‘Nơi nào còn băng nhóm tội phạm thì lực lượng công an nơi đó không hoàn thành nhiệm vụ’
Nói về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ông Tô Ân Xô nhắc lại lời Bộ trưởng Tô Lâm: “Nơi nào còn tội phạm thì công an nơi đó không hoàn thành nhiệm vụ”.
Thời gian qua, việc các cơ quan chức năng triệt phá và mở rộng điều tra hoạt động tội phạm của băng nhóm ường – Dương tại Thái Bình không chỉ đặt ra những vấn đề thời sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn cả những vấn đề về xây dựng bộ máy chính trị cơ sở, công tác cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật và bảo đảm dân chủ cơ sở.
Trả lời Báo Nhân dân về vấn đề này, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, ổ nhóm tội phạm do Nguyễn Xuân ường cầm đầu hoạt động trên phạm vi tỉnh Thái Bình, do Công an tỉnh Thái Bình chủ động lập án, thu thập tài liệu và điều tra theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, đây là vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm nên lãnh đạo Bộ Công an (trực tiếp là Bộ trưởng và Thứ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) thường xuyên chỉ đạo, trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình để chỉ đạo quyết liệt công tác điều tra vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh TTXVN)
Theo ông Xô, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cũng rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo vụ án này. Hằng tuần, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, các vụ việc, vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1593) của tỉnh Thái Bình họp, nghe và cho ý kiến chỉ đạo.
Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách công tác Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã trực tiếp chỉ đạo chuyên án và các vụ án liên quan đến ường – Dương.
“Vụ án ường – Dương có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, thống nhất của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình”, Người phát ngôn Bộ Công an nói.
Trách nhiệm của lực lượng công an là phải triệt xóa bằng được, triệt xóa bằng hết các băng nhóm tội phạm.
Bộ trưởng Tô Lâm
Về việc dư luận thắc mắc tại sao băng nhóm Đường – Dương hoạt động trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý triệt để, ông Xô cho biết, hoạt động của ổ nhóm này được lực lượng công an theo dõi, phát hiện và đấu tranh. Từ năm 2010 đến nay, lực lượng công an tỉnh Thái Bình đã xử lý 20 vụ, 15 đối tượng có mối quan hệ với Nguyễn Xuân ường (có đối tượng bị xử lý nhiều lần).
Tuy nhiên, thủ đoạn hoạt động của ường rất tinh vi, phần lớn vụ việc, ường không ra mặt mà chỉ đạo đàn em thực hiện nên việc xử lý ường rất khó khăn, nhất là trong việc thu thập chứng cứ chứng minh liên quan của Nguyễn Xuân ường.
Video đang HOT
Tháng 1/2020, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình chủ động chỉ đạo xác lập chuyên án hình sự để đấu tranh với ổ nhóm này. Kết quả đến nay đã phục hồi điều tra 1 vụ án, khởi tố mới 3 vụ án và khởi tố 13 bị can, trong đó có vợ chồng ường – Dương.
“Như vậy, mặc dù Công an tỉnh Thái Bình đã chủ động phát hiện và triệt phá ổ nhóm tội phạm ường – Dương, nhưng việc để ổ nhóm này hoạt động trong thời gian dài ở địa phương, ngoài những khó khăn khách quan nêu trên và vai trò của hệ thống chính trị, có trách nhiệm về mặt công tác nghiệp vụ phòng, chống tội phạm của Công an tỉnh Thái Bình”, Chánh Văn phòng Bộ Công an nhận định.
Cũng theo ông Tô Ân Xô, Bộ Công an đã chỉ đạo các Cục nghiệp vụ kiểm tra lại công tác nghiệp vụ đấu tranh với băng nhóm ường – Dương; đồng thời thẩm định lại một số vụ án liên quan ường – Dương trước đây điều tra chưa triệt để (như vụ cố ý gây thương tích tại Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình năm 2014; vụ việc anh Nguyễn Văn Hà tố cáo Nguyễn Xuân ường có hành vi chiếm, đập phá tài sản của Công ty Lâm Quyết…).
Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 1593 của tỉnh Thái Bình cũng chỉ đạo tập trung điều tra, xác minh làm rõ để sớm có kết luận có hay không và đó là tổ chức, cá nhân nào đã bao che hoặc bảo kê, “chống lưng” cho vợ chồng ường – Dương hoạt động vi phạm pháp luật.
Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, Bộ Công an cũng đã báo cáo Thủ tướng và Thường trực Ban Bí thư về kết quả điều tra ban đầu vụ án. Việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc xử lý trách nhiệm sẽ được thực hiện sau khi có kết quả điều tra các vụ án và kết luận của các cơ quan chuyên môn của Bộ Công an và tỉnh Thái Bình.
