Nỗi lòng người cha xin cho con về… chết
Đã mổ tim hơn 1 tháng, chỉ cần điều trị thêm mươi mười lăm ngày nữa là chàng trai đó có cơ hội sống. Nhưng đến lúc này, gia đình bệnh nhân đã kiệt quệ, không còn xoay sở được một đồng, một cắc bạc, cùng đường đành xin cho con về… để chết.
“Biết con về là chết. Nói lời xin con về, đau như ngàn mũi dao đâm vào tim, nhưng biết làm sao, đường cùng rồi”, người đàn ông có gương mặt khắc khổ nặng trĩu nỗi buồn khi nói về quyết định đớn đau của một người bố trước sự sống – chết của con mình.
Nhà nghèo, sau hơn 20 năm mới được mổ
Chàng trai dân tộc Nùng có tên Lý Văn Thanh (25 tuổi ở thông Khuôn Cay, xã Phúc Thuận, Phổ Yên, Thái Nguyên) đã mổ tim được hơn 1 tháng nhưng vẫn phải nằm trong phòng theo dõi đặc biệt và mới được bỏ thở máy.
Gương mặt đượm buồn, chàng trai trẻ cố ngăn giòng nước mắt khi biết vì nhà nghèo, bố đành xin bệnh viện cho con về…
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch (BV Việt Đức) cho biết, bệnh nhân may mắn thoát chết nhờ được đưa đến khoa Tim mạch (BV Việt Đức) cấp cứu kịp thời khi liên tục xuất hiện nhiều cơn khó thở, ngất liên tục.
Hôm đó, 24/9, Thanh xuất hiện nhiều cơn ngất, khó thở nhiều và được đưa đi cấp cứu tại BV Thái Nguyên rồi chuyển ngay lên BV Việt Đức cấp cứu vì tình trạng bệnh quá nặng. Ngay khi được chuyển đến BV Việt Đức hôm 24/9, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân.
Bệnh nhân này nếu không được hồi sức cấp cứu và mổ kịp thời chắc chắn sẽ tử vong bởi bệnh nhân bị tim bẩm sinh từ nhỏ, gây hẹp khít đường ra của thất phải, động mạch chủ hở khiến máu không thể bơm được đi toàn bộ hệ thống cơ thể. Không được mổ ngay, bệnh nhân sẽ chết. “Quả tim như một cái máy bơm vậy, nhưng lúc này máy bơm đã hỏng, không bơm máu đi nuôi cơ thể, bệnh nhân sẽ chết nếu không được sửa chữa quả tim lỗi đó”, TS Ước nói.
“Khi chúng tôi hỏi, sao để con bị nặng vậy mới đưa đi viện, trong khi bệnh này phải mổ ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt thì mới biết, gia cảnh bệnh nhân quá nghèo, không có tiền nên gia đình cứ lần lữa chuyện đi chữa bệnh cho con”, điều dưỡng trưởng khoa Tim mạch Nguyễn Xuân Vinh cho biết.
Trước tình cảnh nguy kịch, bệnh nhân đã được hồi sức tích cực và được phẫu thuật huật, sửa toàn bộ quả tim và thay van tim. “Sau hơn một tháng, bệnh nhân dần ổn định thì bố bệnh nhân lại xin con về. Khi nghe ông bố trình bày, chúng tôi cũng biết gia cảnh quá khó khăn, không thể chạy vạy được thêm đồng bạc nào, đến đường cùng rồi họ mới phải làm thế, chúng tôi đã cố thuyết phục. Người bố đã rơi nước mắt khi xin con về, vì biết con về sẽ chết. Trong khi đó chỉ nằm điều trị thêm khoảng 2 tuần nữa, bệnh nhân sẽ được xuất viện, khỏe khoắn. Còn xin về giờ này, đồng nghĩa với cái chết là chắc chắn. Chúng tôi không đành lòng, vì những giai đoạn khó khăn nhất đã qua, những lúc tưởng bệnh nhân cận kề cái chết cũng đã qua khỏi… “, điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh nói.
