Nỗi nghẹn ngào của nữ giáo viên bị thôi việc sau 14 năm dạy hợp đồng
14 năm trôi qua, tôi vẫn chỉ là một giáo viên hợp đồng. Đến một ngày, tôi cùng với mấy trăm người ở một địa phương bị cắt hợp đồng.
Cũng như tất cả mọi người, tôi hụt hẫng và bế tắc…
LỜI TÒA SOẠN
Đại diện GD-ĐT cho biết, cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên và con số này tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân một phần là do số trẻ đi học tăng lên nên yêu cầu về giáo viên cũng tăng.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng có một nghịch lý là giáo viên thiếu nhưng nhiều nơi cử nhân không xin được việc. Nhiều câu chuyện trong Tuyến bài Giáo viên: Nơi thiếu, nơi không xin được việc, nghỉ việc của VietNamNet đã minh chứng điều này.
Những ngày qua, tuyến bài nhận được rất nhiều ý kiến, chia sẻ của độc giả khắp cả nước. VietNamNet xin tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả chia sẻ của nữ giáo viên 15 trong nghề. Đến nay, chị đã phải dừng công việc “gõ đầu trẻ” dù vẫn khao khát được trở về với bục giảng, về với những ánh mắt của học trò.
Ngày ấy, tôi là sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn ở một tỉnh xa. Mẹ tôi mất sớm. Thương bố và các anh, chị em nên học xong, tôi kiên quyết không ở lại dự tuyển công chức giáo viên mà chia tay thầy cô và bạn bè rồi lên đường về quê.
Nghiêng vai xách cái vali nặng trĩu nhưng trong đó không có gì ngoài sách. Vài bộ quần áo tôi đã cho gọn vào túi đeo bên hông. Rời xa nơi gắn bó gần 4 năm tôi cũng buồn, lưu luyến nhưng không ai biết được trong tôi còn có cả sự háo hức.
Về quê có thể chỉ là một giáo viên hợp đồng với mức lương không cao nhưng đổi lại hàng ngày, tôi được nhìn, cùng ăn bữa cơm với bố, anh, chị em… Ròng rã hai ngày một đêm tôi cũng về được đến nhà.
Học sinh tiểu học tại Đà Nẵng trong lễ khai giảng năm học mới (Ảnh minh họa: Hồ Giáp)
Việc đầu tiên tôi làm sau khi về đến nhà ít phút là thắp hương cho mẹ. Tôi muốn báo cho mẹ biết rằng, những ngày qua thật vất vả nhưng tôi cũng đã về đích. Trong tay tôi là tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp loại Khá. Từ nay, tôi sẽ được người ta gọi là cô giáo.
Tôi đi dạy hợp đồng. Để con gái bắt đầu sự nghiệp nhà giáo của mình, bố đã mua cho tôi một chiếc xe đạp Thống Nhất. Tôi phấn khởi dắt xe ra, cho tờ quyết định vào cặp, rồi bắt đầu đi. Nhà cách trường 20km nhưng tôi không cảm thấy xa quá. Mỗi ngày, buổi sáng tôi đều rời nhà từ 6h kém và có mặt ở trường trước 7h.
Vì tôi ở xa nên ban giám hiệu nhà trường cũng linh động xếp cho tôi từ tiết thứ 2 mỗi buổi dạy. Hôm nào không có tiết buổi chiều, dạy xong tiết cuối, tôi sẽ đạp xe về nhà. Nếu có tiết dạy buổi chiều, hôm đó tôi mượn chìa khóa văn phòng của bác bảo vệ và nghỉ trưa tại đó. Trường đông lớp, nên mỗi tuần tôi dạy 18 tiết. Mới ra trường nhịp độ làm việc như vậy, với tôi có lẽ là hơi quá sức.
