Nơi người dân nô nức đi tiêm vaccine ngừa COVID-19
Trong những ngày này, tại các điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), người ta dễ dàng bắt gặp những hàng người dài ngút mắt đang chờ đến lượt tiêm, điều gì đã giúp người dân Lào thay đổi thái độ với vaccine?
Rất đông người dân thủ đô Vientiane chờ đến lượt vào đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID – 19. Ảnh: Phạm Kiên/PV TTXVN tại Lào
Trái với cảnh đìu hiu, vắng vẻ thường thấy do lệnh phong tỏa kéo dài suốt nhiều tháng qua, những ngày này, Trung tâm thương mại Lao-ITECC tại thủ đô Viêng Chăn trở nên đông bất thường, tuy nhiên, người dân đổ xô tới đây không phải để mua sắm, xem phim hay xem triển lãm, mà là để xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID – 19. Cảnh tượng này cũng không phải là cá biệt, các điểm tiêm khác tại thủ đô Viêng Chăn cũng bắt gặp những hàng người dài tương tự kể từ khi Lào triển khai đợt tiêm vaccine ngừa COVID – 19 vòng hai cho người dân trên cả nước từ ngày 15/6 vừa qua.
Là nơi có dân số tập trung đông nhất tại Lào, trong những ngày qua, ngoài việc triển khai đồng loạt các điểm tiêm vaccine tại các bệnh viện trung ương, địa phương, cũng như tại các văn phòng hành chính cấp quận, thủ đô Viêng Chăn còn mở thêm nhiều điểm tiêm chủng dã chiến tại các trung tâm thương mại hoặc trường học…, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêm của người dân.
Tại Trung tâm thương mại Lao-ITECC, ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân đã xếp hàng kín gần như vòng quanh tòa nhà vốn là trung tâm thương mại, hội nghị, triển lãm quốc tế lớn nhất Lào này. Tất cả đều cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh tại khu vực và thế giới hết sức phức tạp như hiện nay, việc tiêm vaccine không chỉ giúp phòng bệnh cho bản thân, mà còn góp phần đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Là một trong những người đầu tiên có mặt tại điểm tiêm chủng từ sớm, chị Viengveun Kinnavong, một cư dân thủ đô Viêng Chăn chia sẻ bản của chị hôm nay có nhiều người đi tiêm, riêng gia đình và họ hàng chị đã có tới 6 người. Chị Viengveun bộc bạch chị đi tiêm trước là vì bản thân, sau là vì gia đình và cuối cùng là vì xã hội. Được tiêm không chỉ giúp chị cảm thấy đỡ lo ngại và tự tin hơn mỗi khi rời khỏi nhà mà còn giúp đất nước nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh để cuộc sống sớm trở lại bình thường. Chị cũng cho biết là người khỏe mạnh, không có bệnh mãn tính nên chị không kén chọn loại vaccine tiêm chủng, bởi vaccine nào theo chị cũng đã được nhà nước phê duyệt và có hiệu quả phòng bệnh. Sau khi tiêm 20 phút, chị cảm thấy rất bình thường, không đau hay có bất cứ triệu chứng gì khác lạ.
Các nhân viên y tế tại một điểm tiêm ở thủ đô Vientiane cấp thẻ tiêm cho những người tiêm vaccine mũi 1. Ảnh: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào
Video đang HOT
Giống như chị Viengveun, ông Phetdaovong Vongsaty, một cư dân ở quận Saysettha, thủ đô Viêng Chăn, cũng có mặt tại Trung tâm thương mại Lao-ITECC từ sớm tinh mơ để xếp hàng tiêm. Ông tâm sự dù tuổi đã cao, lại có nhiều bệnh lý nền như huyết áp cao, tim mạch…, nhưng ông vẫn quyết định đi tiêm bởi việc tiêm không chỉ phòng bệnh cho bản thân mà còn hạn chế việc lây lan cho người khác nếu bị nhiễm bệnh. Tiêm xong, ông chỉ thấy hơi đau ở chỗ tiêm giống như tiêm thuốc bình thường, không thấy có biểu hiện gì lạ, điều đó cho thấy người bị bệnh như ông vẫn có thể tiêm được và không có gì phải lo. Ông cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và lây lan nhanh chóng như hiện nay, việc được tiêm là điều may mắn bởi tiêm loại vaccine nào cũng giúp phòng bệnh.
Sau hơn một năm không phát hiện ca nhiễm nào trong cộng đồng, tình hình dịch COVID-19 tại Lào đột ngột nóng lên vào tháng 4 vừa qua khi chỉ trong một thời gian ngắn, nước này phải chứng kiến số ca mắc mới tăng vọt ở mức chưa từng có. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số ca mắc COVID -19 tại Lào đã lên tới 2.050 trường hợp, gấp khoảng 50 lần so với số ca mà nước này ghi nhận trong cả năm 2020.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp mạnh như phong tỏa toàn quốc và tăng cường tuần tra, giám sát biên giới… để phòng chống COVID-19, Chính phủ Lào đã xác định vaccine là vũ khí giúp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, cơ bản và lâu dài nhất. Để làm được điều đó, bên cạnh việc ráo riết tìm nguồn cung cấp vaccine, Chính phủ Lào cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về lợi ích mà vaccine mang lại, đồng thời mở hàng trăm điểm tiêm chủng cho người dân trên toàn quốc.
Nhờ công tác tuyên truyền mạnh mẽ của chính phủ cùng với việc được “cận mục sở thị” sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới trong đợt dịch lần này ở Lào và các nước láng giềng, những ngày qua, số lượng người dân Lào đăng ký tiêm chủng đã tăng đột biến khiến một số điểm tiêm bị quá tải, nhà chức trách phải có những điều chỉnh phù hợp. Đến nay, Lào đã tiêm được trên 1 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân trong tổng số trên 2 triệu liều được tài trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước bè bạn.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Kongsay Phonphengthan, phụ trách việc tiêm phòng vaccine tại Trung tâm sức khỏe bà mẹ, trẻ em, Cục Vệ sinh và Nâng cao sức khỏe, Bộ Y tế Lào nhấn mạnh: “Vaccine là vũ khí cuối cùng trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, nếu không có vaccine, số người bị bệnh sẽ lớn hơn nhiều, quan trọng hơn nó sẽ khiến tỷ lệ tử vong tăng cao. Nhờ có vaccine, tỷ lệ nhiễm bệnh ở Lào đang giảm”.
Các nhân viên y tế tại một điểm tiêm ở thủ đô Vientiane kiểm tra sức khỏe cho người dân trước khi tiêm vaccine. Ảnh: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào
Dẫn chứng về câu chuyện tại huyện Tongpheung, tỉnh Bokeo, Bắc Lào, bác sĩ Kongsay cho biết trong đợt dịch vừa qua, huyện này là một trong những điểm nóng về dịch COVID-19 tại Lào với số ca nhiễm chỉ đứng sau tâm dịch Viêng Chăn, tuy nhiên, sau khi phần lớn người dân tại huyện được tiêm vaccine ngừa COVID-19, tỷ lệ lây nhiễm đã giảm nhanh chóng và đến nay, huyện này đã có hàng chục ngày không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Bác sĩ Kongsay nói: “Có thể khẳng định vaccine là một trong những vũ khí kiểm soát dịch bệnh tốt nhất, dù không có nghĩa vaccine sẽ giúp khống chế được 100% dịch bệnh, nhưng cùng với việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác, nó sẽ giúp chúng ta kiểm soát được dịch bệnh”. Theo bác sĩ Kongsay, với như tốc độ tiêm hiện nay, Lào chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu tiêm cho ít nhất 50% dân số trong năm nay nếu có đủ vaccine.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Lào đã nâng mục tiêu sẽ tiêm tối thiểu cho 22% dân số trong năm 2021 lên thành ít nhất 50%. Để đạt được con số tham vọng này, bên cạnh việc kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước bạn bè, Chính phủ Lào hiện cũng đang xúc tiến tìm mua vaccine ngừa COVID-19.
