Nối nhịp cầu yêu thương cho người dân xã nghèo
Ngày khánh thành cầu (15/9 vừa qua), cả xã như mở hội, trẻ em thi nhau đi xe đạp qua lại thấy ấm lòng
Đông đảo người dân hồ hởi dự sự kiện khánh thành cầu Chân Rò
Hơn chục ngày khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Chân Rò theo hình thức xã hội hóa, việc lưu thông của hàng ngàn người dân xã nghèo Đakrông (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã dễ dàng và an toàn hơn, nhất là khi mùa mưa lũ cận kề.
Chạy những vòng xe đạp qua lại cầu, trên khuôn mặt ông Hồ Phúc (60 tuổi, thôn Chân Rò, xã Đakrông) lộ rõ niềm vui, bởi bao đời nay, người dân đi lại, mua bán đến các cháu học sinh phải đi đò qua sông vất vả và rất nguy hiểm, đặc biệt là khi nước sông Đakrông dâng cao… Giờ có cầu rồi, dân làng ai cũng phấn khởi lắm.
Em Hồ Văn Hóa, học sinh lớp 11 trường THPT Đakrông vui mừng có cầu chúng em không thể đến lớp như các bạn bên kia sông. Bây giờ có cầu rồi chúng em không còn lo đến lớp trễ giờ nữa.
Cầu Chân Rò được thiết kế bê tông cốt thép, thi công trên hệ cọc nhồi với khổ cầu rộng 3m, dài 106m, gồm 10 nhịp, tổng mức đầu tư gần 2,6 tỷ đồng. Trong đó, các mạnh thường quân và nhà tài trợ hỗ trợ thông qua Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM 2,3 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng của Ban ATGT tỉnh Quảng Trị gần 300 triệu đồng. Cùng với đó, tỉnh Quảng Trị cũng đã đầu tư hơn 3,4 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn 2 đầu cầu Chân Rò và đường nối từ bờ Nam cầu đến Điểm trường Chân Rò phía bên kia sông Đakrông.
Theo lãnh đạo UBND xã Đakrông, có cầu, cơ hội phát triển kinh tế của người dân hứa hẹn thuận lợi hơn. Hàng chục năm trước, nhiều hộ dân đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Đakrông đã vượt sông Đakrông sang vùng đồi núi phía bên kia sông Đakrông canh tác, sống rải rác. Từ lâu, người dân mơ về cây cầu nhưng nguồn lực địa phương khó khăn. Ngày khánh thành cầu (15/9 vừa qua), cả xã như mở hội, trẻ em thi nhau đi xe đạp qua lại thấy ấm lòng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trực tiếp đến cắt băng khánh thành cầu. Theo ông Chính, cầu Chân Rò có ý nghĩa to lớn, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc đi lại, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của 1.425 người dân, học sinh thuộc 267 hộ dân thôn Chân Rò, Ba Ngào và Khe Ngài…
Nói về hành trình xây cầu, ông Lê Công Đồng, Giám đốc Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM (đơn vị tài trợ) kể, ý tưởng xây cầu Chân Rò nhen nhóm từ 2 năm trước khi ông cùng các thành viên chương trình “Sát cánh cùng gia đình Việt” của đài và các nhà tài trợ mang 200 thùng quà để tặng bà con trong đợt bão lũ. Hành trình đến người dân vùng thiên tai thêm cơ cực vì không có cầu, mọi người di chuyển bằng thuyền nhôm tròng trành nguy hiểm, rồi tiếp tục khiêng thêm gần 2km vào tới nhà tặng cho người dân.
“Khi trở ra bến sông, chúng tôi nhìn thấy sợi dây thép kéo từ bờ bên này qua bờ bên kia để bà lần mò đưa thuyền vượt sông trong trường hợp đêm hôm khuya khoắt có người ốm đau cần phải đưa đến cơ sở y tế… Những hình ảnh đó cộng thêm khó khăn trong mưu sinh, 1kg sắn trong mùa thu hoạch vào mùa mưa lũ ra được tới bờ chỉ còn được 75 đồng, không đủ để thu nhập đã thôi thúc chúng tôi và chương trình “Sát cánh cùng gia đình Việt” làm cây cầu qua sông cho bà con bớt khổ”, ông Đồng chia sẻ.