“Kinh nghiệm đấu tranh với các băng nhóm tội phạm núp bóng doanh nghiệp hoạt động theo kiểu “xã hội đen” mà lực lượng công an đã rút ra trong những năm qua là: Phải chủ động phát hiện, làm tan rã băng nhóm “ngay từ trong trứng” không để hoạt động phức tạp rồi mới triệt phá.
Bộ trưởng Công an đã chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 75: “Nơi nào còn băng nhóm tội phạm thì lực lượng công an ở nơi đó không hoàn thành nhiệm vụ. Trách nhiệm của lực lượng công an là phải triệt xóa bằng được, triệt xóa bằng hết các băng nhóm tội phạm”; đồng thời phải chú ý làm tốt công tác xây dựng lực lượng, làm trong sạch đội ngũ, xử lý nghiêm các trường hợp bảo kê, “chống lưng” cho tội phạm”, ông Xô nói.
Nói về hiệu quả của việc thay đổi vị trí Giám đốc Công an tỉnh trong công tác phòng chống tội phạm ở các địa phương thời gian qua, Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, về cơ bản, các cán bộ được bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh đều là cán bộ được lựa chọn, có phẩm chất và năng lực tốt, bước đầu đều đã phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Nhiều người có dấu ấn nổi bật trong quyết liệt chỉ đạo giải quyết các vụ việc nổi cộm, bức xúc tại địa phương như ở: Thanh Hóa, ồng Nai, ắk Lắk, Thái Bình…
Tuy nhiên, bên cạnh dấu ấn cá nhân thì vai trò của tập thể là rất quan trọng. Các chuyên án, vụ án lớn được điều tra khám phá là công sức của tập thể cán bộ, chiến sĩ với tinh thần không quản ngại hy sinh, sắc bén về nghiệp vụ, kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm.
Vì vậy, bài học lớn nhất về công tác cán bộ là bố trí đúng người đứng đầu và đoàn kết phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, tâm huyết, trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hàng loạt thảm án vì người sử dụng ma túy
Các thống kê cho thấy lượng ma túy đổ vào Việt Nam ngày càng khủng khiếp và số người nghiện, người sử dụng gia tăng nhưng quản lý chưa hiệu quả.
LTS: Kể từ năm 2009, khi Bộ luật Hình sự không xem hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm thì người sử dụng chất này ngày càng tăng nhưng chưa có cơ chế để quản lý họ hiệu quả. Điều này gây nhiều hệ lụy về an ninh trật tự và các hệ quả xấu khác do những người sử dụng ma túy gây ra.
Bộ Công an đang xây dựng dự thảo luật phòng, chống ma túy (sửa đổi), trong đó chú trọng việc quản lý người nghiện, người sử dụng ma túy và xem xét bỏ biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng...
Bộ Công an đang xây dựng dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Theo cơ quan này, một trong những sự cần thiết phải ban hành luật mới là do tình hình sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam ngày càng phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ma túy thu giữ tính bằng tấn!
"Trung bình trong năm năm gần đây, cả nước phát hiện khoảng 20.000 vụ với trên 30.000 người, số lượng ma túy thu giữ được tính bằng tấn" - Bộ Công an cho hay.
Theo Bộ Công an, tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, manh động, tự trang bị vũ khí nóng để chống trả lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ. Chúng hình thành các toán, nhóm vũ trang vận chuyển ma túy từ bên kia biên giới vào trong nội địa, câu kết chặt chẽ với người nước ngoài càng tạo ra sự phức tạp.
Một vấn đề khác nổi lên là vấn đề quản lý tiền chất phức tạp, khó kiểm soát trong các khâu xuất nhập khẩu, lưu thông, sử dụng và tồn trữ. Một số doanh nghiệp thường xuyên xin cấp phép nhập khẩu tiền chất với số lượng lớn so với nhu cầu thực nhưng nhập khẩu ít hơn so với số lượng xin cấp phép. Vì thế làm cho việc thống kê, báo cáo không sát với thực tế, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài việc các băng nhóm đưa ma túy từ nước ngoài vào thì trong nước nhiều người tổ chức sản xuất ma túy càng làm cho tình hình thêm phức tạp.
