Nơi thay đổi cuộc đời cho những người nghiện ma túy ở huyện biên giới
Cả quá trình dài, bệnh xá Quân dân y kết hợp Tiểu khu 50, bộ đội biên phòng Nghệ An luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ điều trị dự phòng, quản lý chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Người dân đến khám bệnh tại bệnh xá Quân dân y Kỳ Sơn.
Kỳ Sơn là một huyện miền núi phía Tây Nghệ An, có 21 phường xã, trong đó có 11 xã biên giới tiếp giáp với Lào. Đời sống của người dân trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào cũng như cán bộ công tác ở huyện biên giới còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt, đây cũng là một trong những địa phương thuộc tỉnh Nghệ An vẫn còn nhức nhối về tệ nạn ma tuý. Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Hồng Lĩnh – Trưởng bệnh xá Quân dân y Kỳ Sơn cho biết, những năm qua, bệnh xá đã phối hợp với các Đồn Biên phòng và chính quyền các xã giáp biên giới triển khai nhiều biện pháp phòng, chống tệ nạn ma túy.
Bệnh xá đã thành lập Tổ công tác cai nghiện, tuyên truyền, vận động người nghiện ma tuý, gia đình có người nghiện ma túy đăng ký tham gia cai nghiện và tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai cho người nghiện ma tuý.
Chính vì vậy, nhận thức của nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên về tác hại của ma túy đã được nâng lên đáng kể, người dân đã ý thức được việc phải tự bảo vệ mình và tham gia tích cực vào công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý.
Được biết, từ khi thực hiện mô hình Quân dân y kết hợp đến nay, bệnh xá đã phối hợp tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho gần 100 người nghiện ma túy tại các xã biên giới; tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và dạy nghề cho người nghiện sau cai.
Video đang HOT
Đặc biệt, từ cuối năm 2015 đến nay, bệnh xá Quân dân y Kỳ Sơn còn là địa điểm cấp phát thuốc Methadol đầu tiên cho người nghiện ma túy ở địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn. Nhiều người nghiện ma túy đã được điều trị thành công và tái hòa nhập cộng đồng.
Chúng tôi có mặt tại bệnh xá từ sáng sớm, mặc dù chưa tới giờ cấp, phát thuốc nhưng các bệnh nhân điều trị nghiện và người nhà đã đến từ rất sớm, đặc biệt có những người đã phải vượt qua chặng đường hàng chục ki-lô-mét để đến được bệnh xá. ….
Anh Lô Văn H., 27 tuổi, bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, điều trị từ 14/12/2015 đến nay, sức khỏe tốt, tinh thần ổn định, điều trị không gây ra ảo giác; người nhà bệnh nhân Lê Nam Th., bản Sơn Thành cho biết.
Người dân được khám bệnh tận tình.
Tuy nhiên, công tác cai nghiện ma túy tại khu vực biên giới vẫn tồn tại một số khó khăn, trong đó việc bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác cai nghiện vẫn còn thiếu thốn, các chất ma túy ngày càng đa dạng, một bộ phận người dân do thói quen vẫn sử dụng thuốc phiện để chữa bệnh…
Trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa hiệu quả của mô hình bệnh xá, cần thiết phải nâng cao năng lực cho cán bộ, bộ đội và cán bộ xã về công tác tổ chức, quản lý người nghiện; hỗ trợ kinh phí để các Đồn, trạm biên phòng giúp người dân ở xã biên giới chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý.
Cai nghiện và phục hồi cho người nghiện ma túy tại khu vực biên giới là nội dung quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy được Chính phủ ban hành năm 2007.
Để nâng cao kết quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại các huyện biên giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xây dựng mô hình cai nghiện “Quân dân y kết hợp”. Từ khi mô hình này được đưa vào thực hiện đã mang lại những kết quả tích cực.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Lai Châu: Tìm thấy chất độc khiến 7 người chết, 31 người cấp cứu
Lãnh đạo Sở Y tế Lai Châu cho biết, sau khi hội chẩn, xác định nguyên nhân ban đầu các nạn nhân tử vong và đang phải cấp cứu nghi do ngộ độc Methanol.
