Nổi mụn nước khắp người: Nguyên nhân và cách điều trị
Tình trạng nổi mụn nước khắp người rất dễ gây ra nhiễm trùng, và đây cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau.
Mụn nước là gì?
Mụn nước là một túi chất lỏng giữa các lớp biểu bì – lớp trên cùng của da. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nổi mụn nước là do ma sát, bỏng, nhiễm trùng, … Mục đích của chúng là bảo vệ các lớp bên dưới da khỏi bị nhiễm trùng, cho các mô thêm thời gian để chữa lành. Mụn nước chứa chất lỏng, thường là huyết thanh, huyết tương, máu hoặc mủ tuỳ vào nguyên nhân gây phồng rộp.
Mụn nước xuất hiện do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân nổi mụn nước khắp người
Có nhiều nguyên nhân gây ra nổi mụn nước, đặc biệt là nổi mụn nước khắp người. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Do ma sát
Mụn nước thường được hình thành do ma sát quá mức, thường do các hành động lặp đi lặp lại như chơi nhạc cụ, chạy bộ, … Do đó, các khu vực thường xuất hiện mụn nước là ở lòng bàn tay, bàn chân cũng như những nơi có điều kiện nóng, ẩm như trong giày.
Mụn nước do ma sát dễ dẫn đến tình trạng loét hoặc nhiễm trùng.
Do bỏng
Nổi mụn nước khắp người hoặc một phần do bỏng còn thể hiện cấp độ bỏng. Bỏng cấp độ 2 sẽ phồng rộp ngay lập tức, nhưng bỏng cấp độ 1 sẽ hình thành mụn nước một vài ngày sau tai nạn.
Trong mọi trường hợp nổi mụn nước do bỏng, các bong bóng nước đều đóng vai trò bảo vệ da khỏi tình trạng nhiễm trùng.
Da đôi khi có thể bị phồng rộp vì một số loại hóa chất. Điều này được gọi là viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc ảnh hưởng đến một số người khi tiếp xúc với những hoá chất sau đây:
- Mỹ phẩm
- Chất rửa tẩy
- Dung môi
- Niken sunfat (được sử dụng trong mạ điện)
- Balsam (của Peru, một loại gia vị)
- Côn trùng cắn
- Tác nhân chiến tranh hóa học
Video đang HOT
Nếu một mạch máu nhỏ gần bề mặt da bị vỡ, máu có thể rò rỉ vào khoảng trống giữa các lớp da, khiến vết giống mụn nước hình thành. Nhưng mụn này chứa đầy máu thay vì dịch như bình thường.
Nổi mụn nước khắp người xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Điều kiện y tế
Một số điều kiện y tế có thể gây nổi mụn nước khắp người, bao gồm:
- Thủy đậu: Phát ban tạo thành những mụn nước nhỏ, và cuối cùng là đóng vảy.
- Herpes: Các vết loét lạnh do virus herpes simplex tạo ra, đều là các mụn nước.
- Bệnh chốc lở: Chủ yếu gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, mụn nước có thể hình thành trên cánh tay, chân hoặc thân.
- Bệnh chàm da: Phồng rộp có thể xuất hiện cùng với một số triệu chứng da khác như nứt nẻ, đóng vảy và bong tróc.
- Dyshidrosis: Một tình trạng da đặc trưng bởi sự xuất hiện nhanh chóng và rõ ràng của nhiều mụn nước nhỏ.
- Pemphigoid Bullous: Một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến da và gây phồng rộp, điều này là phổ biến nhất ở bệnh nhân lớn tuổi.
- Pemphigus: Một nhóm bệnh tự miễn hiếm gặp, ảnh hưởng đến da và niêm mạc. Hệ thống miễn dịch tấn công một phân tử chất kết dính quan trọng trong da, tách lớp biểu bì ra khỏi phần còn lại của da.
- Viêm da herpetiformis: Tình trạng da phồng rộp mãn tính này không liên quan đến mụn rộp nhưng biểu hiện tương tự nhau.
- Hội chứng bức xạ da: Đây là những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với bức xạ.
- Epidermolysis bullosa: Đây là một bệnh di truyền của mô liên kết gây ra phồng rộp da và niêm mạc.
Điều trị nổi mụn nước khắp người
