Nỗi phiền muộn vì hôi miệng và biện pháp khắc phục
Chứng hôi miệng hay bệnh hôi miệng là hơi thở hôi mỗi khi nói, ho, thở ra, do có mùi bất thường xuất phát từ trong khoang miệng.
Bệnh thường gặp trong cuộc sống thường ngày, tuy không nguy hiểm nhưng gây không ít phiền muộn, nhất là khi giao tiếp với đối tác, ngay cả người thân cận nhất.
Nó làm ảnh hưởng không tốt tới nếp sống và có tác dụng tâm lý rất mạnh đối với người bị hôi miệng. Vì vậy, nên làm gì để hết hôi miệng?
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và hạn chế ăn hành, tỏi giúp hạn chế hôi miệng.
Hôi miệng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do những nguyên nhân khách quan tới từ bên ngoài như môi trường, thức ăn, vệ sinh răng miệng không đảm bảo, hoặc bắt nguồn từ những nguyên nhân diễn ra bên trong cơ thể con người như bệnh tật, thay đổi nội tiết. Trước hết phải nói đến hôi miệng thường gặp khi trong khoang miệng có vấn đề.
Đó là do vệ sinh răng miệng không đảm bảo hoặc không vệ sinh. Bởi vì, tính ẩm ướt trong khoang miệng rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và tấn công vào sâu trong răng lợi gây nên những bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng kèm theo triệu chứng hôi miệng. Mặt khác, hôi miệng tùy thuộc vào lượng nước bọt tiết ra, lúc nhai hay nuốt, nếu khô miệng, hôi miệng có thể xuất hiện.
Miệng bị khô hình thành mùi hôi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân bao gồm việc không uống đủ nước hằng ngày, tác dụng phụ của số loại thuốc, hút thuốc lá hoặc thở bằng miệng trong một thời gian dài do bệnh viêm V.A, bệnh viêm amiđan mạn tính. Khi miệng khô dẫn đến tình trạng không đủ lượng nước bọt được tiết ra để làm sạch răng, các tế bào chết trên lưỡi nhiều là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển dẫn đến hôi miệng.
Khi răng, nướu không được làm sạch sẽ bị phân hủy và tạo nên mùi hôi. Hôi miệng có thể do thức ăn mắc kẹt trong các kẽ răng, các hốc tự nhiên hoăc hốc amiđan, nhất là người mang răng giả, là nơi dễ bị đồ ăn mắc kẹt. Những loại thức ăn nhỏ, dai hay bị mắc kẹt lại trong các kẽ răng (thịt, rau…) lâu ngày trong miệng cũng sẽ bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi khó chịu.
Bên cạnh đó có một số bệnh của đường tiêu hóa liên quan đến chứng hôi miệng, hay gặp nhất là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hoặc bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng hoặc bệnh hẹp môn vị, sa dạ dày. Các bệnh này thường gây rối loạn sự co bóp của dạ dày và có biểu hiện ợ (chua, hơi…) lâu dần miệng có mùi hôi.
Một số bệnh thuộc đường hô hấp như viêm họng, viêm amiđan, viêm xoang mạn tính hoặc do viêm phổi, áp- xe phổi, đặc biệt là áp-xe phổi do tụ cầu bị vỡ có mùi hôi hết sức khó chịu. Ngoài ra, một số bệnh về gan (xơ gan, chai gan) có thể gây hôi miệng. Bệnh chai gan làm cho hơi thở có mùi tỏi hay trứng thối.
Bệnh đái tháo đường, bệnh thận hư có thể gây hôi miệng nhưng ít gặp hơn. Một số thuốc dùng chữa bệnh tăng huyết áp, thuốc an thần, thuốc kháng histamin, chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu có thể gây hôi miệng.
Một nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng ở người hút thuốc lá, thuốc lào do đường hô hấp của họ luôn bị viêm mạn tính bởi thuốc. Ngoài ra, hôi miệng còn do ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi miệng như tỏi, hành…
Thực ra hôi miệng tuy là một triệu chứng của một bệnh, đôi khi kết hợp của nhiều bệnh nhưng nói chung không nguy hiểm. Nhưng hôi miệng khiến chủ nhân cảm thấy mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh, ngay cả người thân cận nhất (vợ, chồng), đặc biệt ảnh hưởng tới cả công việc, làm cho người bị hôi miệng mất tự tin, đôi khi gây bối rối.
