“Nội soi” những vi phạm tố tụng vụ “quan tài diễu phố”
Theo luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại Nguyễn Tuấn Anh, CQĐT, Viện KSND và TAND cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, quá trình điều tra không đầy đủ…Ngoài ra, cần làm rõ hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Phùng Mạnh Tuấn cùng đồng bọn phạm tội Giết người, Che giấu tội phạm và Không tố giác tội phạm” ngày 7/3, không ít lần những tràng vỗ tay vang lên.
Có tràng vỗ tay ủng hộ sự bạo dạn, tự tin của các bị cáo khi dám tố việc mình bị ép cung, mớm cung; Có tràng vỗ tay hưởng ứng quan điểm của đại diện Viện KSND Tối cao đề nghị hủy án sơ thẩm để xét xử lại; Có tràng vỗ tay ủng hộ sự quyết liệt bảo vệ công bằng, lẽ phải, để bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng phải được làm sáng tỏ. Mặc dù, những tràng vỗ tay ấy đều bị Thẩm phán nhắc nhở: “Đề nghị những người dự tòa giữ trật tự, hết sức kiềm chế cảm xúc”.
Phùng Mạnh Tuấn cùng các bị cáo khác trước vành móng ngựa. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Được thẩm vấn, các bị cáo Nguyễn Văn Bính, Nguyễn Văn Tình, Phùng Mạnh Tuấn, Phùng Đắc Tú cho rằng mình bị các điều tra viên đánh đập, ép cung. Bị cáo Bính nói: “Toàn bộ lời khai của bị cáo đều do cán bộ điều tra đọc để bị cáo ghi. Khi bị cáo khai tại các bản tự khai khác với bản khai mà cán bộ điều tra mớm cung, liền bị cán bộ điều tra lao vào đánh hội đồng”. Tương tự, bị cáo Tình cũng khẳng định “cán bộ điều tra đánh đập, bắt ghi vào bản tự khai là có tham gia đánh anh Nguyễn Tuấn Anh”.
Đại diện Viện KSND Tối cao giữ quyền công tố nhận định: “Trong hồ sơ có nhiều biên bản liên quan đến vụ án không phải do điều tra viên lập; nhiều bút lục lấy lời khai nhân chứng và người liên quan không có chữ ký của điều tra viên; nhiều bản tự khai của bị cáo bị truy tố về tội giết người được chép ra từ biên bản lấy lời khai mà điều tra viên thực hiện.
Video đang HOT
Đặc biệt, lời khai các bị cáo trong các bút lục có sự trùng lặp nhau, biểu hiện của sự sao chép. Lời khai của các bị cáo bị truy tố về tội giết người có mâu thuẫn, nhưng không được cấp sơ thẩm xác minh”. Công tố viên cho rằng cần trả hồ sơ để điều tra lại từ đầu.
Luật sư Lê Thị Oanh (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại Nguyễn Tuấn Anh) phân tích, ở cấp sơ thẩm, CQĐT đã có 11 sai phạm, Viện KSND có 5 sai phạm, tòa án có 6 sai phạm, dẫn tới việc điều tra, truy tố, xét xử không khách quan.
Đặc biệt, trong hồ sơ vụ án còn bị mất 30 bút lục lời khai của nhân chứng quan trọng – chủ quán nơi xảy ra xô xát đầu tiên là Nguyễn Kim Soạn.
Trên cơ sở xem xét đầy đủ những diễn biến tại phiên tòa, HĐXX TAND Tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm để điều tra và xét xử lại.
Nhận định về phiên tòa phúc thẩm, Luật sư Oanh cho rằng: “Việc tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu thể hiện sự công minh của pháp luật, cũng như của HĐXX phúc thẩm”.
Theo Docbao
Bị cáo vụ 'quan tài diễu phố' khai bị ép cung
Các bị cáo bị truy tố về tội giết người đều trả lời quanh co, chối tội và cho rằng lời khai tại cơ quan điều tra không đúng vì cán bộ điều tra đã "mớm cung".