Hầu hết các loại mụn nước sẽ tự lành mà không cần can thiệp y tế. Khi da mới bắt đầu phát triển bên dưới vết phồng rộp, chất lỏng sẽ từ từ biến mất và da sẽ khô tự nhiên rồi bong lớp vẩy ra. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp với các nguyên nhân khác nhau thì bác sĩ có thể yêu cầu những phương pháp điều trị khác nhau, ví dụ như:
Sử dụng thuốc
- Thuốc chống dị ứng kháng histamin như loratadine hoặc chlopheniramin
- Thuốc bôi điều trị tại chỗ như Mentol 1% hoặc Phenergan Cream
Điều trị tại nhà
- Làm dịu da bằng khăn lạnh: Dùng một chiếc khăn mềm ngâm với nước đá, vắt nhẹ và đắp lên vùng da bị nổi mụn trong vòng 20-30 phút. Thực hiện 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Tắm hoặc ngâm nước ấm: Nước ấm có khả năng kích thích mạch máu lưu thông, khiến vết mụn se lại nhanh hơn và cải thiện cảm giác ngứa rát. Tuy nhiên, thời gian tắm hoặc ngâm mình không nên kéo dài quá 5 phút, và người bệnh có thể sử dụng tinh dầu có khả năng kháng khuẩn hoặc chống viêm để hiệu quả tốt hơn.
- Uống nước gừng tươi hoặc thoa nước gừng lên vết mụn: Do gừng có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm và kiểm soát tình trạng mụn. Cách thực hiện là giã nhỏ gừng tươi và lấy nước cốt pha với nước ấm để uống hoặc thoa lên vùng da bị mụn. Người bệnh nên thực hiện mỗi tuần 2-3 lần để đạt kết quả tối ưu.
Thay đổi phong cách sống
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Giữ mụn nước không vỡ, tự se và lành lại thay vì làm vỡ chúng.
- Hạn chế tối đa việc gãi hoặc ma sát vào vết mụn.
Hoàng Lan (Dịch từ Health Line)
Theo khampha
Thức ăn giúp bổ máu
Máu là một loại tổ chức thể lỏng, tràn đầy trong hệ thống mạch máu tim - não, nuôi dưỡng các cơ quan và tổ chức cơ thể. Thiếu máu có thể được điều trị với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Máu do huyết tương, huyết cầu, nước tạo thành. Huyết tương có 3 chức năng lớn là nuôi dưỡng, vận chuyển và miễn dịch. Huyết cầu bao gồm 3 loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chúng đều đến từ nguồn tế bào gốc trong tủy xương. Hồng cầu là một loại tế bào với số lượng nhiều nhất trong máu. Chủ yếu có chứa hemoglobin (protein sắt), theo đó làm cho máu mang màu đỏ. Bạch cầu là những "vệ sĩ" trong cơ thể, là quân chủ lực đề kháng với "kẻ ngoại xâm" (chẳng hạn vi khuẩn...).
Biểu hiện lâm sàng chính của thiếu máu: chóng mặt, mất sức, hồi hộp, thở ngắn, sắc mặt trắng nhạt; kèm có xuất huyết thì biểu hiện: xuất huyết dưới da, bầm tím, ra máu cam, ra máu chân răng, phụ nữ ra kinh quá kinh và phát sốt...
Những loại bệnh thiếu máu thường gặp?
Thiếu máu thường gặp gồm 2 loại lớn:
Thiếu máu do dinh dưỡng: do hấp thu chất dinh dưỡng nào đó không đủ mà gây ra thiếu máu. Chủ yếu gồm thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu hồng cầu to.
Thiếu máu do rối loạn chức phận tạo máu: do rối loạn tổ chức tạo máu trong tủy xương gây ra thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt là một loại thiếu máu thường gặp, hemoglobin và hồng cầu trong máu giảm, thuộc loại thiếu máu nhược sắc, thường gặp ở trẻ sơ sinh, thiếu nữ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai.
Triệu chứng gồm: hồi hộp, lo sợ, mất ngủ, sắc mặt trắng nhạt, da khô, lông tóc rơi rụng, móng phẳng...
Nguyên nhân chính là do thiếu sắt gây ra.
- Trong ăn uống không hấp thu.
- Mất máu quá nhiều, như: kinh nguyệt quá nhiều, trĩ ra máu...
- Rối loạn hấp thu sắt, như: viêm dạ dày mạn tính, phẫu thuật dạ dày...
Thiếu máu hồng cầu to là gì?
Thiếu máu hồng cầu to còn gọi là thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu nghiêm trọng hơn, sự suy giảm hồng cầu thấy rõ hơn so với sự suy giảm hemoglobin. Chủ yếu do thiếu vitamin B12 hoặc axít folic gây ra. Gặp nhiều ở trẻ nhỏ, phụ nữ thời kỳ mang thai và cho con bú.
