Nỗi lòng thiếu phụ bị xóa tên khỏi gia đình vì bỏ nhà đi theo ‘tiếng sét ái tình’
Thiếu phụ bị xóa tên khỏi hộ khẩu khi bỏ chồng con theo mối tình xa xứ. Hiện tại chị đã quay về nhưng lại băn khoăn về vấn đề hộ khẩu.
Người phụ nữ bỏ đi theo ‘tiếng sét ái tình’ (Ảnh minh họa)
Trong thời gian đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo, chị đã phụ bạc chồng con, tự ý ở lại nước ngoài để đi theo “tiếng sét ái tình”. Đến khi nước sở tại xảy ra loạn lạc, bị người tình bỏ rơi, chị đành trở về quê nhà. Dù trước đó chị đã bị xóa tên khỏi hộ khẩu nhưng khi chị trở về vẫn được chồng tha thứ, động viên đi làm thủ tục nhập khẩu lại. Nhưng cũng đúng thời điểm này, người tình của chị lại liên lạc, dùng những lời có cánh thuyết phục chị bay sang bên đó với anh ta. Trái tim dại khờ của chị lại rung động, chị dùng dằng không biết nên sang với người tình hay ở lại bù đắp cho chồng con sau những năm tháng lỗi lầm? Chị cũng không biết nếu ở lại thì có nhập lại hộ khẩu hay không và thủ tục ra sao nữa?
Cuộc tình xa xứ
Sáu năm trước, chị Nguyễn Mai Lan (34 tuổi, trú tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đã thuyết phục chồng mình là anh Vũ Ngọc Vinh (40 tuổi, cùng quê) đồng ý, vay vốn để làm thủ tục cho chị đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa Liên bang Nga. Ban đầu anh Vinh không đồng ý vì hai đứa con khi đó đều đang học tiểu học, rất cần bàn tay chăm sóc, dạy dỗ sớm hôm của người mẹ; hơn nữa anh Vinh cũng băn khoăn vợ chồng đang hương lửa mặn nồng, nay vợ đi xa, biết đâu lại có chuyện “xa mặt cách lòng”? Tuy nhiên, chị Lan vẫn quyết tâm đi để thoát nghèo, với hy vọng tương lai của gia đình và hai đứa con sẽ sáng tươi hơn. Dù không muốn nhưng sau khi nghe vợ thuyết phục, anh Vinh đã đồng ý chấp nhận.
Chị Lan vẫn quyết tâm đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ra nước ngoài, thời gian đầu chị đều đặn thư từ điện thoại, hàng tháng đều gửi tiền về cho chồng trả nợ và nuôi các con. Tâm trạng chị lúc nào cũng canh cánh nỗi nhớ nhung, mong sao sớm hết thời hạn 3 năm để được trở về với gia đình. Chị không thể ngờ rằng mình lại có thể làm điều bất nhẫn với chồng con đó là cặp bồ và chung sống cùng một thương nhân người Việt hơn chị gần chục tuổi, hiện vẫn sống độc thân tại Ukraine. Anh ta nói đã say chị ngay từ lần đầu gặp mặt và mong muốn chị sẽ làm “người tình trong mộng” của anh ta đến suốt đời. Người đàn bà đã có chồng con, một mình tha hương cầu thực xứ người, tối ngày sấp ngửa lo miếng cơm manh áo, thiếu thốn trăm bề bỗng dưng được nghe tiếng yêu đương nồng cháy thì không kiềm chế được lòng mình. Con tim chị loạn nhịp trước những món quà đắt tiền, những lời ngọt ngào tán tỉnh. Chị chấp nhận đi chơi cùng anh ta với suy nghĩ đơn giản rằng “một cuộc chơi vô hại, nào có mất gì mà lại thêm bạn, bớt thù”. Ai ngờ, ngay lần hẹn hò đầu tiên, chị đã ngã vào vòng tay người ấy.
Sau “lần đầu” ấy, chị bị cuốn theo “tiếng sét ái tình”, nghe lời người tình sang Ukraine chung sống với anh ta. Một phần mặc cảm vì đã phản bội chồng con, phần vì mải vui duyên mới nên chị quên bẵng tổ ấm nhỏ ở quê đang ngày đêm trông ngóng tin mình. Chị cắt đứt hoàn toàn liên lạc với chồng con, mặc dù qua mấy chị em làm cùng trước đây, chị biết chồng và các con vẫn đều đặn viết thư, sốt ruột lo lắng không hiểu vì sao mất liên lạc với chị? Hết hạn 3 năm, chị vẫn không về nước, chỉ duy nhất có một lần chị gọi điện về cho chồng nói lời xin lỗi chồng và nói chị quyết định ở lại nước ngoài và khuyên anh hãy đi tìm hạnh phúc mới.
Quay đầu liệu có là bờ?
Sống bên người mới, sau những đắm say chị luôn cảm thấy bất an vì thực chất mối quan hệ giữa hai người chỉ là “chồng hờ, vợ tạm”. Điều khiến chị đau khổ nhất là người tình của chị luôn song hành những mối quan hệ “ngoài luồng” khác nữa. Khi chị mang bầu và háo hức chờ đợi đứa con kết quả của tình yêu nhưng bị người tình ép phá thai vì không muốn ràng buộc chuyện con cái. Tuyệt vọng trong cuộc tình không lối thoát, chị như người trót đâm lao phải theo lao, luẩn quẩn không lối thoát. Giữa thời điểm này tình hình Ukraine xảy ra loạn lạc, người tình của chị sau một chuyến “đi công chuyện” thì bặt tin không trở về, để mình chị bơ vơ lạc lõng xứ người với cái thai không biết giải quyết ra sao. Chị gần như rơi vào trầm cảm, từng muốn tìm đến cái chết, chị nhận ra mình đã sai lầm ngay từ khi phản bội gia đình để chạy theo cuộc tình phù phiếm. Nhưng rồi nhờ sự động viên, che chở đùm bọc của những người Việt xa xứ, chị đã đủ tỉnh táo để bỏ giọt máu của kẻ bạc tình, quyếttâm làm lại từ đầu. Sau đó, nhờ những lời khuyên chân tình của bạn bè, chị đã quyết định trở về quê hương, sẽ làm lại từ đầu trước khi quá muộn.
Chị Lan rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan không biết sẽ xử trí ra sao, đi theo tiếng gọi trái tim hay nên ở lại với gia đình? (Ảnh minh họa)
Trở về, chị Lan bàng hoàng khi biết trong thời gian chị tự ý ở lại nước ngoài để đi theo “tiếng sét ái tình”, gia đình chồng chị quá uất ức nên đã làm thủ tục xóa tên chị khỏi sổ hộ khẩu. Mừng cho chị là dù đã phản bội chồng, nhưng khi chị trở về thì ngườichồng vẫn rộng lòng tha thứ, cho chị cơ hội quay về đoàn tụ gia đình để các con có một tổ ấm nguyên lành. Nhưng đúng lúc này thì “người tình trong mộng” bỗng liên lạc, nói lời xin lỗi và tha thiết mong chị ra nước ngoài tiếp tục chung sống với anh ta. Chị Lan rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan không biết sẽ xử trí ra sao, đi theo tiếng gọi trái tim hay nên ở lại với gia đình?
Luật sư, chuyên gia tâm lý Trần Thị Minh Hương (Hà Nội) tư vấn: Xin chia sẻ với chị Nguyễn Mai Lan về những tâm tư sau cơn bão tố cuộc đời. Luật sư nghĩ rằng tâm trạng của chị cũng như những người đàn bà khờ dại, lụy tình thường chỉ nhớ những gì ngọt ngào trong quá khứ mà quên đi những cay đắng lọc lừa. Luật sư khuyên chị hãy tỉnh táo để nhận ra rằng hạnh phúc của chị là tổ ấm hiện tại, phải vượt qua bao khó khăn đau khổ chị mới lại có được ngày hôm nay. Giờ đây nếu thêm một lần đổ vỡ, rất có thể chẳng bao giờ chị còn cơ hội để làm lại nữa. Bây giờ không chỉ một mình chị bị tổn thương, đau đớn mà kéo theo cả gia đình chồng con cũng bị khổ lụy. Theo luật sư, chị hãy nhớ vết thương xưa lúc bị phản bội đau đớn đến thế nào, đừng đi vào vết xe đổ. Chị có thể bỏ qua, tha thứ cho người ấy nhưng hãy nhắc mình đừng bao giờ quên để không lặp lại sai lầm. Điều mà chị băn khoăn về việc mình đã bị xóa tên khỏi hộ khẩu gia đình, giờ có được nhập lại hộ khẩu về gia đình hay không, luật sư cho rằng không đáng lo vì pháp luật về hộ khẩu, về cư trú quy định trình tự, thủ tục rất rõ ràng, thông thoáng, đơn giản. Nay chị muốn đăng ký thường trú về Việt Nam thì hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: – Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; – Bản khai nhân khẩu; – Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 107/2007/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 của Chính phủ. – Hộ chiếu Việt Nam có dấu kiểm chứng nhập cảnh của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. Trường hợp chị đăng ký thường trú vào địa chỉ khác (không phải địa chỉ đăng ký thường trú trước đây) thì cần phải có xác nhận việc trước đây chị đã đăng ký thường trú tại địa chỉ cũ (hồ sơ gồm: phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu và Giấy tờ tài liệu chứng minh công dân trước đây có hộ khẩu thường trú). Trường hợp chị chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký thường trú, ngoài hồ sơ nêu trên thì phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Cư trú. Muốn tìm hiểu vấn đề cụ thể hơn, chị nên đến công an quận, huyện nơi xin đăng ký thường trú để được hướng dẫn chi tiết.
Theo Xahoi
Ở trọ nhà mình
Dù đã có nhiều ý kiến, thậm chí của cả đại biểu Quốc hội, đề xuất bỏ cách quản lý bằng hộ khẩu nhưng chuyện đâu vẫn y đó.
Người dân đến hỏi về thủ tục hành chính tại Công an Q.8 - Ảnh: Lê Quang
Siết hộ khẩu
Một tuần sau khi luật Cư trú có hiệu lực (từ 1.1.2014), chúng tôi có mặt ở Công an Q.Tân Phú (TP.HCM) thì gặp anh Tấn Hùng thất thểu bước ra, mặt không mấy vui. Anh Hùng than: "Tôi làm việc ở TP.HCM đã mười mấy năm, mua nhà riêng đã chục năm, bị vướng quy hoạch nên không thể làm được chủ quyền nhà. Năm trước thành phố mới bỏ quy hoạch treo. Sau khi có chủ quyền nhà, tôi lên đây xin nhập hộ khẩu thì được giải thích phải về làm sổ KT3, tạm trú 1 năm tại căn nhà của tôi thì mới đủ điều kiện. Bữa nay đủ thời hạn, lên làm thì lại được giải thích đã có luật mới, chờ thêm một năm nữa...".
Quy định phải tạm trú 2 năm vừa làm khó người dân vừa bất hợp lý, vì như thế họ phải tạm trú trên chính ngôi nhà của mình. Quy định này chỉ hạn chế nhập khẩu chứ không hạn chế được nhập cư
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch(Đoàn luật sư TP.HCM)
Theo luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) khoản 1, điều 20 luật Cư trú, từ 1.1.2014, để được nhập hộ khẩu vào các thành phố trực thuộc trung ương thì phải "có chỗ ở hợp pháp; nếu nhập hộ khẩu vào thị xã, huyện thì phải tạm trú ít nhất 1 năm tại thành phố đó và 2 năm đối với trường hợp nhập hộ khẩu vào quận". Tức thời hạn tạm trú liên tục tăng lên 2 năm (ở nội thành) thay vì trước đây chỉ có 1 năm.
Tương tự ngày 14.2, tại Công an Q.8 (TP.HCM), chúng tôi gặp anh Quang vừa bị từ chối nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu vì chưa đủ điều kiện. Anh Quang cho biết mình mua nhà có chủ quyền từ năm 2010. Sang năm, con gái anh vào lớp 1 nên đi hỏi thủ tục nhập hộ khẩu nhưng bị "vướng" thủ tục xác nhận tạm trú liên tục 2 năm tại căn nhà trên.
Nguyên nhân, khi về sống tại Q.8, anh ra phường trình báo thì được anh cảnh sát khu vực (cũ) hướng dẫn kê khai và cấp Sổ khai báo tạm trú, tạm vắng có thời hạn 6 tháng. Sau đó gia hạn, cảnh sát khu vực không ghi thời hạn. "Trên quận bảo không cần KT3, không cần sổ khai báo tạm trú... chỉ cần công an phường xác nhận tôi đã tạm trú dài hạn, liên tục tại căn nhà này 2 năm là được. Nhưng anh cảnh sát khu vực (mới) nhất quyết không làm, anh này nói: "Sổ khai báo tạm trú, tạm vắng cho biết anh có lưu trú ở đây, chứ đâu có chứng minh anh cư trú ở đây liên tục. Với lại, tôi mới về phụ trách địa bàn không nắm được nên không thể xác nhận!". Anh cảnh sát khu vực hướng dẫn tôi nếu muốn nhập hộ khẩu, tôi phải đăng ký KT3 lại từ đầu".
Không chỉ siết bằng thời hạn tạm trú, đối với những trường hợp không có nhà (nhập theo dạng bảo lãnh) thủ tục còn nhiêu khê hơn, gồm: hợp đồng lao động không thời hạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hợp đồng bảo lãnh có công chứng bên cạnh diện tích tối thiểu là 8 m2/người. Anh Hạnh (ngụ Q.Tân Bình) cho biết: "Với điều kiện này, hộ khẩu chỉ là giấc mơ xa vời bởi làm công nhân thì lấy đâu ra hợp đồng không thời hạn. Công ty nợ bảo hiểm thì làm sao có xác nhận của Bảo hiểm xã hội được...".
Ở trọ trong nhà mình
Tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM năm 2013, ông Ngô Minh Châu (Phó giám đốc Công an TP.HCM) kiến nghị: "Đối với các trường hợp đã tạm trú liên tục từ một năm trở lên ở thành phố, có nhà ở do mình đứng tên sở hữu và ở tại đó thì giải quyết cư trú ngay (không bắt buộc phải tạm trú ở căn nhà mình đứng tên từ một năm trở lên)". Tuy nhiên, kiến nghị này chưa được xem xét thì luật mới lại "siết" hơn.
Luật sư Phạm Công Út đánh giá, luật Cư trú mới hạn chế người nhập hộ khẩu vào nội thành thành phố trực thuộc trung ương bằng rào cản thời hạn tạm trú kéo dài đã nhân đôi sự bất cập thay vì luật ban hành là để đảm bảo quyền lợi, tạo thuận lợi cho người dân. "Quy định này gây khó cho người dân khi họ có nhu cầu về thủ tục hành chính, gặp phải rào cản của luật pháp sẽ phát sinh chuyện lách luật, tạo kẽ hở cho nhũng nhiễu phát sinh", luật sư Út nói.
Đồng quan điểm này, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định: tăng thời hạn tạm trú chưa giải quyết được vấn đề người dân tập trung cư trú đông ở nội thành. Theo luật sư Trạch, quy định này không những chưa đáp ứng hết được công tác quản lý nhà nước về dân cư, nhất là khu vực nội thành của các thành phố lớn mà gây khó khăn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình. "Quy định phải tạm trú 2 năm vừa làm khó người dân vừa bất hợp lý, vì như thế họ phải tạm trú trên chính ngôi nhà của mình. Quy định này chỉ hạn chế nhập khẩu chứ không hạn chế được nhập cư", luật sư Trạch nói.
Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) đề xuất: "Tôi cho rằng cần sớm nghiên cứu sửa đổi căn bản luật theo hướng bỏ việc quản lý đi lại và cư trú của người dân bằng sổ hộ khẩu, mà nên dùng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn như, xây dựng phần mềm quản lý thường trú, tạm trú trên cơ sở CMND của công dân. Làm vậy, sẽ bớt được giấy tờ, giảm được bộ máy quản lý và xóa bỏ chuyện "hậu khổ" đang đè nặng lên nhiều người dân".
Theo TNO
Cô bé 14 tuổi 'dạt nhà' bị bạn xâm hại nhiều lần Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ - 2014, cô bé quen với Hoàng, sau đó cả hai bỏ nhà đi lang thang... Cô gái đã cùng Hoàng quan hệ nhiều lần. (Ảnh minh họa) Sáng 14/2, Công an huyện Phù Cát, Bình Định, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Viết Hoàng (19 tuổi, ở thôn Trung Lương, xã Cát...