Sáng 6/3, sau phần thẩm tra căn cước, chủ tọa phiên tòa Hà Tiến Triển (Phó chánh án tòa tối cao) tuyên bố sang phần xét hỏi.
Bị cáo Đặng Quốc Tú khẳng định, không trực tiếp tham gia vụ sát hại Nguyễn Tuấn Anh. Khi các bị cáo khác truy đuổi nạn nhân, Tú đứng gần Nguyễn Duy Hiệp (anh họ nạn nhân) và được người này nhờ ra can ngăn. Khi chạy ra, Tú không thấy Tuấn Anh đâu, chỉ thấy các bị cáo quay trở về quán ăn.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm sáng 6/3.
Còn bị cáo Nguyễn Văn Bình (17 tuổi, ở phường Đồng Tâm, TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) khai nhận trước tòa rằng mình bị đánh và ép cung. Bình nhận bản thân có cầm dao đuổi theo và hô hào đồng bọn đánh Tuấn Anh nhưng không nhìn thấy nạn nhân rơi xuống nước. Bị cáo này nói đang bị bệnh hiểm nghèo, hàng ngày phải tiêm thuốc nên mong HĐXX giảm nhẹ so với mức án sơ thẩm.
Tương tự Bình, Nguyễn Văn Tình (26 tuổi ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) bị xử phạt 18 năm tù cho rằng cũng bị ép cung. Vào thời điểm xảy ra xô xát, bị cáo chỉ đuổi theo cùng đồng bọn chứ không tham gia đánh. Lúc chạy tới nơi đã không thấy Tuấn Anh đâu.
Bị cáo Phùng Mạnh Tuấn bị kết tội là người trực tiếp đạp nạn nhân xuống nước khai, lúc đạp Tuấn Anh xuống nước nghĩ anh này sẽ lặn đi chỗ khác. Vì thế khi Tuấn Anh ngã xuống, hung thủ còn rút dao chém với xuống nước. Hung khí gây án đã ném vào bụi chuối.
Trước đó, sau hai ngày xét xử, chiều ngày 6/9/2013, chủ tọa phiên tòa Đỗ Thế Bình đã kết luận hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây đau thương cho gia đình nạn nhân, ảnh hưởng xấu đến xã hội cần có hình thức răn đe.
Các bị cáo đều còn trẻ, khỏe có đầy đủ sức lực nhưng không chịu tu dưỡng, trái lại kích động nhau dùng vũ lực để giết người chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Do đó, Phùng Mạnh Tuấn bị tuyên tử hình về tội Giết người.
Cùng với tội danh trên, Phùng Đắc Tú và Đặng Quốc Tú bị tuyên mức án chung thân; Nguyễn Văn Định, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Văn Bình lần lượt với mức án 20, 18 và 12 năm tù Với tội Che giấu tội phạm, Nguyễn Anh Tuấn bị phạt 3 năm tù.
Em họ của nạn nhân là Nguyễn Duy Hiệp bị phạt mức án 2 năm 6 tháng tù và quản chế 2 năm sau mãn hạn tù về tội Không tố giác tội phạm. Về vấn đề bồi thường dân sự, trước đó HĐXX đã gọi 6 bị cáo trong nhóm tội "giết người" lên trước vành móng ngựa để xét hỏi về khoản tiền bồi thường tổng cộng là 240 triệu đồng (bao gồm chi phí tìm kiếm nạn nhân, mai táng).
Cho rằng mức án trên nặng hơn tội của mình, tất cả các bị cáo trong vụ án đồng loạt nộp đơn kháng án với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo Zing
Vụ 'quan tài diễu phố': HĐXX hủy án sơ thẩm, điều tra lại từ đầu HĐXX phiên tòa phúc thẩm đã đồng ý với đề nghị của đại diện Viện KSND Tối cao và luật sư, hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại vụ "quan tài diễu phố" từ đầu. Các bị cáo tại tòa - Ảnh: H.A 14h ngày 6/3, phiên xét xử phúc thẩm vụ ' quan tài diễu phố' tiếp tục...