Nỗi sợ hãi của lưỡng tính nữ
Lưỡng tính nữ giới có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh sinh lý hơn những người thuộc các xu hướng tình dục khác.
Lưỡng tính nữ giới ( viết tắt là bi hay bise) là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ hoặc hấp dẫn tình dục của một người với cả hai giới tính nam và nữ. Lưỡng tính nữ giới có cảm giác thích và yêu, thậm chí quan hệ tình dục với người con gái khác (với điều kiện người con gái này không hề bị đồng tính hay lưỡng tính).
Theo một nghiên cứu mới nhất của Cục nghiên cứu sự phát triển của trẻ em, thanh niên và gia đình tại Na Uy, họ đã chỉ ra rằng lưỡng tính nữ giới có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh sinh lý hơn những người thuộc các xu hướng tình dục khác. Phép so sánh đã được thử nghiệm giữa mối quan hệ tình dục bình thường (một người nam và một người nữ), mối quan hệ tình dục lưỡng tính nam giới và mối quan hệ tình dục giữa những người đồng tính cho kết quả: quan hệ tình dục lưỡng tính nữ có tỷ lệ mắc các bệnh về sinh lý cao hơn, sức khỏe kém hơn và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục cũng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của những người đồng tính và lưỡng tính – khi đem cùng so sánh với những quan hệ tình dục bình thường đã được cải thiện một cách đáng kể so với thập niên trước.
Một trong những nhà nghiên cứu về giới tính, ông Kirsti Malterud đã nhận xét: “Sự tương đồng ở đây được nhìn thấy nhiều hơn là những khoảng cách khác biệt về chất lượng cuộc sống giữa các giới. Điều này đã mở ra một trang mới cho thế giới loài người”.
Một nghiên cứu trước đây của Na Uy đã công bố rằng, chất lượng cuộc sống vào những năm 1999 của người đồng tính và lưỡng tính được coi như một bức tranh u sầu ảm đạm, nhưng giờ đã thay đổi, chất lượng cuộc sống của họ không kém gì của những người khác giới.
Video đang HOT
Lưỡng tính nữ có tỷ lệ mắc nhiều căn bệnh sinh lý hơn những người thuộc các xu hướng tình dục khác
Tuy nhiên, những người phụ nữ lưỡng tính phải sống một cuộc sống có chất lượng kém nhất trong tất cả các giới còn lại. Nhà nghiên cứu giới tính Maiterud nói rằng: “Chúng ta đã đang chứng kiến áp lực của giới thiểu số – lưỡng tính nữ – có nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần, sức bật kém hơn và có nhiều bệnh lây qua đường tình dục hơn. Họ đã bị kì thị, có những trường hợp lưỡng tính nữ họ phải tự sát vì điều này”.
Cuộc điều tra qua nghiên cứu không những tiết lộ rằng, phụ nữ lưỡng tính có nhiều khả năng mắc các căn bệnh mãn tính hơn mà còn cho thấy có rất nhiều lưỡng tính nữ giới buộc phải giấu diếm giới tính thật của mình ở nơi làm việc cũng như xu hướng ham muốn quan hệ tình dục của mình (78% lưỡng tính nam giới và 68% lưỡng tính nữ giới phải giấu giếm giới tính của mình với các đồng nghiệp khác). Ngược lại, chỉ có 18% gay và 9% lesbian phải giữ bí mật về giới tính của mình ở nơi làm việc.
Thực tế khó khăn trước mắt đó là thái độ của những người xung quanh họ. Có lẽ điều này đã khiến họ không muốn ai nhắc đến họ như một người gay, les hay lưỡng tính. Vì vậy, hãy đạt đến giới hạn cao nhất của sự bao dung bằng cách chấp nhận những người không được bình thường như họ. Đây không phải là một vấn đề của bất cứ cá nhân nào, mà nó là trách nhiệm của cả cộng đồng loài người.
Thật sốc khi một thống kê báo cáo rằng, 16% đàn ông Na Uy sẽ tránh xa, thậm chí có thái độ hắt hủi những người đồng tính nam khi họ đi cùng xe buýt. Tiến sĩ Malterud chia sẻ: “Tôi đã tiết lộ mình là một người đồng tính nữ năm tôi 28 tuổi và tôi cảm thấy vẫn ổn. Nhưng tôi đã từng gặp phải một vấn đề, đó là mọi người xung quanh luôn bàn tán, chỉ trích sau lưng tôi mỗi khi tôi kể về bạn gái của mình.”