Ngập ngừng khi hỏi về quyết định xin con về có tàn nhẫn quá không khi chính mình sẽ cắt đứt sự sống của con, anh Lý Văn Thịnh (47 tuổi, bố của bệnh nhân Thanh) mãi mới nói lên lời: “Đường cùng rồi bác sĩ ạ. Vay tiền nặng lãi, giờ người ta cũng không cho vay thêm. Trong nhà không còn một đồng bạc, biết lấy gì lo cho con…”.
50 triệu và một mạng người
Gương mặt khắc khổ, anh Thịnh kể: “Từ nhỏ thằng con đầu Lý Văn Thành đã ốm đau, rặt rẹo và gia đình đều biết nó bị tim bẩm sinh nhưng không có tiền đi mổ. Trước đây, thấy nó yếu mỗi năm còn cố dành dụm cho nó mua cái thẻ BHYT. Nhưng năm ngoái, thẻ vừa hết hạn thì lại thấy con khỏe khỏe, nhà cũng chẳng còn đồng bạc nào nên không mua thẻ BHYT cho con. Giờ thì nó nhập viện mà không có thẻ, đã phải đóng 90 triệu viện phí…”
Cùng đường, người cha mới đành phải xin cho con về, dù biết về nhà con sẽ chết.
Nhà có 3 dứa con (Thành là con đầu), chỉ có 3 xào ruộng nên anh Thịnh vẫn thường xuyên phải đi làm phụ hồ mà vẫn đói ăn. “Khi con nhập viện Việt Đức, số tiền phải đóng đã tới 90 triệu. Toàn bộ số tiền này đều phải vay lãi 5% một tháng. Không vay được ngân hàng vì họ nói nhà nghèo quá, tài sản thế chấp không đủ vay số tiền lớn thế. Trong khi đó, anh em, họ hàng thì ai cũng nghèo khó đành liều vay nặng lãi. Hôm rồi đến tháng, họ đòi tiễn lãi chưa có trả, giờ vay thêm không được, không biết lấy gì để lo cho con mới đành phải xin con về. Chứ làm cha, làm mẹ ai nỡ lòng nào không cứu chữa cho con, nhưng cùng đường rồi…”, anh Thịnh buồn rầu nói.
Điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh cho biết, khi người nhà bệnh nhân xin con về, các bác sĩ động viên mãi, rằng giai đoạn khó khăn nhất đã qua, giờ chỉ khoảng 50 triệu nữa là con khỏe. Các bác sĩ cũng hứa kêu gọi hộ thì gia đình mới cho bệnh nhân ở lại… Người bố hiện tại, mỗi ngày chỉ dám ăn 25 – 30 ngàn, không dám ngủ trọ vì tốn tiền, vất vưởng trong sân bệnh viện.
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, trưởng khoa Tim mạch (BV Việt Đức) cho biết: “Giai đoạn nguy hiểm, khó khăn, tốn kém nhất của bệnh nhân đã qua. Giờ chỉ là giai đoạn điều trị hậu phẫu ổn định là bệnh nhân sẽ sống khỏe. Với chi phí cũng chỉ còn khoảng 50 triệu đồng. Chúng tôi cũng đã hứa với gia đình cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng. Khoa cũng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh. Mong sao những tấm lòng nhân ái từ cộng đồng hỗ trợ chàng trai này chi phí điều trị, bởi con đường đến sự sống của bệnh nhân đã rất gần, rõ mười mươi. Nhưng nếu dừng lại ngay lúc này, bệnh nhân sẽ chết”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 791: Bệnh nhân Lý Văn Thanh, đang nằm điều trị tại khoa Tim mạch (BV Việt Đức, Hà Nội.
Anh Lý Văn Thịnh (bố bệnh nhân) ở thôn Khuôn Cay, xã Phúc Thuận, Phổ Yên, Thái Nguyên hoặc tại BV Việt Đức.