Video đang HOT
Lãnh đạo nhà trường thấy tôi đi lại xa, vất vả nên cho tôi và một đồng nghiệp nữa mượn một phòng của khu tập thể để ở lại. Tôi về nhà chọn vài cái xoong con, vài cái bát, vài đôi đũa, mang theo một cái bếp dầu, cái nồi cơm điện kèm vài thứ gia vị mắm, muối… đưa đến trường. Vẫn vất vả và thiếu thốn nhưng tôi tự nhủ sẽ cố gắng vì rất đỗi yêu nghề.
Ngày còn là sinh viên, bạn bè của tôi thường đầu tư cho quần áo và giày dép, son phấn và những chuyến đi picnic. Còn tôi vì cuộc sống thiếu trước hụt sau nên ngoài thời gian học chính, học phụ tôi đi làm gia sư, phụ giúp bán hàng ở chợ. Dư được đồng nào, tôi mua sách và photo tài liệu.
Mức lương hợp đồng của tôi được trả theo quyết định là 330 nghìn/tháng. Khi nhận tháng lương đầu tiên, tôi rất vui. Bao dự định được tôi vạch ra trong đầu. Dành dụm mua cho các cháu mỗi đứa bộ quần áo, nghỉ hè xong sẽ mua cho các cháu mỗi đứa một bộ sách giáo khoa kèm vở viết, đồ dùng học tập cho cả năm học…
Nghiệp nhà giáo cũng không phải chỉ có chữ vinh. Kì thao giảng định kì, với những giáo viên vừa ra trường như tôi thường có ban giám hiệu và các giáo viên gạo cội của trường dự giờ. Tôi vui vì được cầm phấn đứng trên bục giảng.
Nhưng tôi cũng buồn vì sau bao năm miệt mài đèn sách các thầy cô dự giờ xong vẫn đánh giá giờ dạy chưa đạt yêu cầu. Lúc nghe nhận xét, tôi buồn lắm, nước mắt chực rơi ra. Nhưng sau đó, xốc lại tinh thần, tôi tập trung và đầu tư cho chuyên môn hơn. Vì rất yêu nghề, tôi hy vọng những lời nhận xét được nghe sau này sẽ nhẹ nhàng hơn…
Cái gì cũng có giá của nó, nếu lười biếng sẽ khó thành công. Thời gian trôi đi, những giờ dạy của tôi được khen nhiều hơn. Không ai biết được tôi vui như thế nào. Bằng tất cả tình yêu và tự hào, tôi dồn hết tâm huyết cho việc giảng dạy. Trong giờ dạy tôi rất nghiêm khắc, ra khỏi lớp, tôi trở lại là một người chị thuần túy của các học trò.
Buổi chiều khi hết giờ dạy, tôi ra sân chơi đá cầu, nhảy bậc với bọn trẻ. Tiếng cười chúng tôi rộn một góc sân trường. Từng chuyến đò sang sông cập bến, mỗi lứa học sinh tốt nghiệp ra trường là một lần năng lực chuyên môn của tôi được hội đồng nhà trường và người dân địa phương ghi nhận. Vì yêu nghề, tôi làm được điều đó nên càng rất đỗi vui mừng.
Tôi lập gia đình và vẫn là một cô giáo dạy hợp đồng. Cứ nghĩ rằng “có con thì non việc” nhưng vẫn như ngày nào, tôi vẫn như một con ong chăm chỉ, cần mẫn tận tụy, miệt mài trong từng trang giáo án và từng tiết dạy.
Lương mỗi tháng là hệ số lương cơ bản rất nhỏ, rất nhỏ. Nhưng tôi tạm bằng lòng. Tôi tự nhủ: Cứ được dạy hợp đồng mãi như thế này cũng tốt… Đồng lương ít ỏi, cùng với tiền được nhà trường trả khi tham gia dạy buổi hai cũng gần đủ trang trải sinh hoạt cho mẹ con tôi. Tôi cũng đâu có đòi hỏi gì hơn.
