Nỗi sợ lớn nhất của bác sĩ chống đại dịch
Có lẽ họ không sợ nhiễm bệnh, mà nỗi sợ lớn nhất là lây lan cho những người thân, bệnh nhân và cộng đồng.
Một gia đình có sáu bác sĩ.
Yvonne Yui đang chờ kết quả xét nghiệm nCoV sau khi công tác tại một bệnh viện ở bờ đông Mỹ, chuyên khoa sơ sinh. Chị họ của cô Pamela Lin, một bác sĩ tại phòng khám gia đình ở Baltimore, tiểu bang Maryland, đã ho ba ngày và đang đợi kết quả.
Chồng của Lin là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, quản lý ứng phó với Covid-19 tại bệnh viện Baltimore, đang có nỗi lo thiếu hụt đồ bảo hộ và trang thiết bị chữa trị. Ngoài ra còn có một người bà con khác đang làm trong phòng cấp cứu các bệnh nhân mắc Covid-19, một bác sĩ ở Philadelphia điều trị cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đặc biệt là nhiễm virus và một bác sĩ đã nghỉ hưu đang trong tâm thế sẵn sàng chờ được huy động trước thực trạng số ca nhiễm nCov đang tăng theo cấp số nhân ở Mỹ.
Bác sĩ Yvonne Yui.
Trước đây Yvonne Yui thấy may mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống bác sĩ. Bây giờ đại gia đình cô đang phải đối mặt với một thử thách lớn nhất từ trước tới nay, khi phải vật lộn với tình trạng tiến thoái lưỡng nan, giữa một bên là chăm sóc bệnh nhân, với một bên có khả năng lây nhiễm cho người thân yêu của họ.
Đột nhiên cô đối mặt với những câu hỏi: Ai sẽ là người chăm sóc con gái sơ sinh nếu cô nhiễm dịch? Cô nên khuyên mẹ gì khi bà được huy động chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19? Gia đình cô có nguyên vẹn qua đại dịch này không?
“Tôi nghĩ về những điều này khá nhiều lần”, cô nói.
Các bác sĩ trên khắp nước Mỹ, cũng như trên khắp thế giới đang phải đối mặt với khó khăn tương tự. Mỗi khi một bác sĩ ngã bệnh, một hệ thống chăm sóc sức khoẻ vốn đã căng thẳng có thể khó chống đỡ. Và điều này càng tạo nên áp lực với chính phủ.
Video đang HOT
Yvonne, 33 tuổi, nghĩ về gia đình mình khi cô làm xét nghiệm virus (dù rằng chưa có triệu chứng): con gái năm tháng tuổi, mẹ cô, người sống gần đó để giúp chăm sóc lũ trẻ, và chồng cô, người mắc bệnh hen suyễn, khiến anh có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn. “Tôi cũng lo lắng về các anh chị em là bác sĩ của mình trước dịch bệnh”, cô nói.
Những cuộc gọi của Yvonne cho Pamela thường bị ngắt quãng bởi những đợt ho của chị họ. Pamela Lin, có khả năng đã lây nhiễm khi làm việc thời gian qua. Cô là chủ một phòng khám gia đình, đảm nhiệm chăm sóc chính cho bệnh nhân. Tuần trước, một người phàn nàn bị khó thở – một triệu chứng phổ biến của Covid-19. Khi bệnh nhân trở nên thở dốc, cô đề nghị người này đi bệnh viện để được kiểm tra. “Đã quá muộn với tôi và gia đình”, Pamela nói, vì cô đã bị phơi nhiễm.
Bệnh nhân của cô được xét nghiệm ngày 12/3 nhưng nay vẫn đang chờ kết quả. Lý do vì test của người này gửi từ Baltimore lên Utah, sau đó do thiếu thuốc thử được gửi từ Utah đến Arizona, từ đây lại bị trả về North Carolina. Đây là một ví dụ điển hình về sự rối loạn và chậm trễ ứng phó với dịch của Mỹ – yếu tố chính cản trở cuộc chiến chống lại virus.