Biểu hiện lâm sàng gồm: triệu chứng hồng cầu to tăng nhiều, hấp thu kém, tiêu chảy, viêm lưỡi, viêm thần kinh ngoại biên.
Thiếu máu do rối loạn chức phận tạo máu là gì?
Thiếu máu do rối loạn chức phận tạo máu do tế bào gốc tủy xương bị tổn thương, dẫn đến toàn bộ hay một phần chức năng tạo máu suy giảm, với triệu chứng chính là giảm toàn bộ tế bào máu. Biểu hiện lâm sàng là thiếu máu tiến triển, xuất huyết, bội nhiễm và giảm tế bào máu toàn bộ. Bệnh gặp nhiều ở người trẻ tuổi. Những nguyên nhân gây bệnh như sau:
Nhân tố hóa học: tiếp xúc benzen, kim loại nặng, sulfamide, kháng sinh (Chloramphenicol), thuốc an thần (Barbital)...
Nhân tố vật lý: tia phóng xạ như tia X, chất đồng vị phóng xạ...
Nhân tố khác: khối u ác tính, suy thận mạn tính, xơ gan...
Người bệnh thiếu máu do rối loạn chức phận tạo máu về mặt ăn uống cần chú ý tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng bản thân.
Có những nguyên tắc điều trị dinh dưỡng của bệnh thiếu máu?
Ăn uống giàu đạm: protein là nguyên liệu tạo ra hemoglobin, nên chú ý bổ sung từ bữa ăn, hàng ngày mỗi kilôgam cân nặng cần 1,5g protein. Có thể chọn dùng thức ăn chứa đạm tốt như: gan động vật, thịt nạc, trứng, sữa và chế phẩm đậu.
Tăng lượng cung cấp chất sắt: sắt là thành phần chính tạo ra hemoglobin. Ngoài số lượng ra, còn phải chú ý về chủng loại. Sắt trong thực phẩm động vật dễ hấp thu hơn, chẳng hạn như: thịt nạc, nội tạng (gan), lòng đỏ trứng... Sắt trong thực phẩm thực vật tỉ lệ hấp thu kém hơn. Người ta còn khuyến cáo dùng vật dụng nấu nướng bằng sắt sẽ có ích hơn.
Ngoài ra, cần giảm những nhân tố ảnh hưởng việc hấp thu sắt, ít dùng bó xôi và củ niễng... vì có chứa axít oxalic.
Tăng cung cấp vitamin C. Vitamin C có tác dụng thúc đẩy hấp thu sắt, có thể tăng tỉ lệ hấp thu gấp 5 -10 lần. Rau cải và trái cây tươi chứa nhiều vitamin C, khi cần thiết có thể bổ sung viên vitamin C.
Tăng cung cấp vitamin B12: nội tạng động vật (gan, cật), thịt nạc, đậu xị (đậu nành chế muối), đậu tương... đều là nguồn cung chính vitamin B12.
Tăng hấp thu axít folic: rau lá màu xanh là nguồn chính của axít folic, tương tự như vitamin C khi gặp nhiệt dễ bị phá hỏng, còn nên chú ý phương pháp chế biến, cố gắng giảm mất mát.
Sắp xếp bữa ăn cho người bệnh thiếu máu như thế nào?
Bữa ăn hàng ngày có thức ăn động vật và thức ăn thực vật bổ sung lẫn nhau
- Phối hợp "chay" và "mặn", dinh dưỡng hợp lý. Bữa ăn hàng ngày có chay có mặn, làm cho thức ăn động vật và thức ăn thực vật bổ sung lẫn nhau.
- Ăn nhiều rau cải và trái cây tươi, có chứa nhiều vitamin C, trái cây tốt nhất dùng sau bữa ăn, có ích cho việc hấp thu sắt.
- Ăn ít, chia nhiều bữa, cố gắng đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng, đối với người bệnh chán ăn càng nên như vậy.
Những thức ăn nào giúp bổ máu?
Thiếu máu thuộc phạm trù huyết hư trong Đông y. Điều trị với ích khí bổ huyết là chính. Thức ăn và thuốc có tác dụng bổ huyết gồm: long nhãn, gan heo, đại táo, nấm mèo đen (hắc mộc nhĩ), đương quy, a giao, địa hoàng, hà thủ ô, tang thầm...
LY.DS. BÀNG CẨM
Theo SK&ĐS
Những nguyên nhân gây phù nề bạn cần biết Phù nề là tình trạng các dịch thể như nước hay huyết tương tích tụ trong các khoang cơ thể hoặc các mô. Dưới đây là những nguyên nhân gây phù nề. Ngồi quá lâu: Ở một số người, ngồi quá lâu có thể gây phù nề khi đứng dậy hoặc thay đổi tư thế. Khi ngồi với hai chân đặt trên mặt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

