Nội soi lấy pin tiểu từ dạ dày bé 4 tuổi
Bác sĩ Trần Như Nguyên Phương, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện T.Ư Huế, cho biết các bác sĩ của khoa này vừa sử dụng ống nội soi mềm lấy viên pin tiểu từ dạ dày của một bé trai 4 tuổi.
Sau ca nội soi bệnh nhi đã khỏe mạnh và xuất viện.
Trước đó, ngày 25.1, bé N.M (trú tại H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) nhập viện vì nuốt một viên pin tiểu.
Người nhà của bé cho biết, sau khi đi nhà trẻ về, bé M. cùng người chị (học lớp 7) xem truyền hình. Trong khi điều khiển kênh đài thì pin từ cái điều khiển TV rơi ra. Bé M. nhặt lên chơi rồi cho vào miệng nuốt lúc nào không hay.
Viên pin được lấy từ dạ dày của bé M. – Ảnh: Duy Hải
Video đang HOT
Tại Khoa Cấp cứu, sau khi xét nghiệm máu, siêu âm, chụp phim dạ dày, các bác sĩ đã phát hiện viên pin tiểu nằm trong dạ dày bé.
Sau đó, bác sĩ Trần Như Nguyên Phương cùng ê-kíp đã dùng ống nội soi mềm đưa vào miệng qua thực quản, dạ dày rồi dùng dụng cụ can thiệp (ống thòng lọng) đưa viên pin ra ngoài.
Theo bác sĩ Phương, đây là trường hợp may mắn vì được phát hiện và cứu chữa sớm. Nếu để chậm thì viên pin đó từ dạ dày qua lỗ môn vị xuống ruột và buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Nguy hiểm hơn, khi pin tồn tại lâu sẽ bị phân hủy và gây nhiều biến chứng cho ruột.
Bác sĩ Phương khuyến cáo, phụ huynh khi bắt gặp những trường hợp tương tự nên nhanh chóng đưa con cháu đến bệnh viện sớm để lấy dị vật ra bằng thủ thuật nội soi tiêu hóa.
Theo TNO
Chi trả gần 90% chi phí can thiệp thông tim cho trẻ dưới 6 tuổi
Hiện nay, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước chi trả hầu như toàn bộ chi phí điều trị, trong đó có can thiệp thông tim (gần 90%). Thế nhưng nhiều người dân (đặc biệt là người lao động, vùng nông thôn) không biết nên chưa thụ hưởng được.
Đó là nhận định của Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Vũ Minh Phúc, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TP.HCM, Chủ tịch Hội Tim mạch nhi và tim bẩm sinh TP.HCM, khi trao đổi với phóng viên tại Hội thảo khoa học Thông liên thất từ A đến Znăm 2013 vào hôm nay 9.1.
Theo bác sĩ Phúc, hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em VN là 8-10/1.000 (tức có khoảng 8-10 trẻ bị tim bẩm sinh trong tổng số 1.000 trẻ được sinh ra).
Mỗi năm cả nước ước khoảng 1 triệu trẻ ra đời, vậy có khoảng 8.000-10.000 trẻ bị tim bẩm sinh mỗi năm.
Một ca can thiệp thông tim phức tạp - Ảnh: Nguyên Mi
Trong đó, thông liên thất chiếm tới 80% trong số các dị tật tim bẩm sinh. Ngày trước, những trường hợp này phải mổ nhưng hiện nay có thể thông tim can thiệp (dân gian gọi là nội soi). Phương pháp này thực hiện nhanh, giúp bệnh nhi không phải chịu nhiều đau đớn và ít biến chứng hơn mổ tim thông thường.
Bác sĩ Phúc cho biết, VN hiện được biết đến là một trong những nước hàng đầu châu Á về kỹ thuật can thiệp thông tim. Trong đó, trung bình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) can thiệp thông tim khoảng 900 ca/năm và có khoảng 2.000 ca can thiệp thông tim/năm được thực hiện tại TP.HCM.
"Phương pháp điều trị can thiệp thông tim có chi phí mắc hơn mổ tim thông thường nhưng hiện nay, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước chi trả hầu như toàn bộ chi phí điều trị, can thiệp tim mạch. Vấn đề là nhiều người dân (đặc biệt là người lao động, vùng nông thôn) không biết nên chưa thụ hưởng được", bác sĩ Phúc nói.
Hội thảo khoa học Thông liên thất từ A đến Z năm 2013 (từ ngày 9-11.1) quy tụ hơn 300 chuyên gia trên lĩnh vực can thiệp cấu trúc và tim bẩm sinh của thế giới và VN.
Tại hội thảo, ngoài những bài báo cáo cập nhật kiến thức mới và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị can thiệp bệnh tim cấu trúc và bẩm sinh, các đại biểu cũng tận mắt theo dõi và thảo luận 24 ca điều trị khó và phức tạp được các chuyên gia hàng đầu thực hiện và được truyền hình trực tiếp từ bệnh viện đến hội thảo.
Theo TNO
Cứu sống bé 5 ngày tuổi Ngày 9-1, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi trung ương cho biết, sau 5 ngày điều trị, Khoa Hồi sức ngoại của BV đã cứu sống cháu bé Hoàng Chi M. (5 ngày tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bé M. bị thoát vị hoành bẩm sinh, toàn bộ phần ruột, dạ dày và lá lách đẩy lên trên nằm...