Còn Palema cảm thấy ốm vào hôm thứ 3 và tự mình đi xét nghiệm. Dù đã tự cách ly ở nhà, cô nghĩ chỉ là vấn đề thời gian vì nếu cô bị nhiễm virus thì việc hoàn toàn cách ly với hai con là không thể.
Bác sĩ Pamela Lin.
Trên hết cô khổ tâm vì công việc. “Là một bác sĩ, nếu tôi dương tính thì là nguy cơ với cả văn phòng của tôi, nhân viên và bệnh nhân của tôi”, cô nói.
Chồng cô, Alexander Chen, chuyên gia bệnh truyền nhiễm cho biết, so với nhiều bệnh viện trong cả nước, anh gặp may hơn. Bệnh viện của anh vừa được trang bị thêm khẩu trang và máy thở. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự thoải mái này, anh vẫn lo sẽ thiếu khi bệnh nhân gia tăng.
Các bệnh viện trên khắp Mỹ đang cảnh báo họ thiếu hụt trầm trọng mọi trang thiết bị y tế, từ áo choàng tới những miếng gạc cần thiết cho xét nghiệm. “Cảm giác của tôi là thất vọng. Chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ – ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát – và chờ đợi một một điều không thể tránh khỏi”, Alexander nói.
Anh thừa nhận viễn cảnh cho các chuyên gia y tế trở nên ảm đạm. “Đêm qua tôi hồ như đã bằng lòng thoả hiệp với một thực tế sẽ có những bác sĩ, y tá, các nhà trị liệu hô hấp thiệt mạng vì dịch này. Tôi chỉ đang cố gắng chấp nhận, rằng những điều tồi tệ sẽ xảy ra và bản thân không nên bất ngờ”, anh nói.
Alexander lưu ý, những bác sĩ làm ở phòng cấp cứu là những người có nguy cơ cao nhất. Stephanie Anderson, chị em họ với Yvonne và Pamela, đang cắm chốt vị trí này tại một bệnh viện ở Richmond, Virginia. Stephanie có nỗi lo khi chẳng may mang virus về nhà cho chồng và hai con, 7 tuổi và 9 tuổi.
Cô giữ khoảng cách bằng việc tắm và giặt đồ sạch sẽ sau mỗi ca làm, rồi mới về nhà. Cô cũng khử trùng xe của mình. “Tôi có một gia đình sau mỗi ngày làm việc sẽ trở về nên tôi phải giữ cho họ an toàn”, cô nói.
Stephanie thừa nhận cả cô và đồng nghiệp đều đau lòng vì thực tế này. “Nó chiếm tâm trí tôi. Nó chắc chắn gây thêm căng thẳng cho chúng tôi”, cô nói.
Phòng cấp cứu của cô hàng ngày có nhiều bệnh nhân mắc Covid-19. Stephanie mặc đồ bảo hộ nhưng vẫn biết rồi mai kia có thể sẽ không còn để mặc. Dù vậy, cô tiếp tục làm việc. “Đối với những người trong phòng cấp cứu như chúng tôi chỉ biết làm những gì mình đã chọn. Bạn làm việc trong sự thương vong hàng loạt. Bạn làm việc trong những chấn thương nghiêm trọng. Bạn chỉ cần làm việc”, cô nói.
Gia đình bác sĩ Anna Koo.
Anna Koo, mẹ của Yvonne và là bác sĩ lớn tuổi nhất của gia đình, hiện ở tuổi 68, đang bày tỏ một suy nghĩ tương tự. Ở Anh, chính phủ đã yêu cầu 65.000 bác sĩ và y tá nghỉ hưu tham gia vào cuộc chiến chống dịch. Tại Mỹ, Hội Cựu chiến binh và chính quyền New York cũng đưa ra yêu cầu này. Những người trên 65 tuổi có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn, nhưng bà Anna cho biết đã xem xét đăng ký “ra trận”. “Nếu tôi là có ích và mọi người cần giúp đỡ thì chắn chắn tôi sẽ tham gia. Ai cũng phải làm phần việc của mình”, bà nói.