70 bệnh nhân được phẫu thuật mắt miễn phí

Cập nhật chẩn đoán, điều trị các bệnh lý mạch máu não và đột quỵ

Hội chứng Eisenmenger và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lupus ban đỏ

Thận đang dần mất chức năng, khi ngủ có thể gặp 4 dấu hiệu

Căn bệnh hiểm khiến bé gái 14 tuổi bỗng la hét, tự cắn lưỡi và bóp cổ mình

Có thể chữa khỏi COPD không?

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

5 tư thế yoga giúp thông tắc động mạch

Hoại tử vô mạch dùng thuốc gì?

Bệnh giun rồng là gì?

Bệnh loạn sản sụn xương có cần chế độ ăn đặc biệt?
Có thể bạn quan tâm

Thanh niên đánh người sau va chạm giao thông vì sợ vợ mang bầu bị ảnh hưởng
Pháp luật
40 phút trước
Cuộc họp báo của Kim Soo Hyun là bước đi sai lầm?
Sao châu á
42 phút trước
Nga có mục tiêu lớn ở Lugansk, Ukraine liệu có rút lui?
Thế giới
42 phút trước
Tiểu thư nổi tiếng của Vbiz: Được ví như Hoa hậu nhí, gia đình thuộc dòng dõi quý tộc
Sao việt
47 phút trước
Mỹ nam lão hóa ngược đỉnh nhất Trung Quốc: 21 năm nhan sắc không đổi, Phạm Băng Băng cũng muốn lấy làm chồng
Hậu trường phim
51 phút trước
HIEUTHUHAI hát thế nào mà lại bị so sánh với nam ca sĩ thị phi Lương Bằng Quang?
Nhạc việt
54 phút trước
Thăm Mộc Châu mùa hoa ban khoe sắc
Du lịch
57 phút trước
Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM
Tin nổi bật
1 giờ trước
Ra mắt quá ấn tượng trên Steam, tựa game này vượt mặt luôn đối thủ "huyền thoại" trong ngày đầu
Mọt game
1 giờ trước
Quyền Linh tiếc nuối khi mẹ đơn thân từ chối hẹn hò, bật khóc nói lý do
Tv show
2 giờ trước