Nghĩ là làm, chương trình kêu gọi các mạnh thường quân, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí và phối hợp với Ban ATGT tỉnh Quảng Trị để phối hợp triển khai. Ngày 3/7/2017, Dự án cầu Chân Rò được các bên ký biên bản ghi nhớ và sớm triển khai ngay dịp cuối năm 2017. Tuy nhiên, ngày khởi công đúng dịp mưa lũ kéo dài, nước sông dâng cao, nên đến tháng 3/2018 vừa qua, công trình mới chính thức khởi động.
Duy Lợi
Theo baogiaothong
Áp đặt thu tiền mua điều hòa, sửa chữa cơ sở vật chất trong trường học là sai quy định
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GDĐT) khẳng định, việc các trường học vận động cha mẹ học sinh đóng góp tiền để mua sắm điều hòa, sửa chữa cơ sở vật chất theo kiểu thu áp đặt, cào bằng là không đúng với Thông tư 16 của Bộ GDĐT.
Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GDĐT).
Không được thu tiền xã hội hóa theo kiểu cào bằng, áp đặt
Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư có hiệu lực từ ngày 18.9.2018 thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10.9.2012.
Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GDĐT) đã có những chia sẻ về những điểm mới của thông tư này.
Theo ông Khánh, Thông tư số 16 quy định rõ nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ. Trong đó phải đảm bảo công khai minh bạch, tài trợ phải tự nguyện, không được quy định mức thu tối thiểu, không áp đặt và cào bằng mức thu tài trợ.
Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục...
Thông tư quy định không được vận động tài trợ để chi trả các khoản liên quan đến cán bộ giáo viên nhà trường.
Tất cả các khoản thu dưới hình thức xã hội hóa, như mua sắm điều hòa, trang thiết bị trong trường học đều phải được thực hiện theo quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ.
Trong đó, đơn vị phải xây dựng kế hoạch vận động tài trợ trình Sở GDĐT, hoặc Phòng GDĐT phê duyệt trước khi thực hiện. Nếu phát hiện kế hoạch tài trợ không đúng quy định thì phải yêu cầu dừng ngay việc vận động tài trợ.
Việc tiếp nhận tài trợ phải thông qua tổ tiếp nhận tài trợ, gồm một số đại diện của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động tài. Nhà trường tuyệt đối không tự ý thu tiền của phụ huynh để mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất.
Ban đại diện cha mẹ không được quản lý các khoản tài trợ
Cũng theo ông Trần Tú Khánh, thông tư mới quy định Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ đóng vai trò phối hợp, giám sát việc quản lý và sử dụng tài trợ của cơ sở giáo dục; cử đại diện tham gia quá trình tiếp nhận tài trợ, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất.
Ban đại diện cha mẹ học sinh không trực tiếp đứng ra tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục. Đồng thời các khoản tài trợ phải được phản ánh trên sổ sách kế toán của đơn vị.
Lâu nay, việc thu-chi các khoản xã hội hóa trong trường học thường không có sổ sách, hóa đơn chứng từ; hoặc ban đại diện đứng ra thu tiền theo hình thức áp đặt, cào bằng khiến phụ huynh bất bình.
Ông Trần Tú Khánh hy vọng, các quy định cụ thể trên sẽ chấm dứt tình trạng ban đại diện cha mẹ học sinh tự đặt ra các khoản thu, cào bằng gây bức xúc dư luận như thời gian vừa qua.
ĐẶNG CHUNG
Theo LĐO
"Hốt bạc" từ nghề sản xuất, kinh doanh giống cây rừng Trên địa bàn huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) hiện đang có hàng chục cơ sở kinh doanh, sản xuất giống cây lâm nghiệp và đây được xem là nghề "hốt bạc" của người dân địa phương. Theo người dân Khánh Vĩnh, trước đây trên địa bàn rất ít cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp. Xu hướng thị...