Nổi tiếng hơn cả điệu nhảy Gangnam Style
Theo công cụ phân tích từ khóa Google Trends của Google, cái tên Flappy Bird được làm nên từ một lập trình viên người Việt Nam đã trở nên nổi tiếng hơn điệu nhảy ngựa đình đám Gangnam Style của Hàn Quốc.
Trong khi Flappy Bird đạt 100 điểm thì Gangnam Style chỉ đạt 93 điểm vào thời điểm gây cơn sốt trên toàn cầu tháng 10-2012. Hiện đã có khoảng 95.000 bài hát liên quan đến trò chơi này trên YouTube, hầu hết đều là ca khúc tiếng Anh.
Không chỉ vậy, tại Mỹ, mức độ gây sốt của Flappy Bird còn cao tới mức cả 3 ứng dụng đứng đầu trong mục ứng dụng miễn phí tải nhiều nhất đều là các sản phẩm ăn theo Flappy Bird, bao gồm Fly Birdie, Ironpants và Flappy Bee. Trong khi đó, Google được cho là hưởng lợi rất nhiều từ Flappy Bird, kể cả khi trò chơi này bị khai tử. Do trò chơi này đang được nhái lại rất nhiều trên các kho ứng dụng di động, cho nên, hãng này vẫn sẽ kiếm được tiền từ các sản phẩm nhái này và tổng doanh thu có thể gần bằng Flappy Bird. Nhiều nhà phát triển game nước ngoài còn cho đăng tải thông tin tìm kiếm các nhà phát triển có khả năng viết những game có cách chơi tương tự Flappy Bird, với mức thù lao khoảng 500-1.000 USD.
Mặc dù đã bị gỡ xuống khỏi hai kho ứng dụng hàng đầu App Store và Google Play, nhưng với hơn 50 triệu máy đã tải trò chơi này về, tác giả Nguyễn Hà Đông vân nhân đươc môt phân sô tiên từ hàng triệu USD doanh thu quảng cáo trong game. “Trò chơi này vẫn tiếp tục tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy hiển thị quảng cáo trên các máy đã tải về. Càng nhiều người chơi, doanh thu quảng cáo tạo ra càng lớn”, Krisha Subramanian, nhà đồng sáng lập nền tảng mạng quảng cáo di động Mobclix cho biết. Cũng theo Krisha, thông báo gỡ bỏ trò chơi đã thu hút sự chú ý cực kỳ lớn, và nó có thể đã được hàng trăm triệu người cố gắng tải về trước khi bị xóa. Hiện đã xuất hiện một fanpage trên Facebook với 1 triệu likes đề nghị Nguyễn Hà Đông mở lại Flappy Bird.
Theo ANTD
"Việt Nam có thể tạo nên một Thung lũng Silicon?"
Đó là tựa đề bài báo đăng tải trên trên tờ The Atlantic hôm 11-2. Theo bài viết, câu chuyện về Flappy Bird là minh chứng rõ nét cho tiềm năng và thách thức mà công nghệ Việt Nam phải đối mặt.
Thung lũng Silicon là "thiên đường" công nghệ ở Mỹ, sở hữu những "gã khổng lồ" trong giới công nghệ như Facebook, Google, Yahoo, eBay... Khi nói đến những đột phá công nghệ cao, thung lũng Silicon luôn là cái tên đầu tiên được nhắc đến và là giấc mơ của nhiều quốc gia. Tác giả bài viết Elisabeth Rosen nhận định, nói đến tiềm năng về một thung lũng công nghệ Silicon phát triển ở Việt Nam, phải nhắc đến trò chơi gây sốt cho cộng đồng thế giới trong thời gian này là Flappy Bird, ứng dụng game cho điện thoại di động được phát triển bởi lập trình viên trẻ tuổi người Việt Nam Nguyễn Hà Đông. Tờ báo cho biết Flappy Bird là một trong những ứng dụng game được tải về nhiều nhất trên thế giới, cho thấy tiềm năng chưa được khai thác của các "tech Startup" (doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp) Việt Nam, cũng như những thách thức mà họ phải đối mặt. Mặc dù game này đã bị gỡ bỏ, nhưng nó vẫn được xem là một thành công vẻ vang, khuyến khích sự phát triển của giới công nghệ Việt Nam.
Tờ báo cũng trích lời của ông Lê Đình Tĩnh, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về dự án Thung lũng Silicon: "Đây là thời điểm để Việt Nam tham gia vào cuộc đua công nghệ". Việt Nam đã có thành công bước đầu, những hy vọng về một Việt Nam công nghệ không còn là điều quá viển vông. Và đặc biệt, không giống như ở Ấn Độ, phần lớn trong số khởi nghiệp công nghệ đó được thành lập bởi người Mỹ, sự bùng nổ đó ở Việt Nam đa phần đều được dẫn dắt bởi người Việt trẻ.
Theo ANTD
Bác tin đồn 'cha đẻ' Flappy Bird tự tử bằng súng Sáng 11.2, người thân của Nguyễn Hà Đông (29 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) đã xác nhận với Thanh Niên Online, "cha đẻ" của ứng dụng game Flappy Bird đang gây sốt không hề tự sát bằng súng như tin đồn thất thiệt đang lan truyền trên internet. Nguyễn Hà Đông không hề tự sát như tin đồn thất thiệt...