Nỗi sợ lớn nhất của CEO OpenAI khi phát triển trí tuệ nhân tạo
Tổng giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman ngày 16.5 nói với một nhóm nghị sĩ Mỹ về nỗi sợ lớn nhất của ông khi công ty OpenAI của ông phát triển các khả năng trí tuệ nhân tạo (AI).
Ông Altman nói rằng nỗi sợ lớn nhất của ông khi Open AI phát triển các khả năng AI là gây ra sự gián đoạn có hại cho con người và ông thừa nhận rằng AI sẽ có mặt tiêu cực tiềm ẩn này nếu không được quản lý đúng cách, theo kênh Fox News.
“Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của tôi là chúng tôi gây ra hậu quả nghiêm trọng – chúng tôi, lĩnh vực này, ngành công nghệ – gây ra tác hại đáng kể cho thế giới. Tôi nghĩ điều đó có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Đó là lý do tại sao chúng tôi thành lập công ty này”, ông Altman nói trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Tư pháp, Công nghệ và Quyền riêng tư của Thượng viện Mỹ ngày 16.5.
Tổng Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman phát biểu trước phiên điều trần của Tiểu ban Tư pháp, Công nghệ và Quyền riêng tư của Thượng viện Mỹ ở Washington D.C, ngày 16.5. Ảnh Reuters
Video đang HOT
“Mọi người nghĩ rằng nếu công nghệ này gặp trục trặc, nó có thể trở nên tồi tệ và chúng tôi muốn lên tiếng về điều đó. Chúng tôi muốn hợp tác với chính phủ để ngăn chặn điều đó xảy ra. Nhưng chúng tôi cố gắng nhận thức trường hợp xấu là gì và công việc mà chúng tôi phải làm để giảm thiểu điều đó”.
Sự thừa nhận như trên của Tổng giám đốc Altman, những phát biểu của ông và những nhân chứng khác về sự cần thiết phải có quy định của chính phủ về AI, đã khiến Thượng nghị sĩ Dick Durbin lưu ý rằng các công ty hiếm khi đến Quốc hội để nói “hãy điều chỉnh chúng tôi”.
Chủ tịch tiểu ban Richard Blumenthal cho hay một trong những lo lắng cụ thể của ông là AI sẽ gây mất việc làm và ông Altman thừa nhận rằng việc làm có thể sẽ bị ảnh hưởng.
“Giống như tất cả các cuộc cách mạng công nghệ, tôi cho là sẽ có tác động đáng kể đến việc làm, nhưng chính xác tác động đó như thế nào thì rất khó dự đoán”, ông Altman nói. Tuy nhiên, ông Altman cho hay ông rất lạc quan về cách công việc có thể phát triển xung quanh công nghệ mới này, theo Fox News.
Trung Quốc bắt nghi phạm đầu tiên trong nước liên quan đến ChatGPT
Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một nghi phạm sử dụng ChatGPT để tạo tin giả và lan truyền lên internet.
Truyền thông địa phương gọi đây là trường hợp phạm tội đầu tiên tại Trung Quốc liên quan đến công cụ trò chuyện (chatbot) trí tuệ nhân tạo (AI) này.
Cảnh sát lục soát căn hộ của nghi phạm tại Đông Quản, tỉnh Quảng Đông ngày 5/5. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) dẫn thông báo từ cảnh sát tỉnh Cam Túc cho biết đã bắt một người đàn ông nghi ngờ sử dụng ChatGPT để tạo tin giả về tai nạn tàu hỏa sau đó đăng thông tin lên mạng. Theo cảnh sát địa phương ngày 7/5, bài đăng tin giả này nhận được 15.000 lượt xem.
Giới chức Cam Túc cho biết nghi phạm có tên Hong đã bị thẩm vấn tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông vào hôm 5/5.
Cảnh sát Cam Túc nêu rõ: "Hong sử dụng công nghệ hiện đại để tạo tin giả, lan truyền nó lên internet. Hành vi của anh ta gây bất ổn và thổi bùng rắc rối".
Đài CGTN (Trung Quốc) cho biết đây là vụ bắt giữ đầu tiên tại nước này liên quan đến việc sử dụng ChatGPT để tạo và lan truyền tin giả.
Trung Quốc cấm ChatGPT do công ty Mỹ có tên Open AI phát triển. Tuy nhiên, người sử dụng internet có thể tận dụng mạng riêng ảo (VPN) để tiếp cận ChatGPT tại Trung Quốc.
Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc vào tháng 1 đã ban hành quy định mới để kiểm soát việc sử dụng công nghệ deep fake. Quy định nghiêm cấm người sử dụng tạo nội dung deep fake trong các vấn đề vốn bị cấm bởi luật hiện hành. Nó cũng nhấn mạnh đến quy trình gỡ các nội dung giả và có hại.
Trong một dự thảo hướng dẫn được đưa ra vào tháng 4 để nhận phản hồi từ công chúng, cơ quan an ninh mạng Trung Quốc cho biết cần phải duyệt dịch vụ AI tạo sinh trước khi nó được vận hành. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải xác minh danh tính thật của người sử dụng cũng như cung cấp chi tiết về quy mô và loại dữ liệu mà họ dùng, các thuật toán cơ bản và thông tin kỹ thuật khác.
Vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh Bộ Công An Trung Quốc tiến hành chiến dịch 100 ngày, bắt đầu từ tháng 3, để xử lý lan truyền tin giả trên internet.
Vào tháng 3, Tập đoàn Baidu của Trung Quốc đã ra mắt dự án tương tự ChatGPT có tên là "Ernie Bot" hay "Wenxin Yiyan". Hai tháng sau đó, Alibaba cũng ra mắt "Tongyi Qianwen" - mô hình ngôn ngữ lớn AI tương tự GPT.
Chuyên gia cảnh báo rủi ro sức khỏe con người từ AI Các chuyên gia cảnh báo việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở quy mô lớn có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người. Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng cách mạng hóa việc chăm sóc sức khỏe thông qua cải thiện chẩn đoán bệnh, tìm ra những cách tốt hơn để điều trị...