14 năm trôi qua, tôi vẫn chỉ là một giáo viên hợp đồng… Rồi thời thế thay đổi, mỗi lãnh đạo một cách thức làm việc, tôi cùng với mấy trăm người ở một địa phương bị cắt hợp đồng bởi một quyết định của lãnh đạo mới. Cũng như tất cả mọi người, tôi hụt hẫng, bế tắc, tức tưởi khi bị nghề bỏ rơi.
Gần 15 năm trời chỉ biết cầm phấn… Khi rời viên phấn, biết làm gì để sống? Suy nghĩ này không chỉ của riêng tôi và mấy trăm giáo viên bị cắt hợp đồng mà còn là suy nghĩ của cả những người thân, bạn bè của tôi. Chúng tôi chạy đôn chạy đáo xin vào công ty thì bị từ chối, vì “các chị là cô giáo, chưa từng lao động ở cường độ cao, các chị không làm được đâu, nên chúng tôi không nhận hồ sơ được”…
Đã 6 năm trôi qua từ ngày bị mất việc, trong tôi vẫn vẹn nguyên tình yêu nghề. Mỗi khi có bé hàng xóm cầm vở đến hỏi bài, tôi vẫn giảng hăng say, như bị mắc bệnh nghề nghiệp. Nhà trước cổng trường, tôi vẫn thổn thức mỗi khi nghe tiếng trống trường. Trong giấc mơ, tôi vẫn mơ thấy mình vẫn đang đi làm như mọi đồng nghiệp. Tôi mơ thấy mình vẫn được xách cặp lên lớp và đứng trước những ánh mắt ngây thơ trong trẻo của học trò…
Bao dự định cùng ước mơ còn dang dở, đành khép lại. Sau nhiều năm rời bục giảng, lòng tôi vẫn kiên định một điều rằng nếu quay trở lại, tôi vẫn chọn con đường này.
Hiệu trưởng bị bắt quỳ, cô giáo bị bẻ tay, học trò đánh nhau..., trường học có còn an toàn?
Khi đặt ra câu hỏi này, chúng ta cũng gần như có câu trả lời, nhất là sau những sự kiện dồn dập như phụ huynh xách dao vào trường bắt hiệu trưởng quỳ, giáo viên bị bẻ tay dẫn đi trước mặt học sinh, học sinh đánh nhau và tung clip lên mạng...
Mới đây nhất, sự việc một phụ huynh xách dao vào Trường tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đe dọa giáo viên, bắt hiệu trưởng phải quỳ xuống xin lỗi gây xôn xao dư luận.
Bất an
Chia sẻ cảm xúc về những sự việc diễn ra trong nhà trường gần đây, hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.HCM bày tỏ: "Ngay cả hiệu trưởng nhà trường, người cao nhất ở trường, mà cũng bị phụ huynh xách dao vào tận trường đe dọa nên nhiều giáo viên ở trường tôi cũng thấy bất an. Tôi nói anh em đừng lo lắng, run sợ vì việc gì cũng có cách giải quyết. Nhưng phải thừa nhận rằng bây giờ nhiều phụ huynh rất quá khích. Chỉ một chút không hài lòng là họ làm lớn chuyện ngay, thậm chí họ thượng cẳng tay hạ cẳng chân luôn với giáo viên, ban giám hiệu"...
Kể chuyện một phụ huynh của trường tức giận vì cô giáo chủ nhiệm đọc bài "nhanh quá" (theo phụ huynh này), vị phụ huynh này lên lớp đôi co luôn với giáo viên chủ nhiệm, đập bàn đập ghế trong buổi làm việc với ban giám hiệu trường, hiệu trưởng trường tiểu học này nói: "Tôi thấy phụ huynh ngày nay họ "dữ dằn" hơn nhiều. Nhiều người không có thái độ tôn sư trọng đạo nên nhà trường cũng mất an toàn hơn. Sắp tới, trường tôi sẽ lưu tâm hơn về vấn đề an toàn này".
