Nơi phát hiện 32 quan tài từng là nghĩa địa ven biển
Liên quan đến việc gia đình bà Nguyễn Thị Được (phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) đào móng nhà phát hiện 32 quan tài, nhiều người sống lâu năm tại địa phương nói khu vực nhà bà Được vốn là một nghĩa địa ven biển.
Anh Lê Kim Tân (SN 1963), con trai cả bà Được, kể lại, ngày 9/5 gia đình anh động thổ, quá trình đào móng phát hiện 3 chiếc quan tài. Đào tiếp đến hôm thứ 7 thì phát hiện chiếc quan tài thứ 32, cũng là chiếc cuối cùng nằm trong nền đất nhà anh.
Vụ việc khiến quá trình thi công bị ảnh hưởng ít nhiều
“Gia đình chúng tôi chuyển về đây sinh sống từ năm 1980, lúc đó có mua lại ngôi nhà này để ở. Từ trước đến nay cả nhà vẫn sống khỏe mạnh, không có hiện tượng gì khác thường. Chúng tôi còn đào xuống sâu để xây hầm biogas, chỉ còn cách nơi phát hiện ra những chiếc quan tài khoảng vài chục phân”, anh Tân nói.
Trong số 32 phần mộ có 15 quan tài gỗ đã mục nát và một phần xương cốt; 7 phần mộ chôn bằng rọ tre và một phần xương cốt; 9 phần mộ chỉ còn vệt đất đen; 1 phần mộ chôn có tiểu sành và một phần xương cốt. Trong số đó có 1 quan tài bên trong có lắc đeo tay kim loại màu vàng; 5 phần mộ mỗi phần mộ có 1 miếng kim loại màu vàng, hình tròn dạng đồng xu.
Anh Lê Kim Tân cho biết gia đình đã tổ chức lễ cầu siêu và an táng những phần hài cốt tại nghĩa trang.
Ngay sau khi tìm thấy quan tài thứ 32, ngày 13/5, gia đình bà Được đã tổ chức lễ cầu siêu và an táng 32 phần hài cốt tại nghĩa trang Cọc 3, chùa Phả Thiên – Cẩm Sơn – Cẩm Phả.
Được biết, gia đình anh Tân đã bỏ tiền ra thuê trọn gói 20 triệu đồng cho mỗi bộ hài cốt chuyển vào nghĩa trang, bao gồm cả tiền mua tiểu và tiền mua ô đất mai táng.
Nghe thông tin gia đình Được khai quật nhiều hài cốt, gia đình chị An Thị Hiền tại Tiên Lữ, Hưng Yên đã liên hệ để tìm hài cốt của người thân bị thất lạc. Khi tìm đến nơi, sau khi kiểm tra, so sánh với mô tả của gia đình, chị Hiền nhận ra một chiếc tiểu đựng hài cốt của ông nội là An Văn Bật. Ngoài ra, gia đình chị Hiền đang tiếp tục xác định 2 bộ hài cốt nữa phỏng đoán là của ông An Văn Rác và ông An Văn Điềm, 2 người em của ông Bật.
Cô Nguyễn Thị Thu, trú tại Cẩm Phả (Quảng Ninh) có mộ người thân từng thất lạc tại khu vực thi công nhưng chưa tìm thấy, cho biết: “Trước đây khi tôi còn bé thì đây là một bãi nghĩa địa thấp hơn so với bây giờ rất nhiều, mái của những ngôi nhà ở gần đó chỉ thấp thoáng, thấp hơn so với mặt đường rất nhiều chứ không như bây giờ. Đó là nơi chôn cất chung của cả vùng, cứ người chết thì mang ra đây chứ không ai quản lý”.
Gia đình bà Được đã thi công xong phần móng.
Video đang HOT
Sau này dần dần cỏ mọc um tùm, có một thời bom mìn chiến tranh nổ tung lấp đi khá nhiều, càng ngày người dân càng đổ đất lấp dần khiến cho đất cao lên như bây giờ, những ngôi mộ cũng dần biến mất.
Các cụ cao niên ở địa phương cho biết thêm, cách đây chục năm, cả vùng này chỉ là một doi cát trải dài hàng kilomet vốn là khu nghĩa địa. Sau này lấp dần đi, lúc mở con đường đi qua đây cũng đổ đất lấp lên khá nhiều khiến cho đất ngày càng được bồi lên cao. Mấy năm gần đây, ngày càng có nhiều người chuyển về đây sinh sống và xây nhà lên.
UBND TP Cẩm Phả cũng khẳng định nơi phát hiện các phần mộ trước đây là doi đất giáp biển, nơi dân thuyền chài thường chôn cất những người chết. Chình vì vậy, rất có thể xung quanh khu nhà bà Được còn rất nhiều hài cốt được an táng cách đây hàng chục năm về trước.