Tiến sĩ Malterud đã viết một bài báo cáo kết quả nghiên cứu với đề tài: “Định hướng tình dục và chất lượng cuộc sống” cùng một số tác giả khác. Ông chú thích cho nhận định của mình trong bài báo cáo:”Ngày nay, con số 16% nói về những người bị phân biệt đối xử do giới tính của mình đã giảm so với nhiều năm trước đây. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho loài người nói chung và những cộng đồng khác giới nói riêng. Chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này một cách thoáng hơn để quá trình bình đẳng giới hóa diễn ra nhanh chóng hơn”.
Theo VNE
Quan hệ đồng tính: Ai là vợ, ai là chồng?
Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính.
Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính.
Đây cũng là một trong những cơ sở để dự đoán luật sửa đổi sẽ bãi bỏ việc cấm kết hôn đồng tính vì đã bước đầu công nhận một số quan hệ về tài sản giữa các cặp chung sống đồng tính.
Điều 17d dự thảo luật về "giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính" quy định quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới tính được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 17a, Điều 17b và Điều 17c của luật này.
Đối chiếu với các điều luật nêu trên, việc chung sống đồng tính sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về tài sản thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được xác định theo thỏa thuận đó.
(Cặp đồng tính nữ Linh - Hằng. Nguồn: Vietnamnet)
Nói nôm na cho dễ hiểu, nếu hai người đồng tính chung sống và có văn bản thỏa thuận về tài sản thì khi muốn chia tài sản, việc chia sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Khuyến cáo với độc giả là dù luật dân sự quy định có thể thỏa thuận miệng, nhưng nguy cơ "bẻ kèo" là rất cao, lúc đó người bị thiệt thòi sẽ không có chứng cứ để mà trình trước tòa nếu phát sinh tranh chấp, kiện tụng.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về tài sản hoặc thỏa thuận bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự về sở hữu riêng và sở hữu chung theo phần. Phần sở hữu riêng, tức tài sản riêng (chẳng hạn tài sản có trước khi chung sống, tài sản được người thân tặng cho riêng, thừa kế riêng...) của người nào thì sẽ thuộc về người đó. Phần sở hữu chung thì sẽ chia theo quy định của luật dân sự, căn cứ theo mức đóng góp vào khối tài sản chung của từng người.
"Người thực hiện các công việc nội trợ trong quan hệ sống chung và chăm sóc con chung được tính công sức như người trực tiếp tạo lập tài sản trong thời gian sống chung". Đây là thiết chế để bảo vệ người yếu thế trong các vụ chung sống như vợ chồng, dành cho các cặp dị tính lẫn đồng tính. Khi đó, nếu một người đồng tính ở nhà lo việc nội trợ, người kia đi làm kiếm tiền nuôi cả hai người và dành dụm, thì khối tài sản dành dụm được nếu có tranh chấp sẽ bị chia cho cả người làm nội trợ ở nhà.
Nếu dự luật được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Tòa án nhân dân Tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn thi hành các quy định này.
Một điểm đáng quan tâm là các nhà soạn luật chưa tiên liệu đến những tình huống có thể xảy ra khi giải quyết về tài sản của các cặp chung sống đồng tính theo các Điều 17a, 17b, 17c, 17d nêu trên. Chẳng hạn như quy định "ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ" (Điều 17b), tức ưu tiên cho "vợ". Nếu đó là một cặp đồng tính nam hoặc một cặp đồng tính nữ, thì ai sẽ là người được ưu tiên? Ai sẽ được xác định là vợ, ai sẽ được xác định là chồng?
Nếu không trả lời được câu hỏi này thì quy định "ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ" sẽ gần như vô dụng đối với các cặp đồng tính. Trong khi đó sẽ vẫn có nhiều người đồng tính bị thiệt thòi khi chia tay mà không được chia tài sản nếu vô ý quên lập văn bản thỏa thuận về tài sản chung, trong khi toàn bộ tài sản lại đứng tên người kia, một việc mà ngay cả các cặp dị tính cũng thường hay mắc phải và vô cùng hối hận lúc "đáo tụng đình" (tức ra tòa).
Theo Một thế giới
Đâm chết bạn cùng phòng vì bị 'đòi' quan hệ đồng tính Đang nằm ngủ, bị H. sờ soạng khắp người, Chi không ngủ được liền nổi giận lôi đình vồ lấy con dao đâm H. một nhát chí mạng vào cổ rồi cả hai xông tới vật nhau xuống nền nhà. Trong lúc giằng co, H. bị Chi đâm trúng vài nhát nữa nên tử vong ngay tại chỗ. Tại cơ quan CSĐT, Chi...