Cũng cảm thấy trường học hiện nay có nhiều vấn đề về mất an toàn hơn trước đây, cô Trần Thị Thu Hương, hiệu trưởng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1, TP.HCM), nhận xét rằng đây có lẽ là vấn đề chung của xã hội, diễn ra không chỉ ở trong môi trường học đường. "Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng căng thẳng hơn, những vấn đề cá nhân được bàn nhiều trên mạng xã hội và hành vi xấu cũng có thể được bênh vực khiến cho con người dễ cáu giận hơn. Đó có thể là căn nguyên của nhiều vụ việc bạo lực xảy ra nơi công cộng, trong đó có một số sự việc diễn ra tại trường" - cô Thu Hương nói.
Hành xử thiếu thấu đáo
Làm thế nào để trường có thể tránh được những phụ huynh quá khích? Làm thế nào để những sự việc ở trường được giải quyết một cách có giáo dục nhất và trường học là nơi bất khả xâm phạm?
Luôn quan tâm đến an toàn của học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường nhưng theo cô Trần Thị Thu Hương, trường học không thể là nơi "kín cổng cao tường" với đội ngũ bảo vệ nghiêm ngặt, thiếu thân thiện. "Trường học là nơi dạy cho học sinh sự hòa đồng, thân thiện và có sự giao lưu, kết hợp giáo dục giữa các thành phần nhà trường - gia đình - xã hội nên không thể áp dụng cách an toàn một cách máy móc được. Và tôi nghĩ những hiện tượng xấu xí, bạo lực diễn ra trong nhà trường mà chúng ta biết đó cũng một phần do cách hành xử chưa thấu đáo từ một số hiệu trưởng, giáo viên" - cô Thu Hương nêu ý kiến.
Tương tự, thầy Cao Đức Khoa, hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1, TP.HCM), cho rằng sự việc phụ huynh xách dao vào trường dọa hiệu trưởng ở Hà Tĩnh, sự việc giáo viên bị bẻ tay trên lớp... chỉ là những sự việc nhỏ lẻ. Nguyên nhân của những sự việc đó một phần lớn bắt nguồn từ những hành xử thiếu chuẩn mực của lãnh đạo các trường này.
"Hiệu trưởng trong vụ việc bị phụ huynh xách dao đến trường đe dọa là do thầy đã thiếu cách cư xử đúng đắn trong việc thúc đẩy học sinh thực hiện nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm y tế, gây bức xúc cho phụ huynh khi họ có đến hai đứa con phải đóng. Tôi nghĩ nếu phụ huynh này đã bức xúc với cách hành xử của thầy hiệu trưởng như vậy thì nếu không gặp thầy ở trường mà ở địa điểm khác phụ huynh cũng có thể làm vậy với thầy, thậm chí còn dễ để lại những điều đáng buồn hơn" - thầy Cao Đức Khoa nhìn nhận.
Vì thế, theo thầy Cao Đức Khoa, vấn đề an toàn trường học phải nhìn nhận tận sâu vào gốc rễ của nó chứ không chỉ là "bảo vệ bờ rào hay cổng trường". "Tôi cho rằng một trường học an toàn là ở đó có đội ngũ quản lý và giáo viên thấu hiểu phụ huynh và các vấn đề phải được giải quyết dứt điểm. Và người quản lý cần có kỹ năng giải quyết các tình huống có thể xảy ra để hướng dẫn giáo viên. Như vậy mới tránh được các trường hợp đáng tiếc mà chỉ cần một vài phút đã có thể dẫn đến bạo lực" - thầy Khoa cho hay.
