Nơi Thái Bình Dương nứt vỡ, 5.000 loài mới xuất hiện
Các nhà khoa học vừa trình làng ‘ kho tàng’ gây choáng váng từ cuộc thám hiểm Vùng Clarion – Clipperton, một ‘ vết sẹo’ khổng lồ dưới đáy Thái Bình Dương.
Vùng Clarion-Clipperton (CCZ) là một vùng đứt gãy lớn trải dài từ Mexico đến Hawaii trên diện tích 6 triệu km2, có thể hiểu như một vết sẹo lớn nơi đáy Thái Bình Dương bị nứt, biến dạng lớn do chuyển động của các mảng kiến tạo.
Theo Live Science, ở độ sâu 4-6 km dưới mặt nước, CCZ được bao phủ bởi các nốt hình cầu dị thường to bằng củ khoai tây, giàu kim loại và các nguyên tố đất hiếm mà các công ty khai thác luôn mong muốn tìm kiếm.
Một số mẫu vật kỳ quái từ CCZ – Thái Bình Dương – Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN LONDON
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy đó còn là một vùng biển hoang sơ nơi có rất nhiều sinh vật kỳ dị mà sự xâm phạm của con người có thể khiến chúng biến mất ngay từ khi chưa thực sự được nhân loại biết đến.
Cuộc thám hiểm sử dụng một loại phương tiện công nghệ cao đã tiết lộ tới 5.580 loài động vật xuất hiện ở vùng CCZ.
Nhưng điều gây sốc là trong số chúng chỉ mới có 438 loài được đặt tên. Hơn 5.000 loài còn lại là những sinh vật hoàn toàn chưa được biết đến trên thế giới, theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Current Biology, dẫn đầu bởi nhà sinh thái học biển sâu Muriel Rabone từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh).
Nhóm nghiên cứu ước tính thực tế có thể có tới 6.000-8.000 loài lẩn khuất ở CCZ, trong đó 88% đến 92% là loài mới.
Đa dạng sinh học trong CCZ cũng rất cao. Các loài được tìm thấy thuộc về 27 ngành động vật khác nhau, chia thành 49 lớp, 163 bộ, 501 họ và 1.119 chi, trong đó phong phú nhất là ngành động vật chân đốt (27%).
Chúng gồm nhiều loài và họ hàng của các loài như nhện biển, hàu, giun, sứa, san hô, bọt biển, hải sâm… “Quái vật bất tử” tardigrade (bọ gấu nước)- sinh vật được cho là đang xâm chiếm Mặt Trăng sau khi rơi ra từ tàu vũ trụ của Israel – cũng xuất hiện.
Toàn bộ CCZ hiện nay không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào và đang được quản lý bởi Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA) của Liên Hiệp Quốc.
Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng quá trình sinh sản của san hô
Một nhóm nghiên cứu quốc tế xác định ô nhiễm ánh sáng tại nhiều thành phố duyên hải có thể đánh lừa các rạn san hô sinh sản ngoài thời gian tối ưu của chúng.
"San hô rất quan trọng với sức khỏe đại dương toàn cầu nhưng lại đang ngày càng bị hủy hoại bởi hoạt động của con người. Nghiên cứu này chỉ ra không chỉ thay đổi ở đại dương mà sự phát triển liên tục của loạt thành phố duyên hải phục vụ dân số ngày càng tăng cũng ảnh hưởng đến san hô", nhà sinh thái học Thomas Davies (Đại học Plymouth) cho biết.
Chu kỳ Mặt trăng khiến san hô sinh sản. Trong vài buổi tối nhất định chúng giải phóng hàng trăm giao tử (trứng cùng tinh trùng). Đây là quá trình rất quan trọng để phục hồi và duy trì các rạn han hô đang bị tẩy trắng.
Bằng cách quan sát quá trình sinh sản cùng xem xét dữ liệu ô nhiễm ánh sáng, nhóm nghiên cứu phát hiện san hô tiếp xúc ánh sáng nhân tạo ban đêm sinh sôi gần thời điểm trăng tròn 1 - 3 ngày so với san hô không tiếp xúc. Nếu san hô sinh sản vào những đêm khác nhau, trứng ít có khả năng được thụ tinh và sống sót để trưởng thành.
Nhóm kết nối dữ liệu của chính mình với bộ dữ liệu toàn cầu tập hợp 2.135 quan sát thực hiện trong 23 năm qua. Họ thấy rằng ánh sáng nhân tạo ban đêm dường như đang thúc đẩy quá trình sinh sản bằng cách tạo ra độ chiếu sáng giả giữa hoàng hôn và bình minh vào những đêm sau trăng tròn.
Các rạn san hô ở Biển Đỏ và vịnh Ba Tư bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng khi vài năm qua khu vực duyên hải tại đây phát triển mạnh mẽ.
Phát hiện mới về cá mập đẻ trứng Vào năm 2011, nhóm nghiên cứu đã tình cờ phát hiện ra một trường hợp trứng cá mập độc đáo. Vỏ trứng của Apristurus ovicorrugatus. Các nhà khoa học học từ Trung tâm Nghiên cứu Bộ sưu tập Australia - Bộ sưu tập Cá Australia (CSIRO), Đại học Hokkaido và Đại học Sorbonne, EPHE đã phát hiện ra một loài cá mập nước...