Ngày 11-5-2019, lực lượng chức năng ập vào kho hàng ở Bình Chánh, TP.HCM bắt giữ 500 kg ma túy kentamin, trị giá khoảng 500 tỉ đồng. Ảnh: HT
Hiểm họa mang tên "ngáo đá"
Theo Bộ Công an, tính đến tháng 12-2019, Việt Nam có hơn 235.000 người nghiện có hồ sơ quản lý (tăng 160% so với năm 2009). Trong khi đó, công tác cai nghiện hiệu quả chưa cao, tỉ lệ tái nghiện nhiều.
Số người sử dụng trái phép chất ma túy có xu hướng gia tăng, nhất là từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có hiệu lực, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị xử lý hình sự.
Trong tương tác tội phạm, tệ nạn ma túy và tình hình an ninh trật tự... thì thành tố người nghiện là thành tố trung tâm, chủ lực và nguy hiểm nhất... Năm 2008 và 2013 có tỉ lệ phạm pháp hình sự trên địa bàn TP cao nhất và khi soi lại nguyên nhân thì thấy rằng đây là lúc Nghị quyết 16/2008 về quản lý sau cai nghiện và Luật Xử lý vi phạm hành chính gây tồn đọng, số người nghiện trong cộng đồng không đưa đi cai được thì phạm pháp hình sự ngay lập tức gia tăng.
Thiếu tướng PHAN ANH MINH , cựu phó giám đốc, thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, phát biểu ngày 4-10-2019
Năm 2018, Việt Nam có gần 50.000 người sử dụng trái phép chất ma túy đang ở cộng đồng (gấp đôi so với năm 2008). Sự bùng nổ của các loại hình kinh doanh có điều kiện như vũ trường, quán bar, nhà hàng... là một trong các nguyên nhân dẫn tới hệ quả này.
Cũng theo Bộ Công an, nhiều trường hợp sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp dẫn tới "ngáo đá", dù mới chỉ sử dụng lần đầu nhưng đã gây ra nguy hiểm cho chính bản thân và xã hội. Thống kê cho thấy có tới 15,36% số người sử dụng trái phép chất ma túy vi phạm pháp luật, 1,46% gây bất ổn an ninh trật tự và 7,57% đang chấp hành án.
Nghiêm trọng nhất là việc người sử dụng ma túy tổng hợp gây ra các vụ thảm án, tai nạn thảm khốc làm hoang mang trong dân.
Theo Bộ Công an, dù thấy được tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả sẽ gây ra cho xã hội nhưng công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy chưa được quan tâm đúng mực.
Do vậy, cùng với việc quản lý người nghiện thì cần phải có cơ chế để quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, từ đó phòng ngừa, ngăn chặn hậu quả của việc sử dụng trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội.
Thảm án vì ma túy
Ngày 10-2-2019, sau khi sử dụng ma túy cùng bạn tại quán karaoke, Trương Mạnh Tuấn (một phó phòng của chi nhánh ngân hàng ở Nghệ An) đã cầm dao giết chết cha ruột, chém trọng thương mẹ và em gái đang mang thai. Gây án xong, Tuấn cầm dao bỏ chạy trong tinh thần hoảng loạn, tự sát nhưng bất thành.
Ngày 2-5-2019, sau khi sử dụng ma túy đá, Trương Tín (29 tuổi, trú tại TP.HCM) sát hại bà ngoại, mẹ và dì của mình. Gây án xong, Tín thản nhiên đi uống cà phê với bạn cho đến khi bị công an bắt giữ.
Ngày 26-12-2019, sau khi sử dụng ma túy, Hoàng Văn Chín (trú tại Định Hóa, Thái Nguyên) sát hại vợ và bốn người khác...
Số vụ, số người bị bắt, số lượng ma túy đều tăng
Theo thống kê năm 2008, toàn quốc phát hiện, bắt giữ gần 13.000 vụ, hơn 20.000 người, thu giữ hơn 156 kg heroin, gần 19 kg thuốc phiện, hơn 44.000 viên ma túy tổng hợp.
Đến năm 2019 có gần 23.000 vụ (tăng 77%) bị phát hiện, hơn 35.000 người bị bắt giữ (tăng 73%), thu giữ gần 1.500 kg heroin (tăng 857%) và gần 1 triệu viên ma túy tổng hợp...
Cả gia đình sống bất an vì liên tục bị đe doạ ở TP Vinh: Không khởi tố vụ án hình sự? Vào cuộc điều tra, Công an TP Vinh đã quyết định không khởi tố vụ án, tuy nhiên ông Tấn không đồng tình, tiếp tục có đơn khiếu nại quyết định này. Không cấu thành tội phạm Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Minh Tấn (SN 1959, trú tại phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An) người suốt nhiều tháng qua đã...