Theo Dantri
Những chuyện ly kỳ, rúng động tại đền Mạc
Mới khánh thành và phủ quanh Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (Đền Mạc), KiếnThụy, Hải Phòng là những câu chuyện ly kỳ, huyền bí mà những người dân trong vùng vẫn thường hay nhắc đến trong các câu chuyện kể.
Từ chuyện hũ bạc xuất hiện thời khốn khó, rắn xuất hiện ngày động thổ và vô số các câu chuyện kỳ lạ khó lý giải.
Kỳ 1: Hũ bạc thời khó và con rắn ngày động thổ
Mới khánh thành và phủ quanh Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (Đền Mạc), KiếnThụy, Hải Phòng là những câu chuyện ly kỳ, huyền bí mà những người dân trong vùng vẫn thường hay nhắc đến trong các câu chuyện kể. Từ chuyện hũ bạc xuất hiện thời khốn khó, rắn xuất hiện ngày động thổ và vô số các câu chuyện kỳ lạ khó lý giải.
Từ hũ bạc thời khó...
Khu tưởng niệm đã thể hiện được sự linh thiêng từ lúc đặt những nhát cuốc đầu tiền để xây dựng. Điều này được đích thân ông Ngô Minh Khiêm, Trưởng ban Quản lý di tích Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc xác nhận. Những chuyện lạ lùng, bí ẩncũng xảy ra luôn.
Một góc Khu tưởng niệm triều Mạc
Chuyện lạ đầu tiên xảy ra vào đúng lúc công trình đang xây dựng dở dang trong thời buổi kinh tế đang khó khăn. Vật giá tăng vùn vụt, khiến công trình không thể triển khai đúng như dự kiến.
Lắm lúc, trong tài khoản của chủ đầu tư không có nổi 1 triệu đồng. Mọi người lo lắng đến mức cho rằng có lẽ kế hoạch xây dựng công trình sẽ phải phá bỏ.
Song, trước ngày động thổ khoảng 1 tuần, dân chúng xung quanh kháo nhau rằng có mấy người đi đào đất ở khu Cổ Ngựa thì đào được 2 chiếc chum đồng đã cũ kỹ, chuyển sang màu xanh đậm. Trong những chiếc chum chứa đầy ắp tiền cổ.
Câu chuyện được đồn đi khắp nơi. Ông Khiêm và nhiều người có chức sắc trong huyện đi tìm hiểu thực hư thì đúng là có chuyện đó.
Theo lời kể của những người này thì họ đào đất ở khu Cổ Ngựa về làm nhà. Khi đào được tầm nửa mét thì nghe kenh một tiếng khô khốc, nhưng âm thanh thì vang phải vài giây mớt tắt hẳn.
Đưa cuốc lên xem thì lưỡi chiếc cuốc sắt cứng rắn chặt được cả đá đã bị mẻ đi 1 miếng lớn. Đoán là dưới đó có sự lạ, mấy người liền bới đất lên thì chiếc chum cổ bằng đồng dần dần lộ ra. Mọi người đang "mục sở thị" và bàn tán về 2 chiếc chum đồng thì một ông lão sắc mặt hồng hào, râu tóc bạc như cước vận bộ đồ kiểu thày cúng màu trắng bước đến và phán: "Đây là linh ứng tổ tiên mách bảo với con cháu rằng: Tiền đâu có thiếu, cứ làm tiền sẽ về!".
Nói rồi ông lão quay lưng bước đi mất. Mọi người nhìn theo bước đi của ông lão mà không ai biết là ai.
Đúng như điều ông lão bảo, ngay ngày hôm đó, đã có nhiều nhà hảo tâm tài trợ để xây dựng công trình. Dần dần đến lễ động thổ khởi công, số tiền công đức của con cháu và các nhà hảo tâm đã lên đến gần chục tỉ đồng.
...Đến con rắn ngày động thổ.
Nhắc đến chuyện động thổ Công trình xây dựng Khu tưởng niệm triều Mạc, nhiều người từng tham gia buổi lễ vẫn còn nhớ như in buổi sáng 11/8/2010, trời quang mây, nắng chiếu nhẹ trên từng viên gạch, mái ngói vàng ươm.
Ông Mạc Trúc, Bảo vệ khu tưởng niệm kể lại: Lúc đó, mọi người đang như nín thở chờ đợi nhát cuốc đầu tiên được đào lên trên nền đất mà trước đây là dấu tích của Dương kinh, kinh đô do Mạc Thái Tổ xây dựng.
Rắn thần xuất hiện đúng ngày động thổ (Ảnh minh họa)
Bàn thờ, hương án được lập một cách chỉn chu, cẩn thận. Những nén hương đầu tiên được thắp lên. Người chủ trì buổi lễ lầm rầm đọc lời cầu khấn trời, đất và các bậc tiền nhân phù hộ cho 1 công trình thuận buồm, xuôi gió.