Nhìn nhận an toàn trường học cần được chú trọng hơn, TS Nguyễn Kim Dung - viện trưởng Viện khoa học giáo dục Nam Việt - cho rằng trong bối cảnh hiện nay để đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh thì bộ phận bảo vệ trường học cần tinh nhạy, chuyên nghiệp hơn nhưng vẫn đảm bảo yếu tố "trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Do con bị mời đứng dậy dưới cờ
Chiều 31-10, ông Võ Văn Điệp (42 tuổi, ngụ tại thôn Lâm Bình, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) có hành vi xách dao xông vào Trường tiểu học Sơn Lâm đe dọa nhiều giáo viên. Hiệu trưởng là ông Phan Đình Thống cũng bị đe dọa và bị bắt quỳ xin lỗi.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là vào cuối buổi chào cờ sáng 31-10, nhà trường có mời một số học sinh, trong đó có hai con của ông Điệp, đứng lên để hỏi về việc phụ huynh đã nhận được giấy mời đến trường để trao đổi thông tin về việc đóng tiền bảo hiểm hay chưa mà không thấy phản hồi. Chiều cùng ngày, ông Điệp chở con đến trường học và có những hành vi như trên.
Chiều 2-11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hương Sơn đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Võ Văn Điệp để điều tra về hành vi "làm nhục người khác". Quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
TS Nguyễn Thị Kim Dung: Cốt lõi nằm ở hiệu trưởng
Một ngôi trường có mấy trăm học sinh sẽ có kiểu phụ huynh này hoặc kiểu phụ huynh khác, không thể có một kiểu phụ huynh ôn hòa được. Nên cốt lõi của vấn đề an toàn trường học là hiệu trưởng nhà trường phải quản lý tốt, bao gồm: ban hành nội quy - quy định phù hợp, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, linh hoạt trong phản ứng và làm việc với phụ huynh... Và trên hết người hiệu trưởng phải biết lắng nghe.
Phải hướng đến trường học hạnh phúc
Để trường học bớt bất an, cần hướng tới xây dựng nhà trường hạnh phúc, môi trường học đường lành mạnh. Trong ảnh: hoạt động trải nghiệm của học sinh một trường tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Hồng Phan - trưởng bộ môn tâm lý giáo dục, khoa giáo dục Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - khẳng định: "Rõ ràng ai cũng thấy phụ huynh vác dao đến trường, bất kể có bắt hiệu trưởng quỳ xuống hay không, đã là hành vi nghiêm trọng và đáng lên án. Phụ huynh làm vậy với hiệu trưởng, giáo viên... là sai, là hung hăng, đe dọa, làm nhục người khác. Hành vi của vị phụ huynh đó nghiêm trọng đến mức thẩm quyền xem xét xử lý không thuộc về cá nhân người bị ảnh hưởng nữa mà ngay lập tức cơ quan điều tra phải vào cuộc. Xã hội chúng ta không dung túng cho hành động này".
Theo TS Nguyễn Hồng Phan, dù sự việc đã rõ ràng về mặt pháp luật nhưng cũng cần nói thẳng để dẫn đến sự việc đó một phần do ứng xử chưa khéo léo, chưa thuyết phục của nhà trường (trong trường hợp này là vị hiệu trưởng) khiến cho họ cảm thấy bị tổn thương. Và vì thế, nhà trường cần có cái nhìn biện chứng để tự rút ra những bài học ứng xử của mình.
"Tôi cho rằng việc xây dựng một môi trường học đường lành mạnh sẽ hạn chế được những sự việc tiêu cực xảy ra trong nhà trường. Việc xây dựng môi trường đó cũng chính là điều mà Bộ GD-ĐT đang hướng tới của các trường phổ thông hiện nay: xây dựng nhà trường hạnh phúc. Muốn thực hiện được điều này, phải có sự đồng hành của ba "nhà": nhà trường, gia đình, xã hội. Ở đó, nhà trường phải xây dựng được giá trị cốt lõi mà trường hướng tới, cụ thể hóa với các kế hoạch... Tóm lại, yếu tố quan trọng của trường là xây dựng giá trị cốt lõi và thực hiện được việc quản lý chuyên nghiệp để đạt tới trường học hạnh phúc, môi trường học đường lành mạnh" - ông Nguyễn Hồng Phan khẳng định.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin về dự thảo mức học phí năm học 2022-2023 Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành, trong đó giáo viên công lập là 10.407 người, giáo viên ngoài công lập là 5.858 người. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: PHẠM THẮNG Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi các...