Người xung quanh khi tiếp xúc trực tiếp với người hôi miệng cũng cảm thấy khó chịu, thường chỉ phản ứng quay mặt đi nơi khác hoặc lảng tránh, ít khi góp ý trực tiếp vì lý do tế nhị.
Video đang HOT
Làm thế nào để hết hôi miệng?
Khi bị hôi miệng hoặc người thân bảo mình bị hôi miệng, trước tiên hãy tìm nguyên nhân, tốt nhất là đi khám bệnh. Khi xác định được căn nguyên gây hôi miệng, việc điều trị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và có kết quả tốt hơn (vừa điều trị nguyên nhân vừa điều trị hôi miệng).
Hàng ngày nên vệ sinh răng miệng thật sạch bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Để tốt hơn, trước khi đi ngủ nên súc họng bằng nước muối sinh lý. Với người có mang hàm răng giả nên vệ sinh sạch hàm giả tuần vài ba lần.
Hạn chế hoặc không ăn các loại gia vị như hành, tỏi. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, bởi vì thuốc lá, thuốc lào ngoài việc gây viêm đường hô hấp, từ đó gây hôi miệng, còn gây rắc rối cho nhiều bệnh khác. Người bị hôi miệng hãy tự tin vào chỉ định điều trị và tư vấn của bác sĩ.
Theo Sức khỏe đời sống
Nếu có 1 trong 10 dấu hiệu "lặng lẽ" này, thận của bạn đang gặp nguy hiểm
Nếu bạn thường xuyên khó ngủ, cơ thể lúc nào cũng cam thây mệt mỏi, chóng mặt, chân tay phù nề... thì hay nhơ đên sư tư vân cua bac si vì đó co thê là nhưng dấu hiệu canh bao thân đang gặp nguy hiểm.
1. Khó ngủ
Khi thận của bạn hoạt động không bình thường nghĩa là chất độc không thể thoát ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và vẫn còn trong máu. Điều này khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao người có vấn đề về thận sẽ ngủ ít hơn và càng làm tăng khả năng suy giảm chức năng của thận.
Người bị bệnh thận mãn tính thường bị ngưng thở khi ngủ. Việc này có thể kéo dài từ vài giây đến 1 phút. Sau mỗi lần tạm dừng, hô hấp sẽ bình thường trở lại nhưng tiếng thở trở nên hổn hển, khó khăn hơn. Ngủ ngáy liên tục là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ.
2. Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược
Khi thân khoe manh, no se san sinh ra 1 loai hocmon goi la erythropoietin, giúp làm tăng số lượng hồng cầu. Tuy nhiên, nêu thân găp vân đê, lương hocmon nay se giam đang kê. Lượng tế bào hồng cầu thấp có thể dẫn đến mệt mỏi và các vấn đề liên quan tới não va cơ bắp.
Suy thận có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy đến não. Điều này gây ra chóng mặt, các vấn đề về trí nhớ và dẫn đến khó khăn trong việc tập trung. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm suy thận.
Nếu bạn đã thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể như không còn năng lượng, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức.
3. Da khô và ngứa
Khi thận khỏe mạnh, nó sẽ làm tốt chức năng của mình là loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp làm cho các tế bào máu đỏ khỏe mạnh, giữ cho xương chắc khỏe và duy trì đủ lượng khoáng chất trong máu.
Da khô và ngứa có thể là một dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt khoáng trong xương. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở những người mắc bệnh thận giai đoạn muộn, khi thận không còn khả năng giữ cân bằng các khoáng chất và dinh dưỡng trong máu.
4. Hôi miêng, co vi kim loai trong miêng
Suy thân lam tăng nông đô u rê trong mau. Khi điêu nay xay ra, u rê bi phân huy thanh amoniat trong nươc bot, gây mui hôi miêng. Ngoài ra, dấu hiệu khác cảnh báo sớm của hiện tượng suy thận là giảm sự thèm ăn và nhận thấy có vị kim loại trong miệng.