Đúng vào thời khăc thiền sư thỉnh âm dương, cầu thổ thần bản địa xin cho động thổ tưởng niệm công trình thì điều kỳ lạ đã xảy ra. Từ mặt đất, ngay dưới bàn thờ lộ ra 1 cái hang nhỏ cỡ bằng bắp chân người lớn chẳng hiểu xuất hiện tự bao giờ.
Một làn khói mỏng, lờ mờ bay lên từ chiếc hang đó. Mọi cắp mắt đều đổ dồn về miệng hang, chờ đợi chuyện lạ xuất hiện.
Mọi trái tim đều như ngừng đập. Không khí yên lặng đến mức mọi người đều có thể nghe thấy tiếng thở dồn dập do hồi hộp của nhau. Bất thình lình, từ dưới hang, đầu 1 con rắn lộ ra.
Đầu rắn ngoe nguẩy nhìn về mọi người rồi nhìn về hương án. Chiếc đầu đỏ lòm, hơi điểm những chấm nhỏ bằng đầu kim màu xanh nhạt từ từ ngóc lên rồi tiến về phía hương án.
Cả thân hình con rắn to bằng cổ tay, dài chừng 2 mét, độc một màu nâu thẫm hiện ra. Con rắn trườn nhanh về phía hương án. Chiếc lưỡi chẻ đôi không nhừng thò ra thụt vào.
Từ chỗ gò đất, con rắn trườn mạnh lên bàn thờ, bò quanh lư hương nhiều lần, rồi đưa đôi mắt vàng khè nhìn mọi người.
Cuối cùng, con rắn ngóc đầu lên miệng lư hương, cắn chặt vào 1 que hương đang cháy nghi ngút khói rồi trườn nhanh vào chiếc hang cũ. Sau khi con rắn biến mất, mọi người chứng kiến đều khiếp đảm kinh hãi. Vị thiền sư chủ trì đại lễ liên tục niệm phật cảm tạ trời đất vì đây chính là điểm lành, dự báo cho 1 công trình thuận lợi.
Về sau, khi kết thúc lễ động thổ, nhiều người nhìn về phía hang rắn nhưng kỳ lạ là cái hang đã biến mất không hề còn 1 chút dấu tích nào.
Công trình sau khi động thổ, đã gặp không ít trắc trở. Và điều kỳ lạ liên tiếp xảy ra. Đó là và trung tuần tháng 8/2010, khi công trình đang gấp rút được thực hiện để kịp đại lễ Thăng Long. Ai ngờ những cơn mưa liên tục trút xuống đất Kiến Thụy. Mưa trút thối đất, thối cát, thối cả gạch vữa, bê tông. Gần 1 tuần liền, công trình không thể thi công nổi. Chủ đầu tư lắc đầu chán nản.
Cánh thợ xây thì suốt ngày ủ rũ trong những chiếc lều dựng tạm. Nhiều người trong ban dự án đã lập bàn thờ ở khu vực chính điện để cầu khẩn trời đất, hi vọng mưa thuận gió hòa để công trình sớm được thực hiện đúng tiến độ.
Đúng giờ khai lễ (7h22 ngày 11/8/2010), một con bướm màu xám bạc, to bằng chiếc mâm ăn cơm xuất hiện bay trong mưa, lượn đi lượn lại trên chính điện nhiều vòng. Sau cùng, con bướm sà xuống đậu trên 1 cây cột lớn ở tiền sảnh Chính điện đang xây dựng dở dang.
Con bướm liên tục vẫy mạnh cánh để khô nước mưa rồi lại bay lượn vào hậu cung. Sau sự kiện mà người dân ở đây gọi là "Bướm cụ hiển linh" được vài phút, trời đang mưa như trút bỗng tạnh hẳn, nắng chiếu chói chang. Và từ thời điểm đó cho đến lúc hoàn thành công trình, thời tiết đều vô cùng thuận lợi.
Nhắc đến những câu chuyện kỳ lạ ở Khu tưởng niệm các vua Mạc, ông Giám đốc Khiêm bảo, có cả những chuyện thật, những chuyện đồn, kiểm chứng hết cũng khó. Nhưng 1 đồn 10, 10 đồn trăm, từ đó sự linh thiêng của Khu tưởng niệm tăng lên đáng kể. Người dân trong và ngoài huyện Kiến Thụy cũng vì thế mà rất tự hào.
(Còn tiếp)
Theo vietbao
Tiếng khóc thét lên giữa nghĩa địa tố cáo "lão yêu" tên "Lủi" lủi sau bia mộ "Nhử mồi" bằng khoản tiền 6000 đồng và một miếng bánh đa, "lão yêu" dụ dỗ bé gái 7 tuổi nhà thông gia đi chơi ngoài... nghĩa trang. Ông già đã dụ dỗ cháu bé ra nghĩa địa để dở trò đồi bại (Ảnh minh họa) Tiếng khóc vang lên giữa không gian chiều muộn đã báo động cho người dân chạy đến...