Nỗi sợ Covid-19 khoét sâu kỳ thị ở Indonesia
Khi mẹ của Ari Harifin Hendriyawan dương tính với Covid-19, hàng xóm đã đóng ván gỗ chặn con ngõ dẫn vào nhà anh.
Từ căn nhà nằm trên chân đồi ở tỉnh Tây Java, Indonesia, chàng trai 23 tuổi kể rằng rào chắn bằng gỗ xuất hiện vài ngày sau khi anh nhận được kết quả âm tính và tự cách ly ở nhà.
“Tất nhiên tôi rất tức giận”, anh nói. “Nếu người thân không can ngăn, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.
Ari Harifin, 23 tuổi, đứng trước nhà ở Sukabumi, tỉnh Tây Java, hôm 16/9. Ảnh: Reuters.
Khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp quốc gia đông dân thứ tư thế giới, nó cũng kéo theo sự kỳ thị mà các chuyên gia y tế cho hay sẽ khiến mọi người trốn tránh xét nghiệm vì sợ bị kỳ thị và gây khó khăn cho việc ứng phó với dịch bệnh.
Suốt nhiều tháng, Indonesia đã cố gắng kiềm chế lây nhiễm gia tăng. Nước này hiện là vùng dịch lớn thứ hai ở châu Á sau Ấn Độ, với gần 229.000 ca nhiễm, 9.100 ca tử vong, trong khi tỷ lệ xét nghiệm thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Phát ngôn viên nhóm chuyên trách Covid-19 của Indonesia Wiku Adisasmito cho biết sự kỳ thị vẫn là một vấn đề mà những người nhiễm nCoV phải đối mặt. Ông cho hay chính phủ đang làm gì những gì có thể để ngăn chặn điều này.
“Sự kỳ thị chỉ có thể được xóa bỏ bằng việc nâng cao nhận thức về lây nhiễm và cảm thông với những người cần giúp đỡ”, ông nói.
Indonesia bị các chuyên gia sức khỏe chỉ trích vì thiếu xét nghiệm, các biện pháp giãn cách xã hội chắp vá và một loạt những cách điều trị phi khoa học được các bộ trưởng trong nội các ca ngợi. Ít nhất hai bộ trưởng nước này đã nhiễm nCoV.
Khắp Indonesia, hơn chục nhân viên y tế cho biết sự kỳ thị liên quan tới Covid-19 đã gây khó khăn cho công việc của họ, trong một số trường hợp còn gia tăng nguy cơ.
Tại thành phố Banjarmasin ở đảo Borneo, các nhân viên dân sự mặc đồ bảo hộ kể rằng sự xuất hiện của họ ở nhà của người nhiễm Covid-19 và các ca tiếp xúc gần gây náo loạn khu phố. Họ hiện đề nghị những người tiếp xúc gần với ca nhiễm tự đến trung tâm sức khỏe để tránh sự chú ý không cần thiết, dù điều đó có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Từ Medan, Bắc Sumatra, các y tá nhớ lại họ đã bị đuổi khỏi một ngôi làng hồi tháng ba khi người dân gọi nCoV là lừa bịp, trong khi những người khác nhận được các cuộc điện thoại lăng mạ từ phụ huynh có con nhiễm virus.
Ở vùng Tây Papua xa xôi, nỗi lo sợ hằn sâu đến mức các y tá đôi khi phải chờ đêm xuống để hộ tống bệnh nhân đi cách ly bằng xe máy len lỏi dọc những con đường rừng.
“Bệnh nhân yêu cầu như thế”, y tá Yunita Renyaana nói. “Họ nói rằng không phải ngày mai mà hãy đến ngay đêm nay để không ai biết cả. Họ sợ bị kỳ thị, bị xem như một sự ô nhục, một nguồn lây nhiễm”.
Các nhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh Covid-19 ở Denpasar, tỉnh Bali, hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.
Một khảo sát của sáng kiến dữ liệu Covid-29 Lapor và các nhà nghiên cứu tại đại học Indonesia tháng trước cho thấy 33% trong số 181 người được hỏi đã bị tẩy chay sau khi nhiễm nCoV.
