng rác khi nhìn thấy đã hết ngày hạn sử dụng. Điều này cũng đúng với nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Tâm lí chung của mọi người đều lo sợ thực phẩm đến hoặc vừa qua hạn sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng, thiu thối, ăn vào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc chưa hiểu đúng về ý nghĩa của hạn sử dụng có thể sẽ gây ra những lãng phí.
Hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm là cơ sở để người tiêu dùng biết được thời gian sản xuất cũng như thời hạn sản phẩm còn sử dụng được hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của những thông số này. (Ảnh minh họa)
Theo Meghan Stasz, Phó Chủ Tịch của Hiệp hội các nhà sản xuất hàng hóa, tạp hóa của Mỹ đã kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm so với thời gian ghi trên bao bì của nhiều nhãn hàng khác nhau và đưa ra kết luận: Có một số loại thực phẩm, thời gian đó thể hiện sản phẩm sẽ ở trạng thái chất lượng tốt nhất, tươi ngon nhất nếu tiêu thụ trước thời gian ghi trên đó. Sau mốc thời gian ấy, vị có thể không còn tươi ngon nhưng chúng không bị hỏng hay có độc hại mà vẫn có thể sử dụng được. Do đó nếu vứt đi sẽ gây lãng phí.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi ném chúng vào sọt rác
Không phải loại thực phẩm nào đến hạn sử dụng cũng đã hỏng và bắt buộc phải vứt đi. Theo bà Dana Gunders - thành viên thuộc Hội đồng bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên của Mỹ- trước khi quyết định loại bỏ một món thực phẩm đã đến hạn sử dụng hoặc vừa qua 1,2 ngày, bạn nên mở hộp ra, quan sát màu sắc của nó xem có gì bất thường không, ngửi mùi xem có bị ôi, thiu hay không và nếm thử. Nếu mọi thứ hoàn toàn bình thường, bạn vẫn có thể sử dụng nó.
Ví dụ, trên những hộp đựng trứng gà thường ghi thời hạn là khoảng 5 tuần. Nhưng nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp, ngay cả khi đến thời hạn sử dụng, bạn đập trứng và thấy nó vẫn hoàn toàn bình thường thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể ăn nó mà không sợ độc hại.
Tuy nhiên, với những món ăn như thịt, thịt gà, thực phẩm đóng gói sẵn như bánh mì sandwiches, rau trộn... khi đã quá hạn sử dụng, chúng rất dễ bị hư hỏng, đe dọa tới sức khỏe, vì vậy bạn nên loại bỏ.
Lưu ý quan trọng về nhiệt độ bảo quản sản phẩm
Với những món ăn như thịt, thịt gà, thực phẩm đóng gói sẵn khi đã quá hạn sử dụng, bạn nên loại bỏ. (Ảnh minh họa)
Nhiều người chỉ chăm chăm xem hạn sử dụng của sản phẩm mà không để ý rằng cách bảo quản loại thực phẩm đó cũng quyết định rất nhiều tới chất lượng của thực phẩm. Và nếu bảo quản không đúng cách, ngay cả khi nó còn hạn sử dụng thì vẫn bị hỏng.
Ví dụ, một số loại sản phẩm sau khi lựa chọn mua về từ siêu thị cần phải được cho ngay vào tủ lạnh, bảo quản ở nhiệt độ ngăn mát. Thế nhưng nhiều người lại quên mất việc đó, để trong cốp xe nóng cả vài tiếng đồng hồ, để ngoài trời mà quên không cho vào tủ lạnh. Những điều đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, khiến món ăn không còn an toàn để sử dụng dù cho còn hạn sử dụng đi chăng nữa.
Ý nghĩa của các kí hiệu ghi trên bao bì
Không phải ai cũng hiểu đúng hết ý nghĩa của các ký tự in trên bao bì. Dưới đây là những điều bạn cần phải biết:
Sell by : Đây là ngày mà món thực phẩm cần phải được đưa xuống khỏi kệ. Ngày này giúp nhà sản xuất đo lường được tốc độ tiêu thụ sản phẩm và nó chỉ có ý nghĩa đối với hệ thống bán hàng chứ không liên quan đến sự an toàn của thực phẩm đó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng nên có người vứt đi những món đồ này vì sợ rằng nó gây hại cho sức khỏe.
Used by (hạn dùng) và Best by (dùng tốt nhất) : Những ngày này dành cho người tiêu dùng, nhưng chúng lại có nghĩa là ngày mà nhà sản xuất thông báo sản phẩm có độ tươi ngon nhất. Nó không phải là ngày để chỉ thực phẩm sẽ hư hỏng, cũng không phải để chỉ thực phẩm không còn an toàn để ăn nữa.
Xây dựng kênh tiktok với nửa triệu follow, cô gái Nam Định có thu nhập 60 triệu/tháng Có thể khi bắt đầu, Quỳnh Trần chỉ đăng tải các video đơn giản, theo bản năng. Nhưng qua thời gian, mục tiêu của cô gái trẻ rõ ràng hơn: Phải tạo ra thu nhập và xây dựng được thương hiệu cá nhân. Quỳnh Trần, sinh năm 1998 hiện đang sống tại Nam Định. Cô gái trẻ này đang sở hữu kênh tiktok...