Video đang HOT
ĐT: 01667.843.811
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cha mất, mẹ bỏ đi, bé 15 tuổi gánh gồng nuôi 2 em ăn học
Tâm hồn trẻ thơ vốn nhạy cảm và khao khát được yêu thương, nhưng từ nhỏ ba anh em Vương, Huy, Lên đã thiếu tiếng ầu ơ của mẹ, không nhận được cái nhìn nghiêm nghị của cha... Thế nhưng ba anh em vẫn bảo ban nhau sống và học hành,...
Gánh trách nhiệm "trụ cột gia đình" ở tuổi 15
Người ta thường nói: "Mồ côi cha ăn cơm với cá Mồ côi má lót lá mà nằm", câu nói này chưa hẳn đúng với hoàn cảnh của 3 anh em mồ côi: Ngô Văn Vương (1997), Ngô Văn Lên (1999) và em Ngô Văn Huy (2002) nhà ở ấp Thuận, xã Dưỡng Điềm, Châu Thành, Tiền Giang. Cha mẹ chia tay nhau, mẹ bỏ ba anh em đi biệt tích mà chẳng một lần về thăm. Cha của em là anh Ngô Văn Quỡn làm thuê, làm mướn để nuôi 3 đứa con thơ. Năm 2007, sau một cơn bạo bệnh, anh Quỡn qua đời, để lại 3 đứa con thơ dại, côi cút bơ vơ...
Lúc cha chết, cậu bé Vương (anh cả) chỉ mới 10 tuổi. Cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới thế mà Vương phải thay cha, mẹ gánh lấy trách nhiệm "trụ cột trong gia đình" nên học hết lớp 5, Vương nghỉ học, đi bán vé số nuôi hai em mình ăn học. Cứ thế, mỗi ngày Vương lãnh 100 tờ vé số đi bán, nhưng buổi sáng Vương tranh thủ bán đến 10 giờ rồi chạy về nấu cơm để sẵn cho em Lên, Huy về ăn. Vương lại tiếp tục đi bán vé số cho đến chiều tối.
Nhiều lần Vương dành dụm tiền để mua chiếc xe đạp mới cho hai em đi học "nhưng lực bất tòng tâm"
Anh Ngô Văn Ngon - bác ruột của anh em Vương cho biết: "Khi cha các cháu mất, vợ chồng tôi cũng định đưa các cháu về nhà chăm sóc, nhưng các cháu không đồng ý vì hai nhà gần bên nên các cháu nói ở đây cũng như ở nhà Bác. Bởi thế, vợ chồng tôi chỉ đến bảo ban và chỉ dạy cho Vương cách chăm sóc các em. Có lon gạo, con cá thì mình mang qua cho tụi nó rồi phải đi làm thuê kiếm sống, chứ nghỉ làm một ngày là thiếu gạo ăn một ngày!
Sống trong cảnh mồ côi, ba anh em của Vương chẳng khác nào như những "dây đờn đứt dây chông chênh giữa cuộc đời"...Thế nhưng, vượt qua cảnh nghèo khó, ba anh em vẫn cố gắng phấn đấu "vì một ngày mai tươi sáng". Thương anh hai vất vả sớm hôm bé Lên và bé Huy rất chăm học. Hiện tại, bé Lên đang học lớp 6A9 trường THCS Dưỡng Điềm, bé Huy học lớp 4/3 trường Tiểu học Điềm Hy (Châu Thành), các em thường có được giấy khen là học sinh tiên tiến.
Vương cho biết: "Các em ngày một lớn, chi phí cho sinh hoạt ngày càng nhiều nên em phải ráng đi bán vé số nhiều hơn nữa mới đủ tiền lo cho các em. Nhưng hiện nay có nhiều người ra bán quá nên việc bán vé số của em cũng ế ẩm lắm. Chắc phải tìm một việc gì đó có thu nhập ổn định để lo cho các em".