Chiều 14/2, Sở TT&TT tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo khẩn cấp, thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại xã biên giới Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ (Lai Châu), khiến nhiều người tử vong và hàng chục người phải nhập viện cấp cứu, điều trị.
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu, đến chiều 14/2, có 7 người tử vong và số người phải nhập viện cấp cứu, điều trị ở cơ sở y tế các tuyến của tỉnh Lai Châu là 31 bệnh nhân. Các nạn nhân này hầu hết là nam giới có tuổi trung niên người dân tộc Hà Nhì, ở tại bản Tà Chải, xã Ma Ly Chải.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Sở Y tế Lai Châu cho biết, sau khi hội chẩn, liên hệ với Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), xác định nguyên nhân ban đầu các nạn nhân tử vong và đang phải cấp cứu nghi do ngộ độc Methanol. Cơ quan y tế đã lấy các mẫu bệnh phẩm, mẫu máu của các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh gửi về cơ quan chuyên môn ở Hà Nội để xét nghiệm.
Quang cảnh buổi họp báo khẩn cấp tại Lai Châu chiều 14/2.
Đồng thời, phổ biến phác đồ cấp cứu ngộ độc Methanol cho các bác sỹ cả tuyến huyện, tuyến xã và tuyến cơ sở áp dụng. Hiện ngành y tế đang cùng các ban, ngành tiếp tục tìm kiếm những người có uống rượu cùng các nạn nhân đã về các bản, đi làm, đi chơi mà chưa biết để cứu chữa và khám, xét nghiệm đối với những người có uống rượu hôm đó và có triệu chứng rối loạn thị giác, nhìn mờ, mệt mỏi...
Bệnh viện Đa khoa tỉnh đề nghị Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ máy lọc thận nhân tạo, hỗ trợ chuyên gia, thuốc hóa chất đặc hiệu. Đoàn công tác của Bộ Y tế, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai và một số đơn vị y tế Trung ương đang tăng cường lên Lai Châu cùng Sở Y tế giải quyết, xác định nguyên nhân vụ ngộ độc này.
Tại buổi họp báo, đại diện Công an tỉnh Lai Châu cho biết, đến 14h ngày 14/2, cơ quan điều tra đã khám nghiệm xong hiện trường, khám nghiệm xong 7 tử thi, đồng thời đã thu thập các mẫu vật, chuyển về Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) trưng cầu, giám định, xác định nguyên nhân chết của các nạn nhân. Hiện tại cơ quan điều tra chưa phát hiện dấu hiệu tội phạm và chưa phát hiện hành động phá hoại nào.
Đại diện UBND tỉnh Lai Châu cho biết, tỉnh và một số ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã hỗ trợ ban đầu hơn 10 triệu cho gia đình mỗi nạn nhân tử vong và 2 triệu đồng cho mỗi nạn nhân đang cấp cứu, điều trị tại cơ sở y tế các tuyến của tỉnh Lai Châu.
Tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo lực lượng Y tế, Công an, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Phong Thổ tập trung lực lượng, phương tiện, phối hợp tổ chức cấp cứu các trường hợp đang điều trị tại bệnh viện tỉnh, huyện, khu vực, đồng thời tiếp tục theo dõi các trường hợp đã được cho về nhà, tập trung làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, UBND huyện Phong Thổ phối hợp tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình các nạn nhân. Riêng UBND huyện Phong Thổ dừng các cuộc họp, tập trung phối hợp với các lực lượng liên quan nắm bắt tình hình, chỉ đạo, tổ chức cấp cứu người bị nạn, khắc phục hậu quả...
Theo P.V (TTXVN)
Tặng bằng khen cho các ngư dân cứu 44 người trên tàu bị chìm Nhằm động viên kịp thời các ngư dân đã dũng cảm cứu 44 người trên tàu vận tải Cửa Tùng 01 bị chìm trên biển, UBND tỉnh Quảng Trị và huyện Vĩnh Linh đã tặng bằng khen và biểu dương các ngư dân. Sáng 12/10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đã đến thăm hỏi, tặng bằng khen và tiền thưởng cho thuyền...