Có nhiều nguyên nhân khiến miệng có vị kim loại (do dị ứng hoặc sức khoẻ răng miệng kém). Thông thường, vị kim loại ấy sẽ biến mất nếu nguyên nhân giả định được điều trị. Trong trường hợp nó vẫn tiếp tục xuất hiện, bạn nên liên hệ với bác sĩ.
5. Khó thở
Nêu bênh thân trơ nên nghiêm trong, no co thê khiên cac chât long tich tu trong phôi va gây ra cam giac kho thơ. Ngoai ra, việc giảm số lượng hồng cầu có thể kéo theo lượng oxy trong cơ thể giảm theo và dẫn đến tình trạng khó thở, hơi thở ngắn. Đây là một trong những triệu chứng hàng đầu của bệnh thận mà bạn cần chú ý.
6. Sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay
Chức năng thận giảm có thể dẫn đến việc lưu giữ natri, gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Sưng ở chi dưới cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề tĩnh mạch chân mạn tính.
Đôi khi, việc dùng thuốc hay giảm lượng muối và loại bỏ lượng chất dư thừa trong cơ thể có thể ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện mà mức độ sưng không suy giảm thì bạn cần hướng điều trị riêng biệt.
7. Đau lưng
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh thận. Ở những trường hợp có bệnh ở thận, đứng thẳng lưng là việc rất khó, có người còn không thể khom lưng xuống được. Ngoài ra, người bệnh thường thấy tưng tức vùng hông lưng phía sau, sát gần xương sườn, đôi khi có sốt, kèm theo nước tiểu đục hay đi tiểu buốt.
Đau lưng do suy thận thường đi kèm với tình trạng nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn tiếp tục đau lưng dù đã dùng thuốc giảm đau, cách tốt nhất vẫn là tới gặp bác sĩ.
8. Mắt sưng tấy
Một dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống lọc thận trong cơ thể bạn có vấn đề là dấu hiệu sưng tấy quanh vùng mắt. Tình trạng này xuất hiện khi thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu thay vì giữ và phân bố nó trên khắp cơ thể.
Nếu bạn chắc chắn cơ thể bạn đã được nghỉ ngơi đầy đủ, lượng đạm cũng được đảm bảo nhưng tình hình vẫn không được cải thiện, hãy nhanh chóng đi khám.
9. Tăng huyết áp
Khi bị tổn thương, thận không thể kiểm soát và đảm bảo huyết áp ở mức ổn định. Khi huyết áp không ổn định, áp lực dòng chảy của máu trong thành mạch cũng bất ổn theo. Áp lực máu lớn sẽ hủy hoại các thành mạch trong cơ thể trong đó có cả thận. Chức năng của thận do đó càng ngày càng suy giảm.
10. Nước tiểu thay đổi
Việc thay đổi tần suất, mùi, màu sắc... nước tiểu là những dấu hiệu không nên bỏ qua. Các loại thay đổi thường gặp bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên hơn: Nếu bạn thay đổi thói quen tiểu tiện, đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm thì bạn cần chú ý. Khi bộ lọc của thận không làm việc tốt, nó có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu. 4 đến 10 lần đi tiểu mỗi ngày sẽ được coi là bình thường.
- Nước tiểu có máu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Vì vậy bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng...
- Nước tiểu có bọt: Nước tiểu có nhiều bong bóng chứng tỏ có lượng protein trong nước tiểu. Điều này chứng tỏ thận đã làm việc không tốt và để "lọt" protein ra theo nước tiểu. Protein phổ biến được tìm thấy trong nước tiểu, albumin, là các protein tương tự như trong trứng.
Theo Danviet
Cách trị hôi miệng vĩnh viễn bằng cách ngậm, súc miệng với loại nước này mỗi tối Cách trị hôi miệng vĩnh viễn với công thức, nguyên liệu từ dân gian sẽ khiến bạn ngạc nhiên vì kết quả bất ngờ. Những phần mảng bám trên răng đã cứng lại tạo thành cao răng. Cao răng chính là nguyên nhân chính dẫn đến những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu... hay nặng hơn là các bệnh...