Được biết, 2 em của Vương đi học được ngoài sự cố gắng của Vương cũng nhờ cái sổ hộ nghèo của cha để lại nên được miễn giảm tiền học phí. Riêng sách vở, quần áo thì các thầy cô, bà con trong xóm giúp đỡ hết, vì tiền lời bán vé số của Vương chỉ đủ đong gạo ăn hàng ngày, hôm nào bán khá thì mới giám mua ít thịt cho hai em ăn cho biết chứ không thể ăn no như người ta.
Chuyển nghề và đi học bổ túc ban đêm
Thấy việc bán vé số ế quá nên Vương dẫn hai em qua nhà hàng xóm xin học nghề đan giỏ gia công. Nhờ khéo tay, chăm chỉ nên sau 1 tháng miệt mài luyện đến nay cả ba anh em đều có thể tự đan một cái giỏ hoàn chỉnh. Hàng ngày, sau khi lo chuyện cơm nước xong, Vương đến chỗ đan giỏ để làm. Khi hết giờ học em Lên và Huy cũng đến cùng làm với anh hai. Cứ 3 ngày, 3 anh em đan được được một bộ gồm 3 giỏ, tiền công được trả là 15.000 đồng/ cái. Toàn bộ số tiền này, Vương trích ra 1 phần mua gạo, số còn lại để dành lo chuyện học hành cho Huy và Lên sau này.
Vương cho biết em đã đăng kí học lại lớp 7 hệ bổ túc vào ban đêm. Mặc dù ban ngày làm việc vất vả nhưng đêm đến, em không vắng một bữa học nào. Vương quyết tâm tốt nghiệp phổ thông, sau đó thi vào trường nghề, chọn học nghành điện để có việc làm ổn định lo cho các em ăn học, chứ nghề đan giỏ này chẳng biết có được bền lâu.
Ban ngày Vương cùng hai em đi đan giỏ, ban đêm Vương đi học bổ túc, quyết tâm thi đỗ tốt nghiệp THPT đi học nghề để lo cho hai em lâu dài
Ngây thơ, bé Huy nói: "Ai cũng bảo mẹ của con còn sống, sao con chẳng thấy mẹ về thăm, mẹ không thương tụi con đâu...!" Nghe các cháu kể mà chúng tôi cũng không cầm được nước mắt. Ước mơ của bé Lên là có một chiếc xe đạp để đi học vì chiếc xe của em đã quá cũ và bị hư hoài, có bữa xe tuột sên, em phải dẫn bộ về nhà đổ cả mồ hôi.
"Đã mấy lần, em dành dụm định mua chiếc xe mới cho mấy em, nhưng cứ đụng chuyện xài hoài, nhất là thời gian trước bé Huy phải nằm viện mổ, em đã vay mượn tiền của chủ đại lý vé số. Bác ấy không tính tiền lời, chỉ cho mượn không và con góp trả hàng ngày nên đâu có dư tiền mà mua xe đạp cho em". Em Vương cho biết.
Bé Lên ước mơ được đi học và trở thành thầy giáo, còn bé Huy thì trả lời chắc nịch rằng mình sau này sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người. Chẳng biết ước mở của 3 anh em mồ côi giàu nghị lực có thực hiện được mơ ước của mình được hay không khi chuyện "cơm áo gạo tiền" là gánh nặng quá sức đối với tuổi của các em!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 788: Em Ngô Văn Vương, ấp Thuận, xã Dưỡng Điềm, Châu Thành, Tiền Giang.
ĐT: 0982.945.494 (gặp cô Phương)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Đắng lòng mẹ góa phụ nuôi 3 con tật nguyền Chồng mất sớm, để lại cho bà 3 đứa con vô thức tật nguyền bẩm sinh chẳng nói chẳng rằng, lại lo cho một con trai đang theo học cao đẳng tại Huế, gia cảnh quá éo le mà hôm gặp chúng tôi hai hàng nước mắt của bà chảy ròng trên má. Bà Phạm Thị Vinh (49 tuổi), ở tại đội 2,...