Tuần trước, một bác sĩ nổi tiếng điều trị bệnh nhân Covid-19 ở miền bắc Italy đã chết một mình trong đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ông 57 tuổi, phải làm việc khi đã hết găng tay. Có các bác sĩ và y tá ở độ tuổi 20 và 30 đã không chịu nổi virus ở Trung Quốc. Đơn cử nhất là bác sĩ Vũ Hán Li Wenliang, người đã cố gắng đưa ra những cảnh báo sớm về đại dịch, qua đời ở tuổi 34.
Và với gia đình bà Koo, vấn đề nan giải nhất mà họ vật lộn không phải là bản thân dương tính mà là có thể lây nhiễm cho gia đình, bệnh nhân và cộng đồng. Đây cũng có thể là nỗi sợ lớn nhất với bác sĩ toàn thế giới.
Bảo Nhiên
Tình thương của những người xa lạ giữa tâm dịch: Các y bác sĩ hát mừng bệnh nhân xuất viện, người đã khỏi bệnh tâm huyết vẽ tranh thay lời cảm ơn
Những bức vẽ được các bệnh nhân hoàn thiện thay lời tri ân đến các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Sau khi dịch bệnh đã được khống chế, trong khi các bệnh viện cabin di động khắp thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã đóng cửa thì 2 bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn cùng nhiều bệnh viện được chỉ định vẫn tiếp tục hoạt động. Những nơi này chủ yếu điều trị và cách ly các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nặng.
Ngày 12/3 là thời điểm một cụ bà 90 tuổi cùng con trai 60 tuổi xuất viện sau thời gian điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Lôi Thần Sơn, thành phố Vũ Hán. Hai bệnh nhân lớn tuổi đã được đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện tổ chức một tiết mục hát mừng xuất viện.
Được biết, trong quá trình nằm viện, cụ bà 90 tuổi đã được các nhân viên y tế tổ chức bữa tiệc mừng tuổi mới nho nhỏ. Ba ngày sau sinh nhật, ở địa điểm cách ly, bà cụ vẽ một bức tranh về công tác chống dịch cộng đồng tại Hoàng Hạc Lâu (thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc) và Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh. Bức tranh được hoàn thiện trong 4 giờ để bày tỏ sự biết ơn thời gian chăm sóc của đội ngũ y tế đến từ tỉnh Liêu Ninh trong thời gian bà mắc COVID-19.
Các y bác sĩ rất thân thiết với bệnh nhân 90 tuổi này. Khi rảnh rỗi họ thường đến phòng bệnh trò chuyện cùng bà.
Cũng trong ngày 12/3, một bệnh nhân COVID-19 khác cũng được xuất viện khi kết quả 3 lần xét nghiệm đều âm tính. Ông năm nay 73 tuổi và đã điều trị tại bệnh viện ở thành phố Vũ Hán trong 1 tháng qua.
Dù vợ cũng là bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng qua đời trước đó không lâu, cụ ông vẫn rất biết ơn đội ngũ y tế đã chăm sóc, tình cảm nồng ấm này khiến ông cảm thấy dường như họ chính là người thân của mình.
Trong thời gian cách ly và chuẩn bị xuất viện, vì tâm trạng khá tốt, ông vẽ rất nhiều bức tranh thay lời tri ân các y bác sĩ ngay trong phòng bệnh của mình.
Nguồn: Pear Video/toquoc.vn
Hỏa Thần Sơn: "Ngọn lửa thần" quyết thắng virus corona giữa tâm dịch Vũ Hán "Sự hồi phục của chúng tôi chính là niềm động viên lớn nhất cho những người đang tham gia chống dịch, đó là các y, bác sĩ và cả những công nhân đã xây dựng Hỏa Thần Sơn" - Một bệnh nhân chia sẻ. Được xây dựng ngay tại Vũ Hán từ tối ngày 23/1 và đi vào hoạt động chỉ sau 10...