“Hiện tượng kỳ thị làm tổn hại sức khỏe của mọi người cũng như sức khỏe tinh thần của họ”, Dicky Pelupessy, một nhà tâm lý học liên quan khảo sát nói. “Có những trường hợp mọi người không muốn được xét nghiệm, không muốn bị xem là ca nhiễm nCoV”.
Trên các đảo Java, Sulawesi và Bali, gia đình xông vào bệnh viện để nhận thi thể nạn nhân Covid-19 vì lo sợ người thân không được chôn cất theo tín ngưỡng tôn giáo truyền thống. Hàng chục người sau đó bị nhiễm nCoV.
“Chính phủ Indonesia chưa nỗ lực hết sức để giáo dục người dân về Covid-19″, Sulfikar Amir, một nhà xã hội học ở đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận định. “Đó là một trong những lý do mà chúng ta chứng kiến những hành động cực đoan”.
Chính phủ Indonesia đã kết hợp với Trung tâm Chương trình Truyền thông Johns Hopkins, triển khai khoảng 25.000 nhân viên thực địa để giúp lan tỏa thông tin về Covid-19, bao gồm thông qua Facebook, giúp cải thiện nhận thức, chống lại tin giả và sự kỳ thị. Nhưng nhiều tháng sau khi đại dịch bùng nổ, nhiều người vẫn cảm thấy cô lập.
Mẹ của Ari là người nhiễm Covid-19 không triệu chứng và đã tự cách ly hơn một tháng, nhưng anh vẫn cảm thấy bị hàng xóm kỳ thị.
Kể về trải nghiệm này, Ari, hiện thất nghiệp sau khi quán cafe anh làm việc bị đóng cửa, cho rằng phản ứng của mọi người là thiếu cảm thông và vô lý.
“Tôi nghĩ họ sợ”, Ari nói. “Có thể đối với họ Covid-19 to như một con voi”.
Xe tăng lao thẳng vào quán ăn
Lái xe tăng mắc lỗi khi thực hiện cú vào cua, khiến xe đâm vào một quầy bán đồ ăn cùng một số xe máy ở tỉnh Tây Java.
Video do tài khoản Muhammad Alma Dani đăng trên Facebook hôm 10/9 cho thấy sự cố xảy ra trên tuyến phố ở quận Cipatat, vùng Tây Bandung, tỉnh Tây Java của Indonesia.
Cú đâm vào xe chở đồ ăn của chiếc AMX-13. Video: Facebook/Muhammad Alma Dani.
Trong video, đoàn xe tăng AMX-13 của quân đội Indonesia di chuyển trên phố sau một cuộc diễn tập. Chiếc đầu tiên vào cua để chuyển hướng một cách bình thường, trong khi xe tiếp theo tiến vào góc cua với tốc độ khá cao. Lái xe dường như đã ngoặt quá gấp, xe tăng AMX-13 mất lái và đâm thẳng vào quầy bán đồ ăn trên vỉa hè.
"May mắn là không có ai bị thương hay thiệt mạng do sự cố. Ngoài xe đồ ăn, có 4 phương tiện cũng bị hư hỏng. Chủ sở hữu của chúng đã được lục quân Indonesia bồi thường", Nana, người đứng đầu lực lượng cảnh sát giao thông Cipatat, cho hay.
AMX-13 là xe tăng hạng nhẹ do Pháp chế tạo trong giai đoạn 1952-1987, được biên chế cho quân đội Pháp và xuất khẩu cho 25 quốc gia. Phiên bản nguyên gốc được trang bị pháo 75 mm, trong khi những biến thể sau này mang pháo 90 hoặc 105 mm.
Indonesia đặt mua tổng cộng 275 chiếc vào thập niên 1960, hiện chỉ còn trên dưới 120 xe tăng AMX-13 mang pháo 105 mm trong biên chế. Chúng dự kiến được thay thế bởi xe tăng hạng trung Harimau do Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác phát triển.
Hơn 21 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 21 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 752.000 người chết, WHO kêu gọi các nước kiểm soát lây nhiễm cộng đồng để ngăn Covid-19. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 21.050.368 ca nhiễm và 752.330 ca tử vong do nCoV, trong khi 13.893.539 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu...