Nỗi nghẹn ngào của nữ giáo viên bị thôi việc sau 14 năm dạy hợp đồng

Theo dõi VGT trên

14 năm trôi qua, tôi vẫn chỉ là một giáo viên hợp đồng. Đến một ngày, tôi cùng với mấy trăm người ở một địa phương bị cắt hợp đồng.

Cũng như tất cả mọi người, tôi hụt hẫng và bế tắc…

LỜI TÒA SOẠN

Đại diện GD-ĐT cho biết, cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên và con số này tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân một phần là do số trẻ đi học tăng lên nên yêu cầu về giáo viên cũng tăng.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng có một nghịch lý là giáo viên thiếu nhưng nhiều nơi cử nhân không xin được việc. Nhiều câu chuyện trong Tuyến bài Giáo viên: Nơi thiếu, nơi không xin được việc, nghỉ việc của VietNamNet đã minh chứng điều này.

Những ngày qua, tuyến bài nhận được rất nhiều ý kiến, chia sẻ của độc giả khắp cả nước. VietNamNet xin tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả chia sẻ của nữ giáo viên 15 trong nghề. Đến nay, chị đã phải dừng công việc “gõ đầu trẻ” dù vẫn khao khát được trở về với bục giảng, về với những ánh mắt của học trò.

Ngày ấy, tôi là sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn ở một tỉnh xa. Mẹ tôi mất sớm. Thương bố và các anh, chị em nên học xong, tôi kiên quyết không ở lại dự tuyển công chức giáo viên mà chia tay thầy cô và bạn bè rồi lên đường về quê.

Nghiêng vai xách cái vali nặng trĩu nhưng trong đó không có gì ngoài sách. Vài bộ quần áo tôi đã cho gọn vào túi đeo bên hông. Rời xa nơi gắn bó gần 4 năm tôi cũng buồn, lưu luyến nhưng không ai biết được trong tôi còn có cả sự háo hức.

Về quê có thể chỉ là một giáo viên hợp đồng với mức lương không cao nhưng đổi lại hàng ngày, tôi được nhìn, cùng ăn bữa cơm với bố, anh, chị em… Ròng rã hai ngày một đêm tôi cũng về được đến nhà.

Nỗi nghẹn ngào của nữ giáo viên bị thôi việc sau 14 năm dạy hợp đồng - Hình 1
Học sinh tiểu học tại Đà Nẵng trong lễ khai giảng năm học mới (Ảnh minh họa: Hồ Giáp)

Việc đầu tiên tôi làm sau khi về đến nhà ít phút là thắp hương cho mẹ. Tôi muốn báo cho mẹ biết rằng, những ngày qua thật vất vả nhưng tôi cũng đã về đích. Trong tay tôi là tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp loại Khá. Từ nay, tôi sẽ được người ta gọi là cô giáo.

Video đang HOT

Tôi đi dạy hợp đồng. Để con gái bắt đầu sự nghiệp nhà giáo của mình, bố đã mua cho tôi một chiếc xe đạp Thống Nhất. Tôi phấn khởi dắt xe ra, cho tờ quyết định vào cặp, rồi bắt đầu đi. Nhà cách trường 20km nhưng tôi không cảm thấy xa quá. Mỗi ngày, buổi sáng tôi đều rời nhà từ 6h kém và có mặt ở trường trước 7h.

Vì tôi ở xa nên ban giám hiệu nhà trường cũng linh động xếp cho tôi từ tiết thứ 2 mỗi buổi dạy. Hôm nào không có tiết buổi chiều, dạy xong tiết cuối, tôi sẽ đạp xe về nhà. Nếu có tiết dạy buổi chiều, hôm đó tôi mượn chìa khóa văn phòng của bác bảo vệ và nghỉ trưa tại đó. Trường đông lớp, nên mỗi tuần tôi dạy 18 tiết. Mới ra trường nhịp độ làm việc như vậy, với tôi có lẽ là hơi quá sức.

Lãnh đạo nhà trường thấy tôi đi lại xa, vất vả nên cho tôi và một đồng nghiệp nữa mượn một phòng của khu tập thể để ở lại. Tôi về nhà chọn vài cái xoong con, vài cái bát, vài đôi đũa, mang theo một cái bếp dầu, cái nồi cơm điện kèm vài thứ gia vị mắm, muối… đưa đến trường. Vẫn vất vả và thiếu thốn nhưng tôi tự nhủ sẽ cố gắng vì rất đỗi yêu nghề.

Ngày còn là sinh viên, bạn bè của tôi thường đầu tư cho quần áo và giày dép, son phấn và những chuyến đi picnic. Còn tôi vì cuộc sống thiếu trước hụt sau nên ngoài thời gian học chính, học phụ tôi đi làm gia sư, phụ giúp bán hàng ở chợ. Dư được đồng nào, tôi mua sách và photo tài liệu.

Mức lương hợp đồng của tôi được trả theo quyết định là 330 nghìn/tháng. Khi nhận tháng lương đầu tiên, tôi rất vui. Bao dự định được tôi vạch ra trong đầu. Dành dụm mua cho các cháu mỗi đứa bộ quần áo, nghỉ hè xong sẽ mua cho các cháu mỗi đứa một bộ sách giáo khoa kèm vở viết, đồ dùng học tập cho cả năm học…

Nghiệp nhà giáo cũng không phải chỉ có chữ vinh. Kì thao giảng định kì, với những giáo viên vừa ra trường như tôi thường có ban giám hiệu và các giáo viên gạo cội của trường dự giờ. Tôi vui vì được cầm phấn đứng trên bục giảng.

Nhưng tôi cũng buồn vì sau bao năm miệt mài đèn sách các thầy cô dự giờ xong vẫn đ.ánh giá giờ dạy chưa đạt yêu cầu. Lúc nghe nhận xét, tôi buồn lắm, nước mắt chực rơi ra. Nhưng sau đó, xốc lại tinh thần, tôi tập trung và đầu tư cho chuyên môn hơn. Vì rất yêu nghề, tôi hy vọng những lời nhận xét được nghe sau này sẽ nhẹ nhàng hơn…

Cái gì cũng có giá của nó, nếu lười biếng sẽ khó thành công. Thời gian trôi đi, những giờ dạy của tôi được khen nhiều hơn. Không ai biết được tôi vui như thế nào. Bằng tất cả tình yêu và tự hào, tôi dồn hết tâm huyết cho việc giảng dạy. Trong giờ dạy tôi rất nghiêm khắc, ra khỏi lớp, tôi trở lại là một người chị thuần túy của các học trò.

Buổi chiều khi hết giờ dạy, tôi ra sân chơi đá cầu, nhảy bậc với bọn trẻ. Tiếng cười chúng tôi rộn một góc sân trường. Từng chuyến đò sang sông cập bến, mỗi lứa học sinh tốt nghiệp ra trường là một lần năng lực chuyên môn của tôi được hội đồng nhà trường và người dân địa phương ghi nhận. Vì yêu nghề, tôi làm được điều đó nên càng rất đỗi vui mừng.

Tôi lập gia đình và vẫn là một cô giáo dạy hợp đồng. Cứ nghĩ rằng “có con thì non việc” nhưng vẫn như ngày nào, tôi vẫn như một con ong chăm chỉ, cần mẫn tận tụy, miệt mài trong từng trang giáo án và từng tiết dạy.

Lương mỗi tháng là hệ số lương cơ bản rất nhỏ, rất nhỏ. Nhưng tôi tạm bằng lòng. Tôi tự nhủ: Cứ được dạy hợp đồng mãi như thế này cũng tốt… Đồng lương ít ỏi, cùng với t.iền được nhà trường trả khi tham gia dạy buổi hai cũng gần đủ trang trải sinh hoạt cho mẹ con tôi. Tôi cũng đâu có đòi hỏi gì hơn.

14 năm trôi qua, tôi vẫn chỉ là một giáo viên hợp đồng… Rồi thời thế thay đổi, mỗi lãnh đạo một cách thức làm việc, tôi cùng với mấy trăm người ở một địa phương bị cắt hợp đồng bởi một quyết định của lãnh đạo mới. Cũng như tất cả mọi người, tôi hụt hẫng, bế tắc, tức tưởi khi bị nghề bỏ rơi.

Gần 15 năm trời chỉ biết cầm phấn… Khi rời viên phấn, biết làm gì để sống? Suy nghĩ này không chỉ của riêng tôi và mấy trăm giáo viên bị cắt hợp đồng mà còn là suy nghĩ của cả những người thân, bạn bè của tôi. Chúng tôi chạy đôn chạy đáo xin vào công ty thì bị từ chối, vì “các chị là cô giáo, chưa từng lao động ở cường độ cao, các chị không làm được đâu, nên chúng tôi không nhận hồ sơ được”…

Đã 6 năm trôi qua từ ngày bị mất việc, trong tôi vẫn vẹn nguyên tình yêu nghề. Mỗi khi có bé hàng xóm cầm vở đến hỏi bài, tôi vẫn giảng hăng say, như bị mắc bệnh nghề nghiệp. Nhà trước cổng trường, tôi vẫn thổn thức mỗi khi nghe tiếng trống trường. Trong giấc mơ, tôi vẫn mơ thấy mình vẫn đang đi làm như mọi đồng nghiệp. Tôi mơ thấy mình vẫn được xách cặp lên lớp và đứng trước những ánh mắt ngây thơ trong trẻo của học trò…

Bao dự định cùng ước mơ còn dang dở, đành khép lại. Sau nhiều năm rời bục giảng, lòng tôi vẫn kiên định một điều rằng nếu quay trở lại, tôi vẫn chọn con đường này.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin về dự thảo mức học phí năm học 2022-2023

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành, trong đó giáo viên công lập là 10.407 người, giáo viên ngoài công lập là 5.858 người.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin về dự thảo mức học phí năm học 2022-2023 - Hình 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: PHẠM THẮNG

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số thông tin được quan tâm thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng cho hay hiện đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023. Theo đó, cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên giữ ổn định mức thu học phí như năm học 2021-2022.

Trường hợp địa phương tăng học phí thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.

Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trình UBND đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

Học phí của đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập cũng giữ ổn định mức thu như năm học 2021-2022. Nhà nước cấp bù t.iền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021-2022 đã quy định tại nghị định 81.

Hơn 10.400 giáo viên công lập nghỉ việc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành, trong đó giáo viên công lập là 10.407 người, giáo viên ngoài công lập là 5.858 người, chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...

Ở các địa phương này, giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn, như chuyển sang làm việc ở các trường tư thục hoặc ở các lĩnh vực khác.

Nguyên nhân, theo Bộ trưởng Sơn, là với giáo dục mầm non ngoài công lập, trong hơn hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số cơ sở phải đóng cửa, giáo viên phải tìm kiếm việc làm khác. Một số giáo viên không phải người địa phương cũng trở về quê cùng gia đình tránh dịch và không trở lại.

"Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghỉ việc của giáo viên ngoài công lập trong hai năm qua", ông Sơn lý giải.

Tại các cơ sở giáo dục công lập, giáo viên nghỉ việc là do chế độ, chính sách về t.iền lương còn nhiều bất cập, lương chưa đủ để trang trải cuộc sống.

Cụ thể, hiện giáo viên công tác trong năm năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống (ăn, ở, nuôi con, chăm sóc sức khỏe...) khá cao.

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc với giáo viên còn lớn.

Từ đó, Bộ trưởng Sơn đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh... phù hợp với vai trò, đặc thù lao động nghề nghiệp.

Đồng thời quan tâm tới chính sách t.iền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để t.iền lương và thu nhập cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.

Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại... cho giáo viên.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ làm việc, chính sách với nhà giáo theo thẩm quyền, đồng thời đề nghị các địa phương tăng quyền chủ động cho cơ sở để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên hiệu quả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão Yagi đổ bộ khiến 4 người c.hết, 78 người bị thương
18:27:26 07/09/2024
Hà Nội: Cây đổ la liệt, nhiều xe ô tô bị đè bẹp sau cơn dông mạnh
18:01:30 06/09/2024
Thiên tai làm 147 người c.hết, mất tích và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
20:23:53 06/09/2024
Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 3 ở Hạ Long
14:28:43 07/09/2024
Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng vẫn rất mạnh
22:39:36 06/09/2024
Dải mây cuồn cuộn như vòi rồng trên bầu trời Nghệ An trước siêu bão Yagi
12:16:14 06/09/2024
Rìa siêu bão số 3 Yagi 'chạm' đất liền, miền Bắc bắt đầu mưa lớn kèm sấm sét
09:42:20 06/09/2024
Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10
14:01:33 07/09/2024

Tin đang nóng

Anh trai say Hi tập 13: Một quán quân hát quá hay khiến khán giả nức nở
06:31:09 08/09/2024
Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa hệ Mặt Trời
01:01:11 08/09/2024
Hệ quả của "hiệu ứng đám đông tan rã": Loạt concert Kpop đổ bộ Việt Nam thiếu sức hút, có show còn huỷ giờ chót!
01:27:30 08/09/2024
Angela Phương Trinh: Tôi độc thân 8 năm nay, chưa sinh con
06:42:27 08/09/2024
Danh ca Khánh Hà t.uổi 72 trẻ đẹp, hôn nhân viên mãn bên chồng kém 13 t.uổi
06:54:56 08/09/2024
Một nhân vật ngoài showbiz lên xe hoa, Anh Tú - Sam cùng dàn sao khủng phải đổ bộ chúc mừng
06:27:45 08/09/2024
Vô tình nghe mẹ chồng tương lai nhắc tên mình, tôi lập tức gọi điện nhờ anh trai đến đón về ngay lúc bão
07:31:46 08/09/2024
Thêm 4 Anh tài bị loại khỏi Anh Trai Chông Gai: Neko Lê ra về gây bất ngờ
06:23:49 08/09/2024

Tin mới nhất

Bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Bắc vẫn mưa to nhiều nơi

07:46:30 08/09/2024
Bão số 3 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng vẫn gây ra mưa to đến rất to nhiều nơi ở miền Bắc, có nơi lượng mưa lên tới 350mm.

Giãn cách xã hội do Covid-19 không phải sự kiện bất khả kháng?

07:27:15 08/09/2024
Sau gần 3 năm kết thúc giãn cách xã hội do dịch Covid-19, nhiều tranh chấp và hệ quả phát sinh liên quan trong thời gian này vẫn đang tiếp tục và còn nhiều tranh cãi.

Làm rõ vụ chủ trại hòm livestream 'tố' trụ trì chùa can thiệp dịch vụ an táng

07:26:06 08/09/2024
Ngày 7.9, Công an H.Long Hồ (Vĩnh Long) xác nhận đã tiếp nhận và đang xác minh, xử lý theo quy định vụ việc một chủ trại hòm đến chùa Sơn An (tọa lạc tại ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức, H.Long Hồ, Vĩnh Long) livestream trên mạng xã hội Fac...

Bão số 3 (Yagi) gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh miền Bắc

07:17:47 08/09/2024
13 giờ ngày 7.9, tâm bão số 3 (Yagi) vào Quảng Ninh và Hải Phòng với sức gió 149 km/giờ, khiến cây đổ khắp các tuyến phố, gây đắm thuyền và tốc mái nhiều ngôi nhà.

CSGT giải cứu tài xế ô tô bị cây đè trúng ở Hà Nội

07:10:19 08/09/2024
Đội CSGT đường bộ số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã kịp thời giải cứu tài xế ô tô bị cây đổ đè trúng khi đang lưu thông trong mưa bão.

Cây đổ la liệt, đường ngập sâu sau khi bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội

07:03:47 08/09/2024
Bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội khiến nhiều cây xanh, cột điện, biển báo giao thông gãy đổ. Một số tuyến đường bị ngập sâu khiến việc đi lại khó khăn.

TP Hạ Long chìm trong bóng tối sau cơn bão kinh hoàng

06:59:52 08/09/2024
Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra khiến toàn bộ TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị mất điện, người dân phải xoay sở mọi sinh hoạt trong màn đêm không ánh điện. Tối 7/9, tại thành phố này vẫn gió to, mưa lớn.

Hà Nội dừng hoạt động 2 tuyến Metro do siêu bão Yagi

06:21:49 08/09/2024
Theo phương án vận hành, tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ ngừng chạy nếu gió vượt quá cấp 8; trong khi ngưỡng chịu gió của tàu Nhổn - Cầu Giấy là cấp 11.

Bão số 3: Khắc phục, xử lý những sự cố, đảm bảo an toàn tại TP Nam Định

06:14:09 08/09/2024
Do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3, toàn tỉnh Nam Định hiện đang có mưa to và gió mạnh từng đợt, người dân đã chủ động ở trong nhà tránh bão.

UBND TP.HCM ra văn bản khẩn chỉ đạo ứng phó ảnh hưởng của bão số 3

22:35:43 07/09/2024
TP.HCM chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với bão, nhất là mưa lớn, giông lốc, tình trạng ngập lụt, triều cường và xả lũ do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra.

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3 khiến 484 cây đổ và gãy cành làm 2 người c.hết, 12 người bị thương

22:33:18 07/09/2024
Tính đến 15 giờ 30 ngày 7-9, ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 484 cây đổ, cành gãy ở Hà Nội làm 2 người c.hết và 12 người bị thương.

Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?

21:15:06 07/09/2024
Sau khi đi vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng, bão Yagi (bão số 3) vẫn duy trì cường độ cấp gió cấp cao, cấp 11 - cấp 13, giật cấp 14 - cấp 16 trong thời gian dài.

Có thể bạn quan tâm

Những địa điểm xinh đẹp tại Philippines phù hợp khám phá vào mùa thu này

Du lịch

08:21:42 08/09/2024
Mùa thu tại Philippines mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và quyến rũ, với khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Đây là thời điểm tuyệt vời để khám phá những cảnh đẹp nổi tiếng của quốc đảo này.

Áo cardigan thanh lịch đang là mốt, thay thế cho blazer khi trời vào thu

Thời trang

08:06:00 08/09/2024
Áo cardigan - món đồ dệt kim thiết yếu cần được khám phá lại trong mùa thu. Với một lớp vải mềm mại được ưu tiên hơn áo blazer, chiếc áo cài cúc thanh lịch này đang được các It Girl lăng xê trong mùa thu 2024.

Vụ vợ chồng giám đốc ra toà sau cơn 'sốt đất': VKS đề nghị 2 án chung thân

Pháp luật

08:03:11 08/09/2024
Ngày 6-9, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục xét xử sơ thẩm bị cáo Mai Chí Phương và Võ Thị Thành về tội l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Selena Gomez thành tỷ phú USD, hạnh phúc bên bạn trai rapper

Sao âu mỹ

08:02:47 08/09/2024
Theo Bloomberg, nữ ca sĩ người Mỹ Selena Gomez đã trở thành tỷ phú USD với khối tài sản ước tính 1,3 tỷ USD. Cô chính thức gia nhập câu lạc bộ nữ nghệ sĩ tỷ phú USD cùng Rihanna và Taylor Swift.

NSND Quốc Anh: "Về hưu, tôi bận hơn lúc còn làm việc"

Hậu trường phim

08:00:42 08/09/2024
NSND Quốc Anh nói, dù về hưu nhưng ông nhận nhiều lời mời làm phim. Ông vừa cùng NSƯT Kim Xuyến, NSƯT Đới Quân... tham gia phim Hoa núi khoe sắc của đạọ diễn Nguyễn Love.

"Anh tài gây sóng gió nhất" bị loại đau, Anh trai vượt ngàn chông gai chìm trong bão chỉ trích

Tv show

07:53:28 08/09/2024
Tập 10 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai vừa lên sóng cùng với loạt tình tiết g.ây s.ốc cho khán giả. Cuối tập 10, Neko Lê, Đăng Khôi, Phạm Khánh Hưng và Duy Nhất là những người phải ra về.

Ngắm 'gương mặt học sinh, thân hình phụ huynh' của hot girl Đồng Tháp

Người đẹp

07:47:17 08/09/2024
Quỳnh Giang gây ấn tượng bởi gương mặt trẻ trung, đối lập với thân hình vô cùng quyến rũ. Nguyễn Ngọc Quỳnh Giang sinh năm 2000 tại Đồng Tháp.

Món chân gà ngâm mà làm theo công thức này thì ngon bất bại, nhâm nhi vào ngày mưa bão hợp vô cùng

Ẩm thực

07:34:32 08/09/2024
Với công thức đơn giản mà thơm ngon, chân gà giòn rụm, vị chua cay hấp dẫn. Hãy thử ngay để có món nhâm nhi ngày mưa bão ngon miệng.

Khi chia tài sản, bố mẹ chồng quyết định để lại một phần đất cho con trai riêng của tôi khiến cả nhà ầm ầm phản đối

Góc tâm tình

07:27:59 08/09/2024
Bố mẹ chồng tôi đưa ra lý lẽ khiến mọi người cứng họng nhưng vẫn không chịu thỏa hiệp. Tôi là người phụ nữ từng đổ vỡ hôn nhân và có một cậu con trai 5 t.uổi.

Showbiz 8/9: Kỳ Duyên đáp trả khi b.ị c.hê, Việt Anh lộ diện với gương mặt khác lạ

Sao việt

07:26:59 08/09/2024
Nhiều khán giả nhận xét gương mặt của Kỳ Duyên ngày càng gượng gạo và thiếu cảm xúc so với thời điểm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014.

Love Next Door tập 7: Jung Hae In tỏ tình với Jung So Min, phản ứng của nữ chính khiến netizen hồi hộp

Phim châu á

07:17:46 08/09/2024
Tập 7 Love Next Door mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem khi tung hàng loạt tình tiết đôi chính sắp thành khiến khán giả đứng ngồi không yên.