Với nỗ lực của chính phủ và việc người dân tin tưởng, sẵn sàng đi tiêm vaccine ngừa virus SARS-CoV-2, chiến dịch phòng chống COVID-19 ở “xứ sở hoa Chăm pa” đang đạt những bước tiến đáng kể để cuộc sống bình thường có thể trở lại đất nước Lào một ngày không xa.
Lào bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người trên 60 tuổi
Ngày 21/6, Bộ Y tế Lào thông báo nước này vừa bắt đầu chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm (Trung Quốc) cho những công dân trên 60 tuổi và những người mắc bệnh nền.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Vientiane, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Trung tâm Thông tin và giáo dục y tế thuộc Bộ Y tế Lào, bộ này và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho phép tiêm vaccine của hãng Sinopharm cho những người trên 60 tuổi và những người mắc bệnh nền.
Tuần trước, phía Trung Quốc đã bàn giao thêm một lô vaccine ngừa COVID-19 tặng cho Lào. Quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm vaccine Sinopharm cho lực lượng biên phòng, nhân viên y tế và một số người thuộc nhóm nguy cơ cao. Hơn 700.000 người tại Lào đã được tiêm một mũi vaccine trong khi hơn 400.000 người đã được tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Bộ Y tế Lào có kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 50% trong tổng số 7,2 triệu dân nước này vào cuối năm nay.
Cùng ngày, nhằm đẩy mạnh chương trình tiêm chủng trong nước, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định tiêm vaccine miễn phí cho tất cả những người trưởng thành.
Trước đó, chính phủ thông báo đã mở rộng chương trình tiêm vaccine cho cả những người trưởng thành dưới 45 tuổi từ ngày 1/5, nhưng các bệnh viện nhà nước và tư nhân phải tự thu mua vaccine cho nhóm người trẻ tuổi này, dẫn đến tình trạng lộn xộn và thiếu hụt vaccine. Tuy nhiên sau đó, nhà chức trách tuyên bố sẽ mua 75% lượng vaccine và phân phối vaccine cho các bang để tiêm miễn phí cho người dân.
Trong những tháng gần đây, tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ấn Độ chậm đáng kể do thiếu vaccine và tâm lý e ngại của người dân dù nước này phải chật vật đối phó với làn sóng dịch bệnh bùng phát dữ dội trong tháng 4 và 5 vừa qua. Đến nay, quốc gia Nam Á đã tiêm được 275 triệu liều vaccine, với chỉ 4% dân số được tiêm đủ liều. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả gần 1,1 tỷ người trưởng thành vào cuối năm nay.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Seoul cho biết các cơ quan y tế Hàn Quốc ngày 21/6 thừa nhận trường hợp tử vong đầu tiên ở nước này sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 là một nam giới, tử vong tuần trước do gặp tình trạng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm vaccine của hãng AstraZeneca.
Người đàn ông khoảng 30 tuổi, qua đời giữa tuần trước, được xác nhận là mắc tác dụng phụ rất hiếm gặp song nghiêm trọng, được gọi là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu, sau khi được tiêm vào ngày 27/5. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội và buồn nôn 9 ngày sau khi tiêm vaccine, sau đó được nhập viện và được chẩn đoán mắc hội chứng này.
Đây là lần đầu tiên Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận một ca tử vong liên quan đến vaccine sau khi quốc gia này triển khai chương trình tiêm chủng vào cuối tháng 2 năm nay. Hàn Quốc chỉ tiêm vaccine của AstraZeneca cho những người từ 30 tuổi trở lên kể từ giữa tháng 4 năm nay trong bối cảnh lo ngại về tình trạng đông máu.
Đến nay, các cơ quan y tế Hàn Quốc đã điều tra 224 trường hợp tử vong có liên quan đến vaccine phòng COVID-19.
Yếu tố giúp Trung Quốc 'về đích' tiêm ngừa COVID-19 sau khởi đầu chậm Khi chiến dịch tiêm vaccine ngừa ngừa COVID-19 chính thức được triển khai ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào cuối tháng 4 vừa qua, Li Tingting - một phụ nữ nội trợ, không mấy quan tâm đến việc